Trang chủNewsThời sựChính phủ cho ý kiến đối với 2 dự án Luật, 2...

Chính phủ cho ý kiến đối với 2 dự án Luật, 2 đề nghị xây dựng luật


Chính phủ cho ý kiến đối với 2 dự án Luật, 2 đề nghị xây dựng luật- Ảnh 1.
Chính phủ cho ý kiến đối với 2 dự án Luật, 2 đề nghị xây dựng luật

Cần thiết xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Về Đề nghị xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan lập Đề nghị xây dựng Luật, trình Chính phủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu quả công tác phòng thủ dân sự, phòng ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; khắc phục những bất cập từ thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian vừa qua, đồng thời luật hóa các quy định hiện hành về tình trạng khẩn cấp.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến các bộ, ngành, ý kiến của các thành viên Chính phủ; rà soát các luật có liên quan, bảo đảm khả thi, không chồng chéo, trùng lắp; hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:

– Chính sách 1: Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng về khái niệm tình trạng khẩn cấp và tình trạng khẩn cấp trên không gian mạng, xác định rõ phạm vi điều chỉnh, mức độ, biện pháp, thời gian áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ; sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong tình trạng khẩn cấp; xây dựng cơ chế chính sách, thủ tục thực hiện phải nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo; phân quyền, phân cấp tối đa gắn với phân bổ nguồn lực và có cơ chế giám sát thực hiện; bảo đảm phân định rõ thẩm quyền quyết định, áp dụng biện pháp đặc biệt của các chủ thể trong tình trạng khẩn cấp theo tính chất, mức độ khác nhau, bảo đảm tính kịp thời, khả thi, phù hợp thực tiễn.

– Chính sách 2: Về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, rà soát kỹ các quy định của pháp luật hiện hành, lựa chọn nội dung hợp lý để quy định, bảo đảm phù hợp, khả thi, thống nhất với hệ thống pháp luật; đề xuất rõ các giải pháp để có tiêu chí, mức độ hỗ trợ, cứu trợ gắn với thẩm quyền quyết định của từng cấp độ.

– Chính sách 3: Về bổ sung các biện pháp áp dụng trong tình huống đã ban bố phòng thủ dân sự cấp độ 3 nhưng thảm họa, sự cố có diễn biến phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà chưa cần thiết ban bố tình trạng khẩn cấp: Không đề xuất chính sách này mà thống nhất thực hiện theo Luật Phòng thủ dân sự, Luật An ninh quốc gia và pháp luật có liên quan.

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp; giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10).

Dự án luật việc làm: Mở rộng đối tượng hỗ trợ vay vốn, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Để hoàn thiện dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục tổng kết, rà soát, đánh giá để bảo đảm nội dung dự án Luật có tính khả thi, xử lý triệt để những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về việc làm, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với pháp luật trong các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt cần bám sát các chủ trương, định hướng, chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực một cách linh hoạt, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, xu hướng phát triển trong nước và thế giới, nhất là trên môi trường mạng, công nghệ cao, thích ứng với tốc độ già hoá dân số của Việt Nam.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần tổ chức hiệu quả hoạt động tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, các chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở cơ sở; đồng thời triển khai hoạt động truyền thông một cách phù hợp đối với các chính sách, nội dung mới, tác động tới số đông người lao động, doanh nghiệp… nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án Luật và tạo sự đồng thuận của xã hội, người dân, tổ chức, cơ quan có liên quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp của Luật.

Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên Chính phủ để quy định cho phù hợp, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý, tính khả thi của các quy định về đăng ký và quản lý lao động; hỗ trợ, tạo việc làm bền vững, thỏa đáng cho lao động không có quan hệ lao động; chính sách cho vay ưu đãi gắn với điều kiện, quy trình, thủ tục…; mở rộng đối tượng hỗ trợ vay vốn, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp…; mô hình Quỹ quốc gia về việc làm; quy định giới hạn thời gian làm việc của học sinh, sinh viên…

Nội dung dự thảo Luật phải bảo đảm phù hợp với các nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; bảo đảm phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý nhà nước; đơn giản, hiện đại hóa thủ tục hành chính; thúc đẩy việc chuyển đổi số; không tạo cơ chế xin – cho; phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực lao động, việc làm, nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu của thị trường lao động…

Bổ sung cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm trong nghiên cứu khoa học

Về Đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), Chính phủ thống nhất đổi tên Luật là Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện các chính sách tại Đề nghị xây dựng Luật. Trong đó, nghiên cứu, đánh giá kỹ việc thi hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, xác định rõ các quy định còn phù hợp để kế thừa; các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển hoạt động này trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm phù hợp với đặc điểm về chính trị và điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, tính khả thi của các chính sách mới.

Nội dung của Đề nghị xây dựng Luật phải thể hiện rõ nguyên tắc, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương về thẩm quyền cấp phép, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát… gắn với bảo đảm phân bổ nguồn lực, năng lực thực thi pháp luật cho các địa phương, cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ phiền hà, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, giảm bớt chi phí tuân thủ; nghiêm túc đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo quy định, đồng thời có phương án giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, nhằm bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trên thực tế và phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát các quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt là quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về thuế, về quản lý và sử dụng tài sản công, về quản lý và sử dụng các Quỹ về khoa học công nghệ, từ đó đề xuất cơ chế đặc thù, khơi thông về phương thức huy động, quản lý, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước; về cơ chế chấp nhận đầu tư rủi ro, xử lý trách nhiệm rủi ro; về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ nghiên cứu khoa học; về cơ chế hợp tác công tư trong nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ… khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện nay, thúc đẩy sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trường hợp có quy định đặc thù cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mà khác với quy định của pháp luật liên quan thì phải chỉ rõ đó là những quy định nào và đề xuất phương án xử lý tại Luật này hoặc tại các luật có liên quan.

Đồng thời, rà soát chính sách về phát triển nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, bổ sung cơ chế thu hút nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm trong nghiên cứu khoa học.

Khắc phục triệt để các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004

Về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Luật; giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.

Trong đó Bộ Công Thương lưu ý thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện lực, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ Nhân dân; khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004; phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm hình thành khung pháp lý đầy đủ, minh bạch, cụ thể để điều chỉnh hoạt động điện lực, yêu cầu phát triển điện lực hiện nay;

Hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực năm 2004; xác định rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, nguyên nhân của các bất cập, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật này; tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các cá nhân, tổ chức có liên quan để hoàn thiện các chính sách, quy định cụ thể của dự thảo Luật; đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách, nội dung quan trọng của dự thảo Luật nhằm tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật;

Tiếp tục rà soát, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của các luật có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Biển Việt Nam, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Thủy lợi… Trường hợp quy định các nội dung đặc thù về quy hoạch, cơ chế đầu tư, thủ tục đầu tư, phân cấp, phân quyền, thủ tục hành chính… khác với quy định của các luật hiện hành thì phải chỉ rõ đó là những quy định nào và đề xuất phương án xử lý tại Luật này hoặc các luật có liên quan. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thúc đẩy đầu tư, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn nhiên liệu phát thải thấp trong sản xuất điện; chính sách chung về nhà máy điện hạt nhân an toàn; quy định cụ thể các cấp độ và yếu tố của thị trường điện cạnh tranh, giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; các quy định đặc thù về quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đầu tư, xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp, điện gió ngoài khơi… phải dựa trên các cơ sở khoa học, hợp lý, có tính khả thi; chính sách của Nhà nước về đầu tư dự phòng chủ động điều tiết an toàn hệ thống điện; quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, phát, truyền tải, phân phối và sử dụng điện; xây dựng, quản lý, vận hành, chia sẻ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về điện lực…;

Hoàn thiện nội dung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt việc phát triển nguồn điện khuyến khích đầu tư từ tư nhân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng nhằm phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, chấm dứt tình trạng “xin – cho” trong quản lý hoạt động điện lực, quy hoạch, đầu tư các dự án điện lực;

Về công trình lưới điện trong danh mục quy hoạch có cấp điện áp từ 220kV trở xuống, đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên: quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (nếu có)… của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có lưới điện đi qua; trách nhiệm của chủ đầu tư phù hợp với địa giới hành chính của tỉnh; bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực và thống nhất vị trí kết nối tại ranh giới các tỉnh; nhiệm vụ, vai trò điều phối của cơ quan trung ương (nếu cần thiết);

Về chính sách đối với điện gió ngoài khơi: rà soát, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, môi trường biển, lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ; quy định về cơ chế đặc thù (sản lượng và thời hạn cam kết bao tiêu), phát triển điện gió ngoài khơi tại dự thảo Luật phải rõ trách nhiệm, thẩm quyền, bảo đảm nguyên tắc lập pháp của Quốc hội, giao Chính phủ quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ để chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài về phát triển điện gió ngoài khơi;

Về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với điện gió ngoài khơi: rà soát, bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Đầu tư và các luật khác có liên quan về đầu tư, kinh doanh có điều kiện; không quy định cụ thể tỷ lệ cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong dự án điện gió ngoài khơi, Luật quy định nguyên tắc chung, giao Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong từng thời kỳ;

Về chính sách đối với điện mặt trời mái nhà, điện gió quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, trụ sở cơ quan nhà nước, công trình công cộng: Không quy định trong Luật cơ chế bù trừ sản lượng điện dư phát lên hệ thống với sản lượng điện mua từ hệ thống nếu cơ chế này làm tăng áp lực lên hệ thống điện, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống điện hoặc tác động tiêu cực đến chính sách đầu tư phát triển các loại hình điện khác; nghiên cứu thêm giải pháp, phương án khác có ưu điểm hơn so với phương án bù trừ để quy định nguyên tắc trong dự thảo Luật, giao Chính phủ quy định chi tiết, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện hệ thống điện trong từng thời kỳ.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chinh-phu-cho-y-kien-doi-voi-2-du-an-luat-2-de-nghi-xay-dung-luat-378200.html

Cùng chủ đề

Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Chủ trì phiên họp có Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT...

dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Trên cơ sở ý kiến tham gia góp ý của cử tri và các cơ quan có liên quan về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, Đoàn ĐBQH Đắk Nông đã tổng hợp, chuyển tải nội dung góp ý của cử tri đến phiên thảo luận tại tổ về vào sáng 20/6 về dự án...

Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Bên cạnh góp phần củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý và sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở,...

Thông cáo báo chí số 18 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 19/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 18 (ngày họp đầu tiên Đợt 2) Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Buổi sángDưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội...

Cần nghiêm cấm tiết lộ dữ liệu tạo chữ ký số trong giao dịch điện tử

Quy định chặt chẽ hơn và phù hợp với các Luật liên quanThảo luận tại phiên họp, đại biểu Đỗ Văn Yên bày tỏ cơ bản thống nhất với bố cục dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và Báo cáo tiếp thu, giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Bên cạnh đó, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế xin - cho; không tạo môi trường dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.Cơ bản thống nhất với chương trình kỳ họp...

Công điện chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Nhiều gia đình ngành TN&MT Yên Bái bị thiệt hại nặng do ngập lụt

Đối với những gia đình bị ngập sâu chưa thể khắc phục, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Giám đốc Sở TN&MT đề nghị huy động cán bộ, đoàn Thanh niên của Sở cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường để các hộ sớm ổn định...

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang

Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Sri Lanka phát triển tốt đẹp. Vnews

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân các tỉnh phía Bắc. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng "đội quân công tác" thực hiện nhiệm vụ "chiến đấu trong thời bình", thể hiện vai trò nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa. Cụ thể, Quân...

Thủ tướng không hài lòng với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệm, không để xảy ra trì trệ, né tránh trách nhiệm, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể.”   Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối hôm qua (15/9), Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức sự kiện Tết Trung thu cho...

Mới nhất

Mặt trận Tổ quốc sẽ lập đoàn giám sát phân bổ tiền ủng hộ các địa phương

VOV.VN - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Hoàng Công Thủy cho biết, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, đảm bảo công...

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân các tỉnh phía Bắc. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng "đội quân công tác" thực hiện nhiệm vụ "chiến đấu trong thời bình", thể...

Mang trung thu đến sớm với thiếu nhi vùng lũ

NDO - Những ngày qua, cơn bão số 3 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền bắc nước ta. Trong đó, không ít thiếu niên, nhi đồng đã trở thành trẻ mồ côi, bị mất toàn bộ nhà cửa, sách vở, trường lớp ngập trong bùn đất... khiến việc học tập...

Điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Hà Giang

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hà Giang về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Công văn nêu rõ: Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra...

Mới nhất