Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTP Hồ Chí Minh tìm cách giải “bài toán” sĩ số

TP Hồ Chí Minh tìm cách giải “bài toán” sĩ số


anhbaitren(1).jpg
TPHCM tìm cách giảm sĩ số lớp mỗi năm học mới. Ảnh: Đ.Xá.

Tín hiệu tích cực

Ngành giáo dục TPHCM cho biết, trước khi năm học 2024 – 2025 bắt đầu, hàng chục trường tiểu học, THCS ở khu vực vùng ven như quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh… đã được đưa vào sử dụng. Cụ thể, tại quận Bình Tân có thêm 7 trường (gồm 5 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 1 trường THCS), với 204 phòng học mới; huyện Hóc Môn cũng vừa đưa vào hoạt động 1 trường tiểu học với công suất 20 phòng nhằm giảm áp lực cho các trường lân cận. Được biết, hầu hết các trường học vừa đưa vào sử dụng cho năm học mới này đều được xây dựng đúng theo chuẩn, hiện đại với phòng ốc, nhà để xe, sân trường, sân chơi, trang thiết bị dạy học, cây xanh… đạt chất lượng. Theo kế hoạch, tới năm 2025, để chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, TPHCM có kế hoạch đưa vào sử dụng thêm 4.500 phòng học mới ở nhiều địa phương.

Được biết, những năm gần đây, trước khi bước vào năm học mới, thành phố luôn khánh thành nhiều trường học nằm rải rác ở các địa phương để đáp ứng nhu cầu. Ngoài các trường công lập do ngân sách đầu tư xây dựng thì nhiều trường từ bậc mầm non tới THPT do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cũng được đưa vào hoạt động. Thậm chí như ở địa bàn quận 12 năm học này, số lượng phòng học ở đơn vị ngoài công lập đưa vào hoạt động còn nhiều hơn cả công lập. Việc kết hợp song song giữa nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá để tăng thêm trường, phòng học nhằm giảm áp lực sĩ số lớp là chính sách đang được ngành giáo dục TPHCM thực hiện nhiều năm qua. Mô hình các trường ngoài công lập ở TPHCM rất đa dạng, với mức học phí chỉ hơn 1 triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng mỗi tháng, giúp cho phụ huynh và học sinh (HS) có những lựa chọn thích hợp.

Bài toán dài hơi

Mặc dù đã có một số tín hiệu tích cực kể trên nhưng hiện nay nhiều trường, đặc biệt là bậc tiểu học ở TPHCM vẫn không đáp ứng được yêu cầu sĩ số 35 HS mỗi lớp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là việc gia tăng dân số cơ học, chủ yếu ở khu vực quận, huyện vùng ven khiến cho hạ tầng trường lớp thường không theo kịp. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, bình quân mỗi năm, ở thành phố tăng thêm khoảng 25.000 HS (tương đương hơn 700 phòng học). Ngoài ra, có 20% số HS trên địa bàn chưa có hộ khẩu thường trú. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc duy trì sĩ số lớp học, bởi nhóm học này có thể theo cha mẹ di chuyển chỗ ở từ quận huyện này sang quận huyện khác khiến cho việc kiểm soát, dự báo trước mỗi năm học mới gặp khó khăn. Dưới áp lực này khiến cho sĩ số lớp gia tăng, vượt chuẩn 35 HS ở một số trường.

Cụ thể, trên địa bàn quận Bình Tân, thống kê cho thấy năm học 2024 – 2025, quận sẽ đón gần 7.000 trẻ vào bậc mầm non, 10.000 HS vào bậc tiểu học (lớp 1), 10.500 HS vào lớp 6. Vì thế, dù đã khánh thành 7 trường học mới, nhưng sĩ số lớp vẫn vượt 35 HS (ở bậc tiểu học). Theo đó, sĩ số trung bình là 38 HS/lớp (có trường ít hơn, trường nhiều hơn). Dù chưa đạt chuẩn nhưng con số 38 HS cũng giảm đáng kể so với năm học trước (trung bình là 42,2 em/lớp). Tại quận Gò Vấp, sĩ số trung bình ở bậc tiểu học đang là 41,8 em/lớp, cao hơn mức chuẩn là gần 7 em mỗi lớp… Được biết, hầu hết áp lực về sĩ số lớp ở TPHCM tới từ bậc tiểu học, nơi có số lượng HS đông đảo nhất. Ở các bậc sau THCS hay THPT, áp lực này giảm rất nhiều và gần như không còn là nỗi lo của ngành giáo dục.

Với đặc thù là đô thị hiện đại, mức độ gia tăng dân số cơ học ở TPHCM luôn đứng top đầu cả nước. Vì vậy, việc xây dựng hạ tầng trường lớp thường phải mất một thời gian, có độ lùi nhất định để đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, sau khi xác định các khu vực (phường, xã, thị trấn) nào đó có mức tăng dân số lớn, nhu cầu học (bậc mầm non, tiểu học…) thì ngành giáo dục mới có phương án để xây dựng thêm cơ sở mới. Việc xây dựng này cũng phải mất từ 1 – 3 năm. Do không thể xây dựng mở rộng trường lớp trước khi có ghi nhận thực tiễn về gia tăng dân số nên việc xuất hiện tình trạng quá tải sĩ số ở các khu vực trên là điều khó tránh khỏi và thường xuyên diễn ra mỗi đầu năm học. Vì vậy, bài toán về sĩ số lớp luôn là bài toán dài hơi, phải có độ trễ nhất định so với thực tiễn.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tp-ho-chi-minh-tim-cach-giai-bai-toan-si-so-10287764.html

Cùng chủ đề

TPHCM: Triển khai có hiệu quả các mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2030

Đến tham dự có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2023-2024, toàn ngành có 2.295 cơ sở giáo dục gồm 1.357 cơ sở công lập và 938 cơ sở ngoài công lập. Trong đó, bậc tiểu học có quy mô học sinh lớn...

Phụ huynh lo lắng, học sinh ngại đến lớp

Có con đang học tại một trong những ngôi trường có sĩ số bình quân 44 học sinh/lớp, anh Trần Minh Đạt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: "Con tôi học ở trường tiểu học công lập...

Bộ Giáo dục yêu cầu bậc tiểu học không quá 35 em/lớp

Thông tin trên được nêu trong công văn Bộ GD-ĐT gửi các Sở GD-ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học, năm học 2024-2025. Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp, đồng thời có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Trường đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên đủ dạy các môn học,...

Bộ GDĐT yêu cầu năm học 2024-2025 tiểu học sĩ số 35 học sinh/lớp

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa ký hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với bậc tiểu học. Trong đó, yêu cầu các địa phương duy trì vệ sinh môi trường trong trường học, có phương án bảo đảm...

Quận Tân Bình: Hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào 3 trường mới thành lập

Ngày 16-7, thông tin từ Phòng GD-ĐT quận Tân Bình cho biết, năm học 2024-2025, quận Tân Bình đưa thêm vào hoạt động 3 trường học mới theo mô hình tiên tiến, hội nhập quốc tế là Mầm non Sơn Ca, Tiểu học Hùng Vương và THCS Mạc Đĩnh Chi. Theo đó, cả 3 trường học nói trên có địa chỉ ở khu đất công trình công cộng thuộc phường 6, quận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

Cảm ơn sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, bên cạnh sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, lực lượng quân đội, công...

Hoạt động dạy và học trở lại bình thường sau bão Yagi

Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Thái Nguyên, năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 686 cơ sở giáo dục, gồm 245 trường mầm non, 203 trường tiểu học, 191 trường THCS, 36 trường...

MTTQ tỉnh Điện Biên hỗ trợ 8 tỉnh bị thiệt hại bởi bão lũ

Ông Mùa A Vảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, cho biết: Với truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái” của dân tộc, những ngày qua, các cấp, các ngành, nhân dân các...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú kéo dài 90 ngày

Bộ Y tế đồng ý về mặt chủ trương thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày và giao thẩm quyền cho người đứng đầu các bệnh viện. Cụ thể thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh và các yếu...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ

TPO - Trưa 17/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 14/9. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tiếp tục đăng tải 7.825...

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho...

Mới nhất