Trang chủChính trịNgoại giaoASEAN tăng tốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

ASEAN tăng tốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đến nay, cả những người ủng hộ và từng nghi ngờ đều đồng ý rằng, ASEAN hiện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. (Nguồn: Báo Công thương)
Việt Nam là điểm đến ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh ASEAN đang tăng cường vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Công thương)

ASEAN là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2022. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế thế giới tuột dốc xuống 3,1%, nhưng tăng trưởng của ASEAN vẫn đạt 4,7%, theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hậu đại dịch Covid-19, giữa bối cảnh bất định của thế giới, bức tranh kinh tế các nước Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực, các nền kinh tế ASEAN vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Kết nối và tự cường

Trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN vẫn được dự báo rất tích cực, đặc biệt ở một số thị trường tiêu dùng lớn ở Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia, nhờ nhu cầu ổn định và hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được cải thiện. Dự kiến, xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng dần, sau khi xuất khẩu ở nhiều quốc gia công nghiệp châu Á sụt giảm đáng kể trong năm 2023, do sự suy yếu ở các thị trường tiêu dùng trọng điểm.

Tại nơi được coi là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, các nền kinh tế thành viên ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam thường cung cấp các lựa chọn thay thế tốt nhất – trong bối cảnh gia tăng “cuộc chiến” thương mại Mỹ – Trung Quốc; các công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất, hướng tới các địa điểm sản xuất rẻ hơn với mức lương cạnh tranh.

Gần đây nhất, báo cáo Triển vọng Đông Nam Á 2024-2034 (công bố ngày 1/8) còn dự báo, Đông Nam Á có thể vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 năm tới, nhờ lợi thế nội khối và sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, môi trường chiến lược mà ASEAN đang hoạt động đã thay đổi đáng kể so với 10 hoặc 15 năm trước. Cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn, đại dịch Covid-19, chiến tranh và vấn đề an ninh ở các khu vực quan trọng của thế giới, cũng như cách các quốc gia ứng phó với nền kinh tế toàn cầu ngày càng phân mảnh, đều dẫn đến sự gián đoạn liên tục trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Động lực kép”

Chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế trong ASEAN dựa trên ba “nền tảng” cơ bản là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN và Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, liên tục được tinh chỉnh và cải thiện theo thời gian, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa tất cả các thỏa thuận kinh tế trong khối. Nhưng để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế khu vực, ASEAN vẫn đang hoàn thiện các chương trình làm việc theo Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 – tập trung cải thiện kết nối vật lý, thể chế và con người với con người, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng, điều hòa chính sách và phát triển nguồn nhân lực…

Năm 2024, các nước thành viên thông qua 14 sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế (PED) do Lào đưa ra trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2024, dưới chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”. Các sáng kiến ưu tiên hợp tác trên lĩnh vực kinh tế tập trung vào ba định hướng chính: Hồi phục và kết nối các nền kinh tế; kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững; và chuyển đổi hướng đến tương lai số.

Các PED của năm 2024 được giới phân tích nhận định, vừa bao gồm các nội dung mang tính kế thừa, tiếp nối thành quả của ASEAN trong năm 2023, vừa tính đến các nội dung, vấn đề mới. Đáng chú ý, nhiều lĩnh vực trong thương mại và một số lĩnh vực khác đã được thống nhất trong các ưu tiên thường niên năm 2024 như: thương mại hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại, hải quan, thương mại dịch vụ và di chuyển thể nhân, đầu tư tài chính, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử; doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa…

Theo Bernama, hãng thông tấn quốc gia Malaysia, phát biểu tại hội nghị “Tầm nhìn 2045: Kỷ nguyên ASEAN” tại Malaysia ngày 6/8, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Satvinder Singh đưa ra nhận định, ASEAN đang tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, từ vị trí thứ năm ở thời điểm hiện tại, với môi trường kinh tế vĩ mô đạt những tiến bộ quan trọng. GDP đã tăng vọt 51% đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD năm 2015.

Phó Tổng thư ký Singh cho rằng, nhận định trên càng được củng cố hơn nữa nhờ giao dịch thương mại khu vực tăng lên 3.500 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 2.300 tỷ USD vào năm 2015, giúp tăng đáng kể thu nhập bình quân đầu người. Điều này phản ánh cam kết bền bỉ của ASEAN trong việc trở thành một khu vực kinh tế mở cho thương mại và đầu tư toàn cầu, vốn đã được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, điều quan trọng là ASEAN đang nằm trong số rất ít khu vực trên thế giới có giao dịch thương mại gần bằng GDP. Giá trị giao dịch thương mại lớn nhất không phải là trao đổi thương mại giữa ASEAN với các cường quốc kinh tế như Trung Quốc hay Mỹ, mà là thương mại nội khối, đạt khoảng 800.000 tỷ USD.

Hãng Bernama dẫn phân tích của ông Singh cho rằng, ASEAN đã “tăng tốc” để trở thành khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới, cũng như đẩy mạnh giao dịch với khu vực khác và các đối tác lớn, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Đây là sự độc đáo của các nền kinh tế ASEAN, không giống EU hay Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) – hầu hết các quốc gia đều giao thương với nhau chứ không phải với các khu vực khác.

Trên con đường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập, điểm hấp dẫn của ASEAN hiện nay là cập nhật chuyển đổi các công nghệ tiên tiến, như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật… Theo một số dự báo, trong những năm tới, chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty có lượng khí thải carbon thấp và các hoạt động có giá trị cao nhiều khả năng sẽ nằm ở các nước ASEAN. Một số ngành sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, bao gồm chất bán dẫn, nông nghiệp, thiết bị dữ liệu cũng như khoáng sản và các ngành công nghiệp kim loại.

Đánh giá sức hút của ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, Báo cáo của Ngân hàng OCBC (Singapore) cho rằng, xu hướng chuyển đổi hướng đầu tư là do sự đa dạng hóa mạng lưới cung ứng khu vực và toàn cầu. Nhưng những cải cách mạnh mẽ và môi trường vĩ mô đáng khích lệ trong khu vực đang làm tăng vị thế của ASEAN như một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Các dòng vốn FDI vào ASEAN tăng lên 236 tỷ USD vào năm 2023, tăng 24% so với mức trung bình hàng năm là 190 tỷ USD (giai đoạn 2020-2022). “Động lực kép” – FDI tăng và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sẽ tiếp tục tạo đòn bẩy cho Đông Nam Á trong quá trình phục hồi thương mại toàn cầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/asean-tang-toc-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau-281921.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Những lô hàng đầu tiên đã được Trung tâm điều phối ASEAN về Hỗ trợ nhân đạo chuyển đến Lào Cai và Yên Bái

Nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão Yagi (cơn bão số 3) gây ra, Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) đã gửi lô hàng cứu trợ cho hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, phát triển bền vững và bao trùm của ASEAN

NDO - Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) các nước do Chủ tịch ASEAN BAC năm 2024 Oudet Souvannavong, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào dẫn đầu nhân dịp sang dự Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC tại Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư...

ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành

Đặc biệt, cần tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng chiến lược, cả hạ tầng cứng về giao thông vận tải, năng lượng… và hạ tầng mềm về số hóa, đổi mới sáng tạo… giữa các nước ASEAN trên cơ sở chú trọng mô hình...

Việt Nam – quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn

Cuối tuần trước, hơn 600 khách mời, gồm các nhà kinh tế, quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ các quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông… đã tham dự Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” 2024 do Ngân hàng UOB tổ chức tại TP.HCM. Đây là năm đầu tiên Hội nghị được tổ chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Kính viễn vọng không gian James Webb và phát hiện mới về các thiên hà thuở sơ khai

Một nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể là nguyên nhân khiến cho những hiểu biết trước đây về các thiên hà sơ khai thuở vũ trụ mới hình thành là thiếu chính xác.

Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Ngày 16/9, một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, gây cháy lớn kéo dài trong nhiều giờ.

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Món quà ấm áp từ Ấn Độ

Lô hàng nặng 35 tấn được chuyên cơ của quân đội Ấn Độ đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài vào đêm 15 tháng 9 năm 2024. Đồ cứu trợ gồm các mặt hàng thiết yếu như máy lọc nước, chăn, màn chống muỗi, bộ đồ dùng nhà bếp, bể chứa nước, xô chứa nước có vòi và đèn năng lượng mặt trời dựa theo nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất...

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Cùng chuyên mục

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với định hướng "6 hơn," góp phần mang lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung...

Black Myth: Wukong – Game máy tính Trung Quốc ‘biến hóa’ doanh nghiệp siêu nhỏ vụt lớn thành kỳ lân

Black Myth: Wukong hiện là game máy tính (trò chơi máy tính) bán chạy nhất và có thể trở thành một trong những game thành công nhất từ ​​trước đến nay. Thành công vang dội của nhà phát triển Trung Quốc đến từ đâu?

Giá cà phê thế giới dao động mạnh, trong nước ổn định, dự báo thị trường vụ mới?

Giá cà phê tăng cao do thiếu hàng. Hai nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị biến đổi khí hậu gây mất mùa. Ngoài ra, yếu tố đầu cơ trên sàn London cũng khiến giá cà phê thế giới có sự biến động mạnh và thay đổi liên tiếp.

NIC “bắt tay” VASEA hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Tham dự lễ ký kết có Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Đỗ Tiến Thịnh và GS Nghiêm Đức Long - Chủ tịch VASEA. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia chứng kiến lễ ký kết. Việt Nam, với lợi thế là quốc gia nông nghiệp, có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp xanh. Phát triển nông nghiệp xanh, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững...

Mới nhất

Thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú kéo dài 90 ngày

Bộ Y tế đồng ý về mặt chủ trương thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày và giao thẩm quyền cho người đứng đầu các bệnh viện. Cụ thể thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh và các yếu...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ

TPO - Trưa 17/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 14/9. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tiếp tục đăng tải 7.825...

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho...

Mới nhất