Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Ukraine phục hồi bất chấp xung đột quân sự, Kiev...

Kinh tế Ukraine phục hồi bất chấp xung đột quân sự, Kiev không còn phải lo đến tiền?

Nền kinh tế Ukraine đang vượt qua những thách thức chưa từng có của cuộc xung đột quân sự khốc liệt.

sadaáda
Kinh tế Ukraine phục hồi bất chấp khó khăn, Kiev không còn phải lo đến tiền? (Nguồn: Asiatimes)

Nguy cơ nhận được ít hơn số tiền đã được các nhà tài trợ quốc tế hứa hẹn đã giảm bớt trong năm nay. Có vẻ các nhà lãnh đạo Ukraine không còn phải lo đến tiền, mà chỉ cần tìm được giải pháp cải cách hiệu quả để đưa nền kinh tế thật sự tiến lên?

Theo Ukrinform, các doanh nghiệp tại Ukraine hiện đang nhanh chóng thích nghi ngay cả với tình trạng mất điện. Liệu những yếu tố này đã đủ để nền kinh tế Đông Âu này duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô và phục hồi bền vững không?

Kịch bản kinh tế Ukraine nửa sau năm 2024 và 2025–2026?

Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Ukraine đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể. Nền kinh tế hiện không chỉ chịu được áp lực của những thách thức chưa từng có và cả “căn bệnh” thiếu điện kinh niên, trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự với Nga đã kéo sang năm thứ ba, mà còn tiếp tục phục hồi.

Nền móng cho khả năng phục hồi này được gây dựng bởi tình hình ổn định tài chính vĩ mô, được đảm bảo bởi các quyết định của Ngân hàng Trung ương Ukraine (NBU) và chính phủ, cùng sự hỗ trợ đáng kể từ các nhà tài trợ quốc tế.

Cụ thể, lạm phát trong nền kinh tế Ukraine đã chậm lại ở mức 3,2% vào tháng 4 và giữ vững ở mức vừa phải ngay cả sau khi tăng trở lại. Thâm hụt ngân sách đã được tài trợ kịp thời mà không cần phải phát hành thêm một đồng Hryvnia nào và dự trữ quốc tế đang ở mức đủ.

Tuy nhiên, xung đột quân sự vẫn đang tiếp diễn, những rủi ro và thách thức của nó đối với nền kinh tế Ukraine và thậm chí nhiều vấn đề hơn thế nữa vẫn rình rập bất cứ lúc nào.

“Lạm phát sẽ tăng, nhưng sẽ có xu hướng giảm xuống sớm nhất là vào năm tới và quay trở lại mục tiêu 5% của NBU. Sự phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục, nhưng sẽ chậm lại ở mức 3,7% vào năm 2024. Trong hai năm tới, tăng trưởng GDP dự kiến ​​sẽ tăng tốc lên 4%–5%/năm”, đây là những nội dung cốt lõi trong báo cáo lạm phát mới nhất của NBU.

Tuy nhiên, do sự những rủi ro chưa từng có luôn thường trực, Kiev đã xây dựng dự báo của mình dựa trên một loạt các giả định khác nhau. Do vậy, bối cảnh kinh tế vĩ mô sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu chúng có thành hiện thực hay không.

Ở kịch bản thứ nhất khá lạc quan với kỳ vọng nền kinh tế vẫn đứng vững trong bối cảnh không chắc chắn. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, mặc dù NBU kỳ vọng, các điều kiện cho hoạt động kinh tế sẽ dần trở lại bình thường, nhưng dự báo cuối cùng vẫn phụ thuộc vào những rủi ro liên quan diễn biến của cuộc xung đột quân sự.

Chắc chắn, một cuộc xung đột quân sự cường độ cao kéo dài sẽ hạn chế tiềm năng kinh tế, gây áp lực lên giá cả và dẫn đến nhu cầu ngân sách cao hơn. Điều này sẽ làm gia tăng thêm rủi ro, vì Kiev không thể biết phía Nga sẽ tiếp tục triển khai những bước đi nào trong chiến dịch quân sự đặc biệt của họ.

Một giả định khác là viện trợ quốc tế sẽ tiếp tục đổ vào. Nền kinh tế Ukraine vẫn phụ thuộc vào viện trợ, tuy nhiên, nguồn tài trợ cho những năm tới vẫn chưa được đảm bảo. Hiện tại, Kiev vẫn liên tục làm việc với các đối tác quốc tế để chắc chắn về nguồn này. Điều quan trọng đối với Ukraine là phải nhận được ít nhất 31 tỷ USD vào năm 2025 và 21 tỷ USD vào năm 2026.

Hy vọng nhiều hơn vào các quyết định tích cực từ phương Tây

Lý giải cho kịch bản rằng tương lai viện trợ quốc tế cho Kiev có thể rất mong manh, trong bài viết trên Ukrinform, Thống đốc Ngân hàng quốc gia Ukraine Andriy Pyshnyy viết, không phải vì người Ukraine không làm việc đủ chăm chỉ. Ngược lại, “các đối tác của chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Kiev đã vượt quá mong đợi của họ về việc củng cố năng lực, thực hiện cải cách và đáp ứng các cam kết của mình”, ông khẳng định.

Nhưng thực tế, nhu cầu tài trợ của Ukraine còn được định hình bởi cuộc xung đột toàn diện với Nga. Xung đột Nga-Ukraine đã khiến chi tiêu ngân sách tăng đột biến.

Một phần lớn thâm hụt của năm 2024 (khoảng 38 tỷ USD) sẽ rất khó trang trải, nếu không có viện trợ tài chính từ nước ngoài, mặc dù Kiev đã thành công trong việc phục hồi thị trường nợ trong nước, mở rộng cơ sở thuế và xây dựng biên độ an toàn.

Nền kinh tế Ukraine biết ơn Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các đối tác khác vì các chương trình hỗ trợ mà họ đã phê duyệt. Nhưng tương lai, Kiev hy vọng nhiều hơn vào các quyết định tích cực tiếp theo của các nhà tài trợ sẽ liên quan việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga. Thu nhập từ các tài sản như vậy sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu hụt tài chính và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc bầu cử ở các quốc gia đối tác.

Thống đốc Ngân hàng quốc gia Ukraine Andriy Pyshnyy kỳ vọng, kinh tế nước này sẽ dần phục hồi với điều kiện có đủ viện trợ quốc tế và hệ thống năng lượng “tương đối kiên cường”.

Ông cho biết, trong quý 1/2024, sự phục hồi kinh tế tăng tốc lên 6,5%. Nhưng các cuộc tấn công có mục tiêu của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine đã gây ra tổn thất đáng kể cho hệ thống năng lượng và dẫn đến tình trạng mất điện kéo dài hơn.

Điện đã thiếu hụt đáng kể trong quý 2 và trầm trọng hơn vào đầu quý 3 do thời tiết nóng và sự liên tục bị đối phương tấn công. Tuy nhiên, những khó khăn về nguồn năng lượng đã không làm gián đoạn nền kinh tế Ukraine.

“Theo ước tính, trong quý 2/2024, GDP Ukraine thực tế tiếp tục tăng trưởng, kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 3,7% vào năm 2024 và tăng lên 4%–5% vào năm 2025–2026”, ông Andriy Pyshnyy cho biết.

Tuy nhiên, Thống đốc NBU cũng tiết lộ, tình trạng thiếu điện sẽ vượt quá 7% vào năm 2024, tiến gần đến 8% vào năm 2025, 5% vào năm 2026 và vẫn là một trong những yếu tố chính kìm hãm nền kinh tế.

Mặt khác, sự phục hồi sẽ được thúc đẩy bởi các khoản chi ngân sách đáng kể nhờ viện trợ quốc tế, bằng cách phát triển hơn nữa các tuyến xuất khẩu khi nhu cầu xuất khẩu của Ukraine phục hồi và bằng cách củng cố hơn nữa nguồn năng lượng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-ukraine-phuc-hoi-bat-chap-xung-dot-quan-su-kiev-khong-con-phai-lo-den-tien-281896.html

Cùng chủ đề

Loạt vũ khí đáng kinh ngạc của xe chiến đấu bộ binh Đức được Ukraine dùng ở Kursk

Ngày 16 tháng 9, Avia thông tin, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh tấn công nhằm vào một đoàn xe bọc thép của Ukraine ở khu vực Kursk. Đây là những khí tài được các nước phương...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Dồn lực phản công ở Kursk, lực lượng Ukraine tổn thất loạt khí tài đắt đỏ

Trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các Lữ đoàn cơ giới số 22, 41, 61 và 115; Lữ đoàn xe tăng số 17; Lữ đoàn tấn công đường không số 82 và 95; Lữ đoàn phòng thủ lãnh...

Tổng thống Ukraine đổ lỗi cho phương Tây vì quân đội thiếu vũ khí, muốn Ba Lan cung cấp một thứ do Liên Xô...

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phàn nàn việc các đối tác phương Tây cung cấp vũ khí chậm và không đủ trang bị cho quân đội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Kính viễn vọng không gian James Webb và phát hiện mới về các thiên hà thuở sơ khai

Một nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể là nguyên nhân khiến cho những hiểu biết trước đây về các thiên hà sơ khai thuở vũ trụ mới hình thành là thiếu chính xác.

Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Ngày 16/9, một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, gây cháy lớn kéo dài trong nhiều giờ.

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Món quà ấm áp từ Ấn Độ

Lô hàng nặng 35 tấn được chuyên cơ của quân đội Ấn Độ đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài vào đêm 15 tháng 9 năm 2024. Đồ cứu trợ gồm các mặt hàng thiết yếu như máy lọc nước, chăn, màn chống muỗi, bộ đồ dùng nhà bếp, bể chứa nước, xô chứa nước có vòi và đèn năng lượng mặt trời dựa theo nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất...

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Cùng chuyên mục

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với định hướng "6 hơn," góp phần mang lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung...

Black Myth: Wukong – Game máy tính Trung Quốc ‘biến hóa’ doanh nghiệp siêu nhỏ vụt lớn thành kỳ lân

Black Myth: Wukong hiện là game máy tính (trò chơi máy tính) bán chạy nhất và có thể trở thành một trong những game thành công nhất từ ​​trước đến nay. Thành công vang dội của nhà phát triển Trung Quốc đến từ đâu?

Giá cà phê thế giới dao động mạnh, trong nước ổn định, dự báo thị trường vụ mới?

Giá cà phê tăng cao do thiếu hàng. Hai nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị biến đổi khí hậu gây mất mùa. Ngoài ra, yếu tố đầu cơ trên sàn London cũng khiến giá cà phê thế giới có sự biến động mạnh và thay đổi liên tiếp.

NIC “bắt tay” VASEA hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Tham dự lễ ký kết có Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Đỗ Tiến Thịnh và GS Nghiêm Đức Long - Chủ tịch VASEA. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia chứng kiến lễ ký kết. Việt Nam, với lợi thế là quốc gia nông nghiệp, có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp xanh. Phát triển nông nghiệp xanh, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững...

Mới nhất

Thủ tướng không hài lòng với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệm, không để xảy ra trì trệ, né tránh trách nhiệm, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể.”   Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình,...

Thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú kéo dài 90 ngày

Bộ Y tế đồng ý về mặt chủ trương thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày và giao thẩm quyền cho người đứng đầu các bệnh viện. Cụ thể thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh và các yếu...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Mới nhất