Trang chủNewsThời sựNgười dân tộc thiểu số giữ rừng thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Người dân tộc thiểu số giữ rừng thượng nguồn sông Kỳ Lộ


Chi bộ giữ rừng, cộng đồng cùng giám sát

Ở tuổi 58, ông La O Bé (chi bộ thôn Phú Lợi) không thể nhớ mình đã đi qua bao nhiêu cánh rừng, ngọn núi ở xã Phú Mỡ. Nhưng ông biết rõ con đường nào dẫn đến nơi có gỗ quý, con ong làm mật, cây mây, cây chuối rừng… để mang về làm thức ăn cho gia đình.

Theo ông La Lan Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ, không riêng gì ông La O Bé, người dân ở các thôn: Phú Giang, Phú Tiến, Phú Lợi, Phú Đồng, Phú Hải, ai cũng rành rọt những ngọn cây, con suối ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ như ông La O Bé.

k.jpg
Những người dân tộc thiểu số giữ rừng ở vùng thượng nguồn tỉnh Phú Yên

Đối với cộng đồng dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, những cánh rừng thượng nguồn đã nuôi sống họ từ khi cất tiếng khóc chào đời. Ngành lâm nghiệp huyện Đồng Xuân đã vận dụng điều này, khuyến khích người dân tộc thiểu số giữ rừng bằng quy ước cộng động và sức mạnh tập thể. Tổ quản lý bảo vệ rừng ở các thôn, buôn người dân tộc thiểu số được hình thành.

“Ý tưởng mô hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng xã Phú Mỡ rất ý nghĩa. Tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác cây trái phép đã giảm rõ rệt. Bên cạnh nỗ lực của các cấp chính quyền, vai trò của chi bộ, già làng có uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn, đảng viên trong các tổ cộng đồng được vận dụng và phát huy mạnh mẽ”, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ cho biết.

k2.jpg
Theo các chuyên gia lâm nghiệp, xã Phú Mỡ là nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Phú Yên

Theo báo cáo của Đảng ủy xã Phú Mỡ, số lượng đảng viên của 4 tổ cộng đồng quản lý và bảo vệ rừng (Phú Giang, Phú Tiến, Phú Đồng, Phú Lợi) là 150 người. Đây là lực lượng tiên phong, nòng cốt để triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Trong các cuộc họp thôn, buôn, những vấn đề quan trọng về việc quản lý bảo vệ rừng được đưa ra bàn luận sôi nổi và triển khai hiệu quả.

Dưới sự điều hành của ông La Lan Thông, Tổ trưởng tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thôn Phú Lợi, các thành viên thảo luận về lộ trình chuyến đi (khoảng 100km). Ông Thông trích tiền từ quỹ hoạt động của tổ quản lý bảo vệ rừng để mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Các thành viên đi xe máy đến bìa rừng, sau đó cùng nhau đi bộ để kiểm tra từng cây gỗ quý, rà soát kỹ từng khu vực để phát hiện các trường hợp khai thác rừng trái phép. Thời gian cho mỗi chuyến tuần tra như vậy là từ mờ sáng đến chiều tối.

z5684573817731_0b10b431d02a60a306f2fa8926bda01b.jpg
Rừng Phú Mỡ đóng vai trò điều tiết nước, giảm sức công phá của lũ, tăng kết cấu đất và điều hòa khí hậu vùng hạ lưu

“Mỗi đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền cho mỗi người dân, rừng sẽ là tài sản vô giá mà cộng đồng dân tộc Chăm, Ba Na để lại cho con cháu mai sau. Là đảng viên, ngoài việc tuân thủ các quy định của Đảng và Nhà nước, khi được sự tín nhiệm của cộng đồng dân cư, tôi mạnh dạn nhận làm tổ trưởng tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thôn Phú Lợi. Khi làm việc vì cái chung, đặt hiệu quả bảo vệ rừng lên hàng đầu, các thành viên trong tổ cũng như cộng đồng dân cư hưởng ứng và làm theo”, ông La Lan Thông, Trưởng thôn Phú Lợi nói.

Nhìn đoàn người len lỏi trong những cánh rừng xanh thẳm ở thượng nguồn của sông La Hiêng, băng qua các con suối Kẻ Cách, Ea MLá, Cà Tơn…, làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ “lá phổi xanh”, chúng tôi hiểu giá trị của sự đồng thuận, lan tỏa và tràn đầy hy vọng về sự hiệu quả của mô hình giữ rừng bằng sức mạnh tập thể, cộng đồng dân cư ở thôn, buôn.

Trước đây đã có khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, mô hình khoán quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn, buôn do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân phối hợp với UBND xã Phú Mỡ thực hiện thể hiệu quả ấn tượng. Vai trò của chi bộ, người có uy tín, đảng viên trong cộng đồng, thôn, buôn được thể hiện rõ nét trong kế hoạch hoạt động. Từ khi triển khai thực hiện mô hình này, tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép đã giảm hẳn. Giờ đây, người dân địa phương trở thành lực lượng nòng cốt, phối hợp với cơ quan chức năng trong triển khai công tác bảo vệ rừng.

Ông Lê Văn Bé, Phó Giám đốc Sở NN-PT-NT tỉnh Phú Yên

Tăng sinh kế, bảo vệ rừng

Năm 2020, xã Phú Mỡ trở thành điểm nóng của dư luận cả nước khi người dân và một số đảng viên, cán bộ phá rừng. Những bản án, hình thức kỷ luật đã được đưa ra. Đây là sự đau xót đối với những người làm công tác quản lý của ngành lâm nghiệp và địa phương. Điều cốt lõi là phải bắt được đúng “bệnh”, rút ra những bài học, từ đó không để xảy ra những trường hợp đáng tiếc như sự việc nêu trên.

Là người nhiều năm gắn bó với những cánh rừng của huyện Đồng Xuân, ông Nguyễn Trung Háo, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân nhận định, cách tốt nhất để giữ rừng tự nhiên ở Phú Mỡ là tăng sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân tộc thiểu số. Điều này tạo ra quyền lợi và tương tác với trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng ở vùng thượng nguồn huyện Đồng Xuân.

z5704855888719_89f705c35e54ad4d986395af603d4bff.jpg
Hiện nay, người dân xã Phú Mỡ được Nhà nước giao đất rừng sản xuất trồng keo, tăng sinh kế, cải thiện đời sống phát triển kinh tế

Theo UBND xã Phú Mỡ, ngoài công tác định hướng tư tưởng cho cộng đồng dân cư, mô hình khoán quản lý bảo vệ rừng triển khai hiệu quả là do có mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm (Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính).

Với mức này, 4 tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng sẽ nhận 3,01 tỷ đồng sau thời gian 10 tháng (3 đến tháng 12-2024) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ 25.000ha rừng tự nhiên ở xã Phú Mỡ. Hợp đồng giữa UBND xã và 4 tổ quản lý bảo vệ rừng sẽ được ký hàng năm. Lực lượng chức năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi giải ngân số tiền trên. Ước tính mỗi hộ sẽ có khoảng 10 triệu đồng/năm tiền hỗ trợ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

Ngoài ra, chương trình giao đất rừng sản xuất (nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất) cho người dân tộc thiểu số ở xã Phú Mỡ trồng rừng, tăng sinh kế, cải thiện đời sống cũng được huyện Đồng Xuân thực hiện rất tốt. Đến nay, 46 hộ dân ở xã Phú Mỡ đã trồng keo trên phần đất được giao (3-6ha/hộ) tại tiểu khu V2.2 và 75, với tổng diện tích 200ha. Tại tiểu khu 74, 61 hộ dân cũng đã trồng keo (1-3ha/hộ), với tổng diện tích 107,8ha.

z5688816897396_b7e38afd76ece56f2f648f2e000a05e4.jpg
Những cánh rừng keo của người dân phủ xanh ngọn đồi ở xã Phú Mỡ

“Đây là các hộ gia đình, cá nhân không có đất, thiếu đất sản xuất có nhu cầu trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, đang cư trú trên địa bàn xã Phú Mỡ; ưu tiên các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, đời sống khó khăn có nhu cầu và đủ năng lực trồng rừng trên diện tích được giao. Các hộ đã phát dọn trồng rừng, keo đã lên xanh tươi tốt, hứa hẹn mang đến nguồn lực kinh tế cho người dân xã Phú Mỡ trong 2-3 năm tới. Hiện tại, chúng tôi đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân”, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ cho biết.

Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân, khu vực giao đất cho người dân xã Phú Mỡ chủ yếu là đất sét quặng, đá lẫn, nghèo dinh dưỡng, chỉ phù hợp với các loài cây lâm nghiệp cải tạo đất. Vậy nên, việc người dân trồng rừng phát triển kinh tế là phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời đảm bảo độ che phủ rừng trong khu vực, gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống người dân.

Nghị quyết 09-NQ/HU của Huyện ủy Đồng Xuân khẳng định, việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong giữ rừng ở xã Phú Mỡ. Việc này phải thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự pháp luật; khuyến khích và thu hút được các dự án hỗ trợ trồng rừng cho người dân tộc thiểu số và thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ổn định sản xuất và đời sống của người dân.

Ông Hồ Văn Mười, Bí thư Huyện ủy Đồng Xuân

Bà La Lan Thị Hạnh (thôn Phú Giang) cho biết: “Gia đình chúng tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước quan tâm giao đất cho người dân trồng rừng phát triển kinh tế. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn như tôi, đây là cơ hội để thay đổi cuộc đời. Khi thu nhập tăng lên, người dân chúng tôi không còn suy nghĩ vào rừng chặt cây, phát dọn lấy đất trồng cây sắn như trước”.

Rời Phú Mỡ trên trục ĐT647 được nâng cấp, mở rộng, xung quanh là hệ thống đường liên thôn được bê tông hóa, phía xa xa là cánh rừng bạt ngàn, cùng những ngọn núi đã được khoác lên mình chiếc áo màu xanh. Đó là màu xanh hy vọng của cộng đồng dân tộc Chăm, Ba Na về sự đổi thay của một vùng đất.

Rừng thượng nguồn Phú Mỡ sẽ được giữ, khi đời sống của hơn 3000 người dân tộc thiểu số nơi đây được quan tâm và cải thiện.

Huyện Đồng Xuân có khoảng 65.000ha rừng các loại (lớn nhất tỉnh Phú Yên), trong đó Phú Mỡ chiếm khoảng 34.000ha. Đây không những là nơi sở hữu những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn, nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc hữu, mà còn đóng vai trò giảm sức công phá của lũ, tăng kết cấu đất và điều hòa khí hậu vùng hạ lưu.

PHƯƠNG ĐÔNG





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/nguoi-dan-toc-thieu-so-giu-rung-thuong-nguon-song-ky-lo-post752842.html

Cùng chủ đề

Bán bánh trung thu gây quỹ hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Chị Châu cho hay sau chuyến hàng này, chị và những người bạn sẽ tiếp tục các chuyến tiếp theo để hỗ trợ bà con vùng bão lũ.Tại điểm tập kết hàng, rất nhiều người dân chung một tay nối thành hàng dài đưa đồ lên xe. Có người đặt chiếc xuồng máy gửi ra cho bà con Tuyên Quang, có người...

Tỉnh nào nước ta không có rừng ngoài Hưng Yên?

1. Tỉnh nào nước ta không...

Anh Lương Minh Tùng tái đắc cử chức chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên

Ngày 6-9, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương chọn cử 30 anh chị vào Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên.Đồng thời đại biểu hiệp thương chọn cử trực tiếp anh Lương Minh Tùng tiếp tục giữ chức...

Hàng trăm tỉ đồng tín chỉ carbon ‘mắc kẹt’

Tuy nhiên, hiện phần lớn trong số đó vẫn đang "mắc kẹt" trong tài khoản của các chủ rừng vì vướng hai quy định trong nghị định 107.Những chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp là những đơn vị gặp vướng mắc nhiều nhất trong số này. Đây lại là những chủ rừng đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2024: Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,8%-7%

Theo Bộ KH-ĐT, tăng trưởng GDP cả năm dự kiến đạt 6,8%-7%. Chỉ tiêu quan trọng duy nhất dự báo không đạt mục tiêu đề ra là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (dự kiến 4.647 USD, mục tiêu đề ra là 4.700-4.730 USD). Theo dự thảo báo cáo của Bộ KH-ĐT chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, bất chấp những khó khăn, thách thức rất lớn, dự báo...

Tuyên án tử hình kẻ giết 3 người trong một gia đình ở Cà Mau

Ngày 16-9, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt bị cáo Bùi Vũ Khoa (24 tuổi, ngụ xã Tân Phong, thị Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản; tổng hình phạt là tử hình. Đây là vụ án gây rúng động ở Cà Mau thời gian qua. https://www.youtube.com/watch?v=GM9sNtyKwSM Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, tính chất, mức độ, hành vi do bị cáo gây ra...

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, tiến vào Biển Đông

Trưa nay 16-9, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cảnh báo, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Lúc 10 giờ ngày 16-9, tâm áp thấp nhiệt đới này ở tọa độ 17,1 độ Vĩ Bắc và 124,4 độ Kinh Đông, với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây với tốc...

Hướng tiếp cận công bằng với người di cư

Từ ngày 15-9, Chính phủ Đức chính thức tăng cường kiểm soát toàn tuyến biên giới của nước này nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép gia tăng. Cho đến nay, cảnh sát Đức đã tăng cường kiểm tra biên giới với Ba Lan, Czech, Áo và Thụy Sĩ. Biên giới với Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch tới đây cũng sẽ được kiểm soát. Sau thỏa...

Philippines, Trung Quốc ứng phó với bão Bebinca

Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cho biết, từ đêm 15-9 đến sáng 16-9, bão Bebinca sẽ đổ bộ dọc theo bờ biển từ Thái Châu ở Chiết Giang đến Kỳ Đông ở Giang Tô, gây mưa lớn và gió giật. Bộ Thủy lợi nước này đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 đối với tình trạng ngập lụt ở Thượng Hải và...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Cùng chuyên mục

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện Phú Lương đã dành trên 2 tỷ đồng, để hỗ trợ các xóm, TDP xây mới, sửa chữa NVH. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng phần nào giúp các xóm, TDP có thêm điều kiện để hoàn thiện NVH - nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Theo thống kê, năm 2022, Huyện còn 51 NVH chưa đạt chuẩn, thì nay số NVH chưa đạt...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Bão đổ bộ vào đất liền dự báo tăng, nguy cơ mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ

Nhận định về các hình thái thời tiết nguy hiểm trong những tháng cuối năm 2024, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng nhận định, từ nay đến hết tháng 9/2024, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới (bão/áp thấp nhiệt đới), ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Từ tháng 10 -...

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà nhưng U20 Việt Nam vẫn sẽ phải rất nỗ lực để giành vé dự vòng chung kết khi bảng A...

Mới nhất

Phát huy vai trò chủ lực của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Thông tấn xã Việt Nam xử lý theo từng cấp độ phù hợp 115 báo cáo nội bộ về các vấn đề nhạy cảm đột xuất liên quan đến an ninh trật tự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế ở cả trong và ngoài...

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà...

Chuyên gia tổng kết những điểm bất thường của bão số 3 (Yagi)

(Chinhphu.vn) - Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.   Đường đi của bão số 3 (Yagi) Bão số 3 (Yagi) có nhiều điểm bất thường Theo Giám...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc...

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu...

Mới nhất