Trang chủNewsThời sựLàng pháo đất xứ Đông thời 4.0

Làng pháo đất xứ Đông thời 4.0


Tỉ mỉ làm sạch đất

“Không thể thống kê được mỗi năm huyện Ninh Giang có bao nhiêu giải pháo đất bởi môn thể thao này đã ăn sâu vào trong máu thịt của người dân nơi đây. Bình thường, cứ rảnh rỗi là người dân lại tổ chức đánh pháo bất kể là sáng hay tối”, anh Phạm Văn Nam (SN 1986, trú tại thôn Do Nghĩa, xã Nghĩa An), một người trong đội pháo đất xã Nghĩa An cho biết.

Làng pháo đất xứ Đông thời 4.0- Ảnh 1.

Đội pháo đất xã Nghĩa An tại lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Theo anh Nam, pháo đất được chia làm 2 loại là pháo đại và pháo cất vẩy. Trong đó, pháo đại được sử dụng phổ biến ở xã Nghĩa An. “Chơi pháo đất nhìn thì rất dễ nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu trong từng bước. Nhất là trong việc lấy đất và làm đất”, anh nói.

Người chơi pháo phải chọn đất triều củ (đất thịt). Loại đất đặc biệt này thường sạch, không có nhiều tạp chất, được lấy ở độ sâu trên 1m từ các cánh đồng.

Đất được quy hoạch để làm pháo đẹp như gan gà bởi độ mịn, không có sỏi. Xã cũng bố trí một người bảo vệ khu đất, tránh tình trạng người dân khai thác tự do. Với sự vào cuộc kịp thời của địa phương, chắc chắn trò chơi pháo đất Nghĩa An sẽ được gìn giữ, phát triển bền vững.

Ông Trần Văn Hãn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An

Sau khi lấy đất về, phải dùng liềm thái để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, rồi vồ đập đến khi đất nhuyễn, mịn và không dính tay. “Ngày xưa các cụ dùng tay cầm gỗ để đập đất cho nhuyễn. Sau này, người dân dùng máy móc để làm công đoạn đó”, anh Nam kể.

Khi làm đất xong, người chơi sẽ tạo đất theo khuôn hình vuông. Sau đó, phải dùng chân, tay dậm, đấm, lèn chặt quả đất để tạo hình cho quả pháo. Pháo phải có hình bầu dục, mõm pháo nhỏ hơn gáy pháo, phần giữa dày hơn hai bên.

Sau khi tạo hình xong, người chơi dùng khăn vải thấm nước, vắt khô để lau mép pháo, dùng hai tay bấm viền manh (mép pháo) cho đều.

Bấm xong, người chơi dùng dao hoặc thanh tre nhọn khía sâu vào rãnh viền cho đứt hẳn. Sau đó, tiếp tục bấm một lần đất phủ kín chỗ đã khía để làm liền. Ở phần mõm pháo, người chơi rạch một đường dài khoảng 5cm, gọi là ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra. Ngắt manh xong, người làm pháo chỉnh cho pháo cân đối lần cuối trước khi gieo.

Gieo pháo như thế nào?

Mỗi quả pháo thường có trọng lượng từ 60-80kg nên trước khi gieo phải cần vài người hỗ trợ nâng pháo lên cho pháo thủ. Khi chuẩn bị gieo, chân pháo thủ đứng vuông góc với hai vai, khuỷu tay tỳ vào bụng, hai bàn tay xòe ra đỡ lấy bụng pháo và giữ pháo cân bằng.

Lúc gieo, pháo thủ phải để hai chân mở bằng vai, dồn lực vào hai gối, hai nách khép, sau đó dùng lực của hai cánh tay để tán pháo, rồi mới gieo xuống. Để gieo pháo tốt, đòi hỏi mỗi pháo thủ phải rèn luyện cả về sức khỏe và kinh nghiệm.

Khi gieo pháo, mọi người sẽ đứng vòng quanh, tiếng trống thúc giục, tiếng hò reo của người xem rộn rã. Pháo tiếp đất sẽ tạo ra tiếng nổ cực lớn, nghe to như tiếng sấm, khán giả cổ vũ xung quanh phải đứng xa pháo thủ để tránh mảnh pháo văng vào người.

Ông Phạm Xuân Khi, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chơi pháo đất chia sẻ, trong cuộc thi pháo đất, trọng tài sẽ đo chiều dài của manh để xác định đội nào về nhất.

Do đó, lúc gieo pháo, người chơi cần gieo làm sao cho pháo cân, vuông thì manh pháo mới dài.

“Không thể xác định đội thắng bằng 1 quả pháo đất mà phải bằng nhiều quả. Thông thường 1 đội sẽ có khoảng 15 người chơi và phải làm 5 quả pháo. Như vậy, 3 người phụ trách làm 1 quả. Sau khi mỗi đội gieo 5 quả pháo, trọng tài sẽ xem manh pháo của đội nào dài hơn để xác định đội đó đứng nhất”, ông Khi cho biết.

Pháo nổ khắp làng

Đến năm 2023, pháo đất xã Nghĩa An được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP. Sau đó, xã đã thành lập đội pháo đất OCOP Nghĩa An với 35 thành viên, đều là người có kinh nghiệm và đạt nhiều kết quả cao trong các cuộc thi. Đội có quy chế hoạt động, xây dựng nguồn quỹ, may đồng phục cho các thành viên. Trước lúc thi đấu, đội đều dành thời gian tập luyện và phân công nhiệm vụ cho từng người.

Làng pháo đất xứ Đông thời 4.0- Ảnh 2.

Đội pháo đất OCOP xã Nghĩa An với 35 thành viên, đều là người có kinh nghiệm, thường xuyên đi thi đấu, biểu diễn khắp nơi.

Anh Phạm Quang Điệp, Đội trưởng Đội pháo đất Nghĩa An cho biết: “Người dân trên địa bàn xã đều biết và chơi pháo đất. Nhưng tại thôn Trịnh Xuyên có nhiều người đam mê pháo đất nhất. Từ người già đến thanh, thiếu niên đều rất hào hứng. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm và thành thạo nhất đều thuộc thế hệ 7x và 8x”.

Anh Điệp kể, không ai biết pháo đất có từ bao giờ. Chỉ biết lúc bé đến khi lớn lên đã thấy người dân trong thôn, trong xã chơi. Trước đây, già trẻ, trai gái ai ai cũng biết chơi và đam mê, chơi cả ngày lẫn đêm. Tiếng pháo nổ vang khắp cả làng, vui như hội.

Phát huy giá trị văn hóa

Mỗi khi diễn ra hội thi, pháo đất luôn thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo du khách trong và ngoài nước, đó cũng là cách để Hải Dương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong thời hiện đại.

Ông Trần Văn Hãn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho rằng, ngoài rèn luyện sức khỏe, pháo đất còn là hoạt động nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân gian, gắn với bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế – xã hội; làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.

“Hằng năm, xã tổ chức nhiều cuộc thi trên địa bàn, thu hút đông đảo người dân. Ngoài ra, huyện Ninh Giang và tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức trò chơi dân gian này, trong đó không thể thiếu đội pháo đất Nghĩa An”, ông Hãn thông tin.

Cũng theo ông Hãn, trước đây, việc lấy đất làm pháo tự phát, người chơi có thể lấy ở bất kỳ đâu. Từ khi pháo đất được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP, xã Nghĩa An đã quy hoạch 350m2 ở khu vực Triều Sam thuộc thôn Trịnh Xuyên để chuyên lấy đất làm pháo.

Tương truyền pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng, quân và dân đã dùng tiếng nổ của pháo đất để nghi binh và áp đảo tinh thần của giặc. Lại có thuyết truyền rằng: “Voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa và nhân dân đã ném đất xuống bãi lầy tạo đường đi để cứu voi. Từ đó, mỗi khi rỗi việc đồng áng, nhân dân thường tập trung diễn lại cảnh tung đất cứu voi khi xưa và dần đã trở thành trò chơi pháo đất”.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/lang-phao-dat-xu-dong-thoi-40-192240809102433371.htm

Cùng chủ đề

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Thiếu tá quân đội hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3

Tối nay (12/9), lãnh đạo UBND huyện An Lão, TP Hải Phòng xác nhận: Thiếu tá quân đội Tăng Bá Hưng, SN 1978, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã gặp nạn và không qua khỏi trong lúc đang làm nhiệm vụ giúp dân. Thiếu tá Hưng là nhân viên lái xe thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 653 (Cục Hậu cần - Quân khu 3), đóng quân trên địa bàn...

Nước sông Hồng rút dần, nhiều khu vực trũng của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình ngập nặng, thiệt hại nông nghiệp cực lớn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện trạng diễn biến lũ đã qua cho thấy, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương) đang lên.Lũ trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ...

Lúa, hoa màu, thủy sản thiệt hại nặng nề ở các tỉnh Đông Bắc

Bão số 3 là cơn bão đặc biệt, hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17. Bão lớn, gió giật mạnh khiến...

Tiền tỷ ‘bay vèo’ trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc

Nước mắt lưng tròng Ngồi bệt xuống đất, nước mắt lưng tròng, chị Phạm Thị Cuối nhìn vô định vào hơn 4.000m2 nhà màng tan hoang sau bão số 3. Thôn Lúa quê chị có tiếng là đất trồng dưa lưới. Nhiều hộ dân đổi đời nhờ cây màu này. Như nhà chị, nếu mưa thuận gió hòa, mỗi năm ít nhất cũng lời được 400 triệu đồng từ dưa lưới sau khi trừ đi các chi phí vật tư,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

21 học sinh chóng mặt, nôn ói sau khi uống trà sữa

Theo báo cáo nhanh của UBND phường Thống Nhất (TP Pleiku), vụ nghi ngộ...

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc-xin sởi cho trẻ em TP.HCM

Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc-xin, VNVC đặc biệt chú trọng...

Hà Nội còn hơn 30.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu...

Nhiều sai phạm trong mời thầu các dự án do Ban Giao thông Bình Dương làm chủ đầu tư

Cả ba gói thầu được chọn thanh tra đều có sai phạmBan Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương được thành lập năm 2021, để làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình,...

Vì sao cao tốc Pháp Vân

Liên quan đến tình hình ngập trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ,...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Thủ tướng bật khóc khi nhắc đến những mất mát đau xót tại Làng Nủ

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=2zQRXnpP0g0

Cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Bão đổ bộ vào đất liền dự báo tăng, nguy cơ mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ

Nhận định về các hình thái thời tiết nguy hiểm trong những tháng cuối năm 2024, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng nhận định, từ nay đến hết tháng 9/2024, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới (bão/áp thấp nhiệt đới), ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Từ tháng 10 -...

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà nhưng U20 Việt Nam vẫn sẽ phải rất nỗ lực để giành vé dự vòng chung kết khi bảng A...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc vẫn còn rất thấp nên vẫn có thể xảy ra trượt lở bất cứ lúc nào. Thậm chí có nhiều...

Mới nhất

Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế cho biết, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố...

‘Từ khi làm Phó Thủ tướng tôi ký văn bản của Bộ Nội vụ nhiều nhất’

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: "Từ khi làm Phó Thủ tướng, tôi ký văn bản cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực của Bộ Nội vụ đầu tiên và nhiều nhất, không có văn bản gì để trên bàn tôi quá 2 ngày". Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khi làm...

Tiểu sử đồng chí Lê Ngọc Châu, tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó....

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ...

Mới nhất