Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiảm giá sách giáo khoa vì quyền lợi người tiêu dùng

Giảm giá sách giáo khoa vì quyền lợi người tiêu dùng

Câu chuyện giá sách giáo khoa luôn được sự quan tâm lớn của phụ huynh và học sinh trước thềm năm học mới.

Giá sách giáo khoa giảm nhờ điều gì?
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc tiết giảm chi phí để giảm giá thành sách giáo khoa vì mục đích bảo đảm an sinh xã hội, vì quyền lợi người tiêu dùng.

Giá sách giáo khoa được cấu thành từ đâu?

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho biết giá sách giáo khoa được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó tập trung vào 5 yếu tố cơ bản.

Đó là, chi phí tổ chức bản thảo, chi phí nhuận bút, chi phí sản xuất: gồm giấy và công in, chi phí khâu lưu thông hay còn gọi là chi phí phát hành; chi phí tài chính.

Theo ông Tùng, phí tổ chức bản thảo của một bộ sách giáo khoa lên tới hàng trăm tỷ đồng; chi phí nhuận bút hiện nay được tính theo tiết học.

Ông Tùng cho hay, tổng nhuận bút của 2 bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” của NXBGDVN hàng năm cũng lên tới gần 70 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí sản xuất cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng (bao gồm giấy và công in), trong khi, ông Tùng cho biết chi phí sản xuất hiện nay của NXBGDVN hoàn toàn dựa vào vốn vay ngân hàng. Chi phí cho khâu lưu thông, phát hành phí cũng là những khoản chi phí rất lớn.

Mặc dù phải bỏ ra chi phí lớn nhưng trên thực tế hiện nay, việc tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa không phải độc quyền của NXBGDVN. “Chúng tôi đang chiếm lĩnh khoảng 70% thị phần sách giáo khoa, nhưng hoàn toàn không phải là đơn vị độc quyền hay có bất cứ ưu đãi nào”, Phó Tổng biên tập NXBGDVN chia sẻ.

Ông Tùng cho biết thêm về thông tin mức chiết khấu phục vụ việc bán hàng tới người tiêu dùng được phản ánh trên báo chí là 11-15% đối với sách giáo khoa, tùy theo nhà xuất bản. Theo ông đánh giá, mức chiết khấu này đang bị hiểu chưa đúng. Chiết khấu này thực chất là chi phí phát hành. Phát hành sách giáo khoa cũng như phát hành các ấn phẩm sách khác, hay phát hành báo chí đều phải có chi phí, gồm: đóng gói, vận chuyển, kho bãi, giao hàng…

“Mức phí phát hành sách giáo khoa như vậy là rất thấp, đặc biệt là với vùng núi, vùng sâu vùng xa. Tôi có thể lấy ví dụ phí phát hành báo chí hiện nay đang ở mức từ 22% đến 25% giá bìa, cao hơn nhiều so với phí phát hành sách giáo khoa”, Phó Tổng biên tập NXBGDVN cho hay.

Giá sách giáo khoa giảm nhờ điều gì?
Quy trình làm sách giáo khoa của NXBGDVN phải trải qua 8 bước nghiêm ngặt.

Giảm giá sách giáo khoa để bảo đảm an sinh xã hội

Trước thềm năm học mới, NXBGDVN đã giảm trên dưới 10% giá sách giáo khoa đối với từng bộ. Ông Nguyễn Văn Tùng cho biết việc tiết giảm chi phí để giảm giá thành sách giáo khoa là chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đối với NXBGDVN vì mục đích đảm bảo an sinh xã hội, vì quyền lợi người tiêu dùng.

Các đơn vị phát hành cần chia sẻ điều này với doanh nghiệp để cùng thực hiện trách nhiệm xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi các đơn vị nỗ lực tiết giảm các chi phí khác để tối ưu hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

NXBGDVN đã rà soát các chi phí cấu thành giá để thực hiện tiết giảm. Trong những chi phí mà đã rà soát tiết giảm để giảm giá thì có 2 khoản mục quan trọng nhất. Đó là: Chi phí tổ chức bản thảo: “Chúng tôi đã cập nhật sản lượng phát hành thực tế. Sản lượng này lớn hơn so với sản lượng dự kiến, do đó chi phí tổ chức bản thảo phân bổ trên từng bản sách giảm xuống”, ông Tùng cho hay.

Cùng với đó, là chi phí khâu lưu thông tiếp tục được NXBGDVN tiết giảm, theo đó việc tiết giảm chi phí phát hành và bán hàng đã giúp giảm được 2,5% giá bìa.

Với sách giáo khoa các lớp đã xuất bản sẽ tiết giảm chi phí để điều chỉnh giảm giá bán. Cụ thể giá của bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống giảm 9,6%, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo giảm 11,2%.

“Đối với sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12 xuất bản lần đầu chúng tôi đã xây dựng và hoàn thành kê khai giá theo cơ cấu giá đã giảm ở các lớp đã xuất bản trước đó”, ông Tùng thông tin.

Làm sách giáo khoa có lãi nhiều không?

Không ít người cho rằng làm sách giáo khoa là rất lãi. Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Văn Tùng phân tích: Quy trình làm sách giáo khoa của NXBGDVN phải trải qua 8 bước nghiêm ngặt: xây dựng tác giả; xây dựng mô hình bao gồm đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, biên soạn bài mẫu, dạy thực nghiệm; biên soạn bản thảo thô, góp ý điều chỉnh bản thảo tác giả.

Tiếp theo là biên tập thiết kế; thẩm định nội bộ đọc rà soát ý kiến chuyên gia thẩm định; thẩm định quốc gia 2 vòng; giới thiệu sách; tập huấn giáo viên sử dụng sách và cung ứng sách giáo khoa.

“Do đó trong cấu thành giá của sách giáo khoa có rất nhiều chi phí mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. NXBGD Việt Nam và các đơn vị xuất bản sách giáo khoa khác đều phải kê khai giá trên cơ sở các chi phí cấu thành giá và phải được Cục quản lý giá phê duyệt.

Như vậy, trên thực tế, lợi nhuận từ sách giáo khoa hầu như không có, hoặc có rất ít. NXBGD VN có lợi nhuận là từ các sách khác như: sách bổ trợ, sách tham khảo… nhưng dư luận, ngay cả người trong ngành cũng không biết điều này, cứ cho rằng NXBGDVN doanh thu 3.000 tỷ, lãi 300 tỷ là từ SGK. Nếu làm sách giáo khoa dễ và lãi nhiều như vậy thì có lẽ đã có rất nhiều NXB, nhiều đơn vị tư nhân tham gia vào việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa”, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng phân tích.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giam-gia-sach-giao-khoa-vi-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-282132.html

Cùng chủ đề

Đắk Lắk đề xuất thi tuyển sinh học sinh vào lớp 10

Ông Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị sẽ đề xuất Bộ GDĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk cho tuyển sinh đầu vào lớp 10 trong các năm học tới bằng hình thức thi tuyển.Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo GDĐT đã đề xuất thi tuyển. Tuy nhiên, địa phương chưa thực hiện được.Tìm hiểu thực tế cho thấy, hiện nay, có gần...

Nhiều trường học tại Hà Nội dừng tổ chức Trung thu, chung tay ủng hộ đồng bào bão lũ

Giáo viên, học sinh và phụ huynh của Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã ủng hộ hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do mưa lũ.

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Bài đọc nhiều

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Chưa dạy học ở những trường không an toàn

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản hoả tốc đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học. Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, các đơn vị, trường học khẩn trương rà...

Cùng chuyên mục

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

5 nguyên nhân tạo nên sức hút cho ngành Giới và phát triển

Học viện Phụ nữ Việt Nam (TƯ Hội LHPN Việt Nam) là cơ sở đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân ngành Giới và phát triển. PGS.TS Dương Kim Anh - Phó Giám...

Mới nhất

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã...

Nhiều phụ nữ mắc bệnh khó nói

Bà P.P.N. (79 tuổi, tỉnh Kiên Giang) phải mang tã khoảng 8 năm nay do són tiểu. Chỉ cần bà có cảm giác muốn đi tiểu, nước tiểu tự động rỉ ra ngay, không thể nhịn. Bà đã đến khám tại nhiều bệnh viện nhưng chưa tìm ra phương pháp điều trị cảm thấy an tâm.Tại Trung tâm...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Mới nhất