Trang chủPolitical ActivitiesLiên Bộ Công Thương – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Liên Bộ Công Thương – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp lấy ý kiến đề xuất thành lập Hội đồng …


Cuộc họp có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ liên quan gồm Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính; các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt; đại diện các địa phương có diện tích gieo cấy lúa lớn trên cả nước; đại diện các Hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh lúa gạo; đại diện một số doanh nghiệp, trong đó có: Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).

Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ, ngành hàng lúa gạo đóng một vai quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đối với Việt Nam, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, lúa gạo còn có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế đã và đang mang lại nguồn thu giúp cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam, góp phần vào an sinh, ổn định xã hội.

Theo số liệu thống kê, những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 8,1 triệu tấn, tăng 36,6% so với cùng kỳ – đây là mức cao nhất trong 16 năm qua.

Sản xuất lúa gạo cũng tương đối thuận lợi và ổn định trong năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024 (sản lượng năm 2023 đạt 43,5 triệu tấn thóc, tăng 1,9% so với năm 2022;  sản lượng lúa thu hoạch tính đến ngày 15/7/2024 khoảng 25 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ 2023). Năm 2024, sản xuất lúa gạo ước đạt khoảng 43,4 triệu tấn thóc (giảm khoảng 35 nghìn tấn), trong đó tổng khối lượng cho xuất khẩu ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn; xuất khẩu gạo tiếp tục có sự tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm 2024 khi khối lượng tăng 5,8% (đạt 5,18 triệu tấn) và giá trị tăng đến 25,1% (đạt 3,27 tỷ USD), giá xuất khẩu bình quân đạt 632,2 USD/tấn.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và ngành Công Thương đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các khung pháp lý, các chính sách thúc đẩy sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Điển hình là sự ra đời của các Nghị định: số 109/2010/NĐ-CP ngày  04/11/2010, số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, và các Chiến lược, Đề án của Chính phủ, các bộ ngành cũng đã có nhiều tác động tích cực, góp phần đóng góp vào các kết quả đạt được như bảo đảm an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy sản xuất, chế biến, xuất khẩu; nâng cao vị thế, uy tín cho mặt hàng gạo Việt Nam; củng cố, mở rộng thị trường, tiêu thụ kịp thời hàng hóa với giá có lợi cho nông dân.

“Tuy nhiên, các khung pháp lý hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét, sửa đổi, bổ sung khi chưa tạo ra được những động lực đủ mạnh và một môi trường thuận lợi cho người sản xuất và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; thông tin, số liệu liên quan không đầy đủ, xác thực, kịp thời và không phản ánh đúng thực tế gây khó khăn cho điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu gạo trong những thời điểm nhạy cảm” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ.

Năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, xung đột quân sự gia tăng… làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng chi phí vận chuyển, giao hàng; nhiều quốc gia thực thi chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung, ứng phó với tác động tiêu cực của El Nino; sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn khiến nguồn cung không ổn định; liên kết tiêu thụ lúa gạo hạn chế; cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến lúa gạo thiếu, giá vật tư đầu vào tăng  cao, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, lạm phát… là những thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hiện nay.

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương có ý tưởng và thống nhất cao việc đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Hội đồng do Phó Thủ tướng làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Chủ tịch thường trực, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch; Ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, UBND một số tỉnh và một số doanh nghiệp. Hội đồng  sẽ đóng vai trò như một diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân cùng nhau bàn bạc, thống nhất đưa ra những quyết sách quan trọng liên quan đến ngành lúa gạo tại những thời điểm và tình huống khác nhau; nâng cao được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) báo cáo về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Theo đó, Bộ Công Thương đã dự thảo Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách và hồ sơ liên quan về thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, Quy chế hoạt động của Hội đồng lúa gạo quốc gia và ngày 01/8/2024, Bộ Công Thương đã gửi kèm công văn số 5017/BCT-XNK xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách.

Trên cơ sở báo cáo của Lãnh đạo đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo đã thảo luận đóng góp ý kiến về Dự thảo các tài liệu về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Các đại biểu đều thống nhất cao việc thành Hội đồng lúa gạo quốc gia là cần thiết trong bối cảnh mới. Đồng thời bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động thời gian vừa qua.

Sớm hoàn thiện Dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, ngành lúa gạo không chỉ đóng vai trò nòng cốt đối với an ninh lương thực quốc gia, mà còn là ngành có vai trò tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam. Đây cũng là ngành góp phần làm nên thương hiệu Việt Nam, từ một quốc gia “nhập khẩu lương thực” đi đến “tự chủ nguồn cung”, trở thành một quốc gia cân đối về lương thực, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, và là trong số ít quốc gia được xem là cường quốc xuất khẩu gạo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn nhận định, ngành lúa gạo nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: sản xuất lúa gạo còn manh mún, công nghệ chưa tiên tiến; thu nhập người nông dân trồng lúa thấp, đời sống của một số bộ phận còn khó khăn; xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, chưa đa dạng hoá thị trường gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả xuất khẩu; doanh nghiệp chưa chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, khó khăn trong quá trình giao dịch.

“Mặc dù đã có thương hiệu gạo nhưng chưa sử dụng trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu; chưa tạo được thương hiệu sản phẩm gạo Việt Nam trong lòng người tiêu dùng nước ngoài”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Thẳng thắn chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó, Bộ trưởng nêu, nguyên nhân chủ yếu nhất là ngành lúa gạo vẫn thiếu một chiến lược, hay nói cách khác là thiếu một chính sách phát triển ổn định, vững chắc, vẫn mang tính tự phát. Đầu tư của nhà nước (cả ngoài nhà nước) cho sản xuất lúa gạo, nhất là gạo xuất khẩu chưa xứng tầm (về giống, khoa học công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến). Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thiếu chuyên nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc không nắm giữ phát triển thị trường, củng cố thương hiệu. Tại một số thị trường khó tính, gạo Việt Nam đã có “chỗ đứng” nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, chức năng, nhưng các doanh nghiệp và sản xuất gạo không duy trì được các thành tựu, tự đánh mất thị trường. Ngoài ra, các thiết chế xã hội liên quan tới quá trình sản xuất xuất khẩu gạo như Hiệp hội lương thực, Hiệp hội lúa gạo… hoạt động chưa hiệu quả; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và công tác kiểm tra giám sát, xử lý chưa tốt…

Trước bối cảnh mới, để hướng đến mục tiêu đa giá trị, đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, đa dạng nguồn thu nhập cho người trồng lúa và vùng sản xuất lúa, nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp cho bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, theo Bộ trưởng, rất cần một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, ngành hàng trong việc điều phối các hoạt động chung ngành lúa gạo bên cạnh sự quản lý chuyên ngành của các Bộ, đó là Hội đồng lúa gạo quốc gia.

“Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, các khuyến nghị tại cuộc họp, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo các tài liệu về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Hai Bộ cũng mong tiếp tục nhận góp ý của các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời giao cơ quan chức năng của hai Bộ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để Hội đồng lúa gạo quốc gia hoạt động hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.





Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/lien-bo-cong-thuong-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-hop-lay-y-kien-de-xuat-thanh-lap-hoi-dong-lua-gao-quoc-gia.html

Cùng chủ đề

Phát triển bóng đá Việt Nam toàn diện cần sự chung tay của cả hệ thống

VOV.VN - Thể thao nói chung, bóng đá nói riêng là một phần rất quan trọng của văn hóa xã hội và kinh tế quốc gia giúp đóng góp vào sức khỏe thể chất và tinh thần, mang lại niềm vui và kết nối cộng đồng, tăng năng suất quốc gia và thúc đẩy kinh tế quốc gia.   Bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam, vì vậy mỗi khi đội tuyển Việt Nam ra...

Tuổi nhỏ làm việc không nhỏ

Cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão hoành hành tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thiên tai quét qua, để lại dấu ấn tang thương, hàng nghìn căn nhà hư hỏng, hàng trăm ngàn ha lúa và hoa màu bị tàn phá. Trước cảnh tượng đau thương ấy, tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam lại được khơi dậy mạnh mẽ....

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong năm 2023, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba vào Việt Nam với giá trị xuất khẩu 3,1 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ đạt đạt 9,8 tỷ USD, trong đó một phần đáng kể là mặt hàng nông sản. ...

Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Niger Theo tờ Militarytimes, Quân đội Mỹ đã hoàn thành việc rút quân khỏi Niger - một quốc gia ở Tây Phi, theo xác nhận từ một quan chức chính phủ Mỹ vào hôm thứ Hai. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Sabrina Singh cho biết, một nhóm nhỏ nhân viên quân sự vẫn ở lại để đảm bảo an ninh cho Đại sứ...

Giá vàng SJC tăng phi mã, lên mốc 82 triệu đồng/lượng

Tại thời điểm khảo sát lúc 14hh ngày 17/9/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 80,0 triệu đồng/lượng mua vào và 82,0 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 81,0-82,0 triệu đồng/lượng (mua vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có bà Tăng Thị Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận...

Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp …

Phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầuTại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập...

Thúc đẩy hợp tác ngành ô tô, cơ khí với CHLB Đức

Chủ trì Bàn tròn về phía Đức có ông Michael Bose trưởng phòng quan hệ quốc tế, kiêm giám đốc điều hành dự án hợp tác với Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam (BeCAN 2.0); về phía Việt Nam có ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và bà Đặng Thị Thanh Phương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Đức. Bên cạnh đó, có sự tham gia của các cán bộ Hiệp hội và...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức mới đây là phiên livestream đặc biệt của MC-KOC Thùy Dung ngay tại khán...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Bài đọc nhiều

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Bồi dưỡng “Phương pháp nghiên cứu xây dựng các chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ”...

Dự khai mạc Lớp bồi dưỡng có Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước Vũ Xuân Thanh, đại diện một số đơn vị thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa và công chức, viên chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng Phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng, Phó...

Ngành du lịch miền Bắc góp sức khắc phục hậu quả mưa lũ

Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đang tích cực quyên góp, hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ ở nhiều địa phương phía Bắc. Một số cơ sở lưu trú tại Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng đón tiếp miễn phí người dân và các đoàn thiện nguyện. ...

Indonesia ban hành quy định mới về kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu

Theo đó một số nội dung trọng tâm tại Quyết định này cần lưu ý: 1.Quy định mới về thông báo báo trước (Prior Notice) và thông báo Notification of Non-Compliance dành cho các công ty xuất khẩu nước xuất xứ, áp dụng cho các sản phẩm: động vật và các sản phẩm động vật, cá và các sản phẩm cá; thực vật và các sản phẩm thực vật. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện khai báo...

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,...

Cùng chuyên mục

Đại hội Thi đua Quyết thắng Viện Y học cổ truyền Quân đội giai đoạn 2019

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Quân đội tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại đại hội.Các đại biểu dự đại hội.Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Trung tướng Lê Quang Minh...

Đội Công binh số 2 của Việt Nam tại Abyei tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em nghèo

(Bqp.vn) - Với mong muốn mang tới niềm vui cho các trẻ em nghèo ở khu vực Abyei và giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, ngày 16/9 (theo giờ địa phương), Đội Công binh số 2 của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB) ở khu vực Abyei đã tổ chức chương trình “Vui Rằm Trung Thu” cho gần 200 em học sinh ở...

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có bà Tăng Thị Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận...

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Theo đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ GDĐT giá cao tinh thần tương thân, tương ái, tính chủ động trong việc huy động nguồn lực, chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng bào,...

Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp …

Phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầuTại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập...

Mới nhất

Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng”

Tổng số khu đất đưa ra đấu giá là 14 khu, với tổng diện tích 238.323,36 m2. UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2023/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024. Mục...

Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũCán bộ nhân viên MobiFone phát huy tinh thần tương thân tương ái, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. Tổng công ty Viễn thông MobiFone vừa...

Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếu

Đầu tư gì cuối năm 2024: Vàng hẹp cửa tăng, chờ cơ hội từ thị trường cổ phiếuGiá vàng trong nước hiện neo cao do được hưởng lợi từ xu hướng tăng của vàng thế giới. Tuy nhiên, đại diện AFA Capital cho rằng vàng đã phản ánh kỳ vọng của kịch bản rủi ro suy thoái và...

Truyền thông thế giới ‘sốc’ với thành tích của cờ vua Việt Nam ở Olympiad 2024

TPO - Đội tuyển cờ vua Việt Nam đang giữ thành tích bất bại ở Olympiad 2024 và nhận vô số lời tán dương của truyền thông thế giới sau khi cầm hòa tuyển Trung Quốc 2-2. Olympiad tổ chức 2 năm một lần, được ví von là World Cup của môn cờ vua với 197 đội mở rộng, 183...

Làm gì để bớt nghiện mạng xã hội?

Nếu các ứng dụng trên điện thoại và mạng xã hội đang chiếm hết thời gian của bạn, có lẽ đã đến lúc để làm một "cuộc thanh lọc". Dưới đây là những gì bạn cần biết về thải độc kỹ thuật...

Mới nhất