Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngTriển vọng hợp tác Việt Nam

Triển vọng hợp tác Việt Nam


Việt Nam và Singapore từ lâu đã có mối quan hệ song phương bền chặt, đặc trưng bởi sự hợp tác ngày càng sâu sắc về kinh tế, thương mại và đầu tư, quan hệ chính trị và giao lưu nhân dân ngày càng được củng cố.





Với thế mạnh về quy hoạch đô thị và hạ tầng bền vững, Singapore có thể hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực phát triển các thành phố thân thiện với môi trường, giảm phát thải carbon

Tăng cường hợp tác

Năm 2023, Singapore và Việt Nam đã nhất trí sẽ nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược song phương được thiết lập vào năm 2013 lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên đang nỗ lực hợp tác để việc nâng cấp này trở nên thực chất và đáng kể trong những năm tới.

Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore. Các hiệp định này thúc đẩy tự do hóa thương mại, giảm thuế quan, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động tại cả 2 quốc gia.

Ví dụ, vào năm 2023, thương mại song phương Việt Nam – Singapore đạt khoảng 21 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với một thập kỷ trước, chứng minh hiệu quả của AFTA trong việc tạo thuận lợi cho thương mại.

Các FTA này nhằm nhấn mạnh những lợi ích của hệ thống thương mại quốc tế cởi mở, dựa trên luật lệ, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng do chính các quốc gia thương mại lớn đã thiết lập ngay từ đầu. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore theo truyền thống được hỗ trợ bởi Hiệp định khung về kết nối

Singapore – Việt Nam (CFA). Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2006, CFA phản ánh hợp tác trên 6 trụ cột, bao gồm giáo dục và đào tạo; tài chính; công nghệ thông tin và viễn thông; đầu tư; thương mại và dịch vụ; vận tải.

CFA thúc đẩy hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực và tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn cho các công ty ở cả 2 quốc gia. Singapore là một trong 3 nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Các lĩnh vực đầu tư chính của Singapore là dịch vụ tài chính và bảo hiểm, sản xuất, bất động sản, bán buôn và bán lẻ.

Tháng 8/2023, CFA được mở rộng hơn nữa để bao gồm thêm hợp tác trong các lĩnh vực mới và đang nổi như năng lượng, phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.




Triển vọng toàn diện

Cùng với những nỗ lực hoàn thiện khung khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Singapore, hợp tác trong các lĩnh vực mới được xác định vẫn tiếp tục diễn ra nhanh chóng. CFA nâng cao nhằm hướng tới quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện và Biên bản ghi nhớ về quan hệ Đối tác Kinh tế xanh – Kinh tế số Việt Nam – Singapore (được ký kết vào tháng 2/2023) cũng nhằm hướng tới quan hệ mới này.

Có thể thấy, Việt Nam và Singapore có khả năng hợp tác sâu hơn nữa trong một số lĩnh vực.

Một là, công nghệ xanh. Với cam kết chung về phát triển bền vững và đạt được phát thải carbon ròng bằng 0, Việt Nam và Singapore có thể hợp tác trong các dự án công nghệ xanh và năng lượng tái tạo.

Hai mươi năm trước, khi tôi bắt đầu làm việc tại Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam, đất nước này đã được coi là vùng đất yên bình sẽ thu hút các loài chim đến làm tổ. Giờ đây, tôi rất vui mừng khi thấy Việt Nam phát triển mạnh mẽ. GDP bình quân đầu người đã tăng gấp gần 4 lần kể từ năm 2010, vốn FDI vào Việt Nam cũng tăng mạnh qua từng năm.

– Ông Pang Te Cheng, Tổng lãnh sự Singapore tại TP.HCM

Thế mạnh của Singapore về quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng bền vững có thể hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực phát triển các thành phố thân thiện với môi trường và giảm phát thải carbon. Các nghiên cứu về tính khả thi của việc Singapore nhập khẩu năng lượng xanh (điện gió, hydro/amoniac xanh) từ Việt Nam cũng đang được tiến hành.

Hai là, đổi mới sáng tạo. Việt Nam và Singapore đều hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các sáng kiến ​​nghiên cứu và phát triển chung trong các lĩnh vực như thành phố thông minh, chính phủ điện tử, năng lượng tái tạo, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học và chất bán dẫn sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của cả 2 quốc gia trên thị trường toàn cầu.

Tháng 12/2022, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) của Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác Đổi mới sáng tạo Singapore – Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về đổi mới sáng tạo giữa khu vực công, khu vực tư nhân và viện nghiên cứu giáo dục đại học giữa 2 quốc gia.

Ba là, chuyển đổi số. Với sự quan tâm của Việt Nam đối với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nền kinh tế số, các lĩnh vực hợp tác giữa 2 bên có thể bao gồm kết nối số, luồng dữ liệu xuyên biên giới, an ninh mạng và các công cụ chính phủ điện tử.

Tháng 8/2022, National Computer Systems đã công bố quan hệ đối tác với Tập đoàn FPT để mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ trên thị trường và dự kiến ​​tuyển dụng hơn 3.000 người vào năm 2025. Mới đây, một sự kiện kết nối kinh doanh về AI đã được tổ chức tại TP.HCM. Trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng của 2 nước cũng đang tìm hiểu việc triển khai kết nối thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách du lịch.

Bốn là, hợp tác về khả năng phục hồi kinh tế. Đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật nhu cầu về khả năng phục hồi và đa dạng hóa kinh tế. Việt Nam và Singapore có thể xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn, giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Sự hợp tác này rất quan trọng trong việc điều hướng những bất ổn kinh tế trong tương lai. Ví dụ, 2 nước đang xem xét việc xuất khẩu sản phẩm gia cầm đông lạnh và chế biến nhiệt từ Việt Nam sang Singapore, xuất khẩu thịt chế biến từ Singapore sang Việt Nam…

Năm là, giao lưu văn hóa. Việc tăng cường giao lưu văn hóa và quan hệ nhân dân rất cần thiết để thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa người dân 2 nước. Các sáng kiến ​​thúc đẩy giao lưu về giáo dục, du lịch và các chương trình văn hóa sẽ góp phần xây dựng mối liên kết sâu sắc hơn giữa 2 quốc gia.

Sáu là, phát triển giáo dục. Giáo dục là nền tảng của mối quan hệ song phương. Thông qua việc tăng cường hợp tác về giáo dục và hợp tác giữa các trường học, các cơ sở giáo dục đại học, 2 nước có thể trang bị tốt hơn cho lực lượng lao động của mình để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục hiện hành (được gia hạn vào tháng 8/2023) sẽ tạo điều kiện liên kết hơn giữa các trường học của Singapore và Việt Nam thông qua Chương trình Kết nghĩa trường học và các chương trình thực tập… Các cơ sở giáo dục đại học của 2 nước cũng đã ký một số bản ghi nhớ để thúc đẩy trao đổi cán bộ và sinh viên, đào tạo và thực tập, bao gồm giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Bảy là, tăng cường đối thoại chính trị. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại chính trị thường xuyên hơn và cấp cao hơn, cho phép cả 2 nước cùng nhau giải quyết các thách thức trong khu vực và toàn cầu.

Tám là, hợp tác khu vực. Cả 2 nước cam kết duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, điều này phụ thuộc vào quyền tự chủ, uy tín và sự gắn kết của ASEAN, cũng như việc củng cố mối quan hệ của ASEAN với các đối tác đối thoại chủ chốt. Bằng cách hợp tác với nhau, Việt Nam và Singapore có thể giúp định hình chương trình nghị sự kinh tế của ASEAN, thúc đẩy hội nhập khu vực, thực hiện tầm nhìn theo Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, duy trì sự ổn định và an ninh trong khu vực.

Singapore và Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa về các thỏa thuận thương mại, bao gồm các cơ chế mới như Khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Tại một cuộc họp diễn ra vào tháng 6/2024 tại Singapore về IPEF, Singapore, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí thành lập một nhóm công tác chung để tăng cường đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực cũng như nghiên cứu phát triển một mạng lưới cáp ngầm khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện xuyên biên giới.

Hướng tới giai đoạn tiếp theo

Sau khi đạt được những tiến bộ đáng kể, trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều thách thức hơn; phải có cơ chế, chính sách và các điều kiện rất hấp dẫn để thu hút được dòng vốn đầu tư từ những nước lớn nhất và tiên tiến nhất.

Đến nay, Singapore vẫn là một trong những nhà đầu tư có vốn đăng ký lớn nhất tại Việt Nam. Tôi tin rằng, Singapore có thể đóng góp một phần trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam.

Theo khung khổ quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, có lẽ, phải xác định được một dự án thí điểm phù hợp, sử dụng kinh nghiệm của Singapore để tham khảo, nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện, văn hóa, môi trường và giai đoạn phát triển của Việt Nam. Có thể thí điểm các chính sách mới và vận dụng các bài học kinh nghiệm để điều chỉnh theo thực tế trong suốt quá trình này, với mục đích cuối cùng là lan tỏa đến các khu vực khác của đất nước. Như vậy sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn giữa Singapore và Việt Nam trong nhiều năm tới, nhưng cũng sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ chính trị bền vững.





Nguồn: https://baodautu.vn/trien-vong-hop-tac-viet-nam—singapore-rat-tuoi-sang-d221949.html

Cùng chủ đề

Sóc Trăng tổ chức hội nghị quán triệt văn bản về đại hội đảng bộ các cấp

Tham dự có các cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh Sóc Trăng và đại diện các ban Đảng Trung ương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn chủ trì hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng Võ Chí Công nhấn mạnh, Đại hội Đảng là sự kiện chính trị quan trọng...

Nơi xếp hàng chờ mua, nơi mua 1 tặng 3 vẫn vắng hoe

16/09/2024 | 13:33 TPHCM: TPO - Chỉ còn 1 ngày nữa là đến Tết Trung thu. Tại TPHCM, rất nhiều quầy sạp kinh doanh bánh trung thu tung khuyến mãi "sập sàn" vẫn vắng khách, trong khi không ít thương hiệu bánh trung thu chẳng hề...

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Quảng Nam đang lấy ý kiến về Kế hoạch thực hiện...

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên taiĐối mặt với sự tàn phá của thiên tai, ứng dụng công nghệ trong xây dựng tòa nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó và phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Công nghệ xây nhà chống động đất Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm 2023,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Quảng Nam đang lấy ý kiến về Kế hoạch thực hiện...

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên taiĐối mặt với sự tàn phá của thiên tai, ứng dụng công nghệ trong xây dựng tòa nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó và phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Công nghệ xây nhà chống động đất Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm 2023,...

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án Cam kết đầu tư hơn 1,3 tỷ USD để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang gặp vướng mắc không thể triển khai dự án. Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam vừa có kiến nghị gửi tỉnh Quảng...

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực...

Bài đọc nhiều

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung 4 luật liên quan tới đầu tư, gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tại...

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình

Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái BìnhPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Cụ thể, Phó thủ tướng chấp...

Điểm sáng giúp thanh khoản căn hộ phía Nam tăng trở lại

Nguồn cung căn hộ gia tăngTheo báo cáo thị trường bất động sản Tp.HCM và vùng lân cận trong tháng 8/2024 của Công ty CP DKRA (DKRA Group), hiện nay phân khúc căn hộ có sự cải thiện tích cực về nguồn cung và thu hút...

Quỹ Khởi sự Từ của Tập đoàn Kim Oanh tâm tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Chiều 15-9, Quỹ Khởi sự Từ tâm – Công ty CP Tập đoàn Kim Oanh (Tập đoàn Kim Oanh) đã tổ chức chương trình Chuyện trăng non mùa 2 cho 72 trẻ thuộc dự án "Cùng làm cha mẹ". Từ một chủ đề của mùa trung thu 2023, Chuyện trăng non được phát triển, trở thành chương trình chính thức của dự án Cùng làm cha...

Cùng chuyên mục

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Quảng Nam đang lấy ý kiến về Kế hoạch thực hiện...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực...

Sẽ xây nút giao dạng kim cương trên cao tốc Biên Hòa

TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tỉnh lộ 991, đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Hòa Bình dạng kim cương hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến 1.495 tỷ đồng. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông báo kết luận đồng ý chủ trương đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với...

Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh

Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình MinhNgày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh. Quy mô đầu tư Dự án gồm...

cầu cảng cá 185 tỷ không phát huy hiệu quả trong suốt 10 năm

Công trình nhiều cái "không" Dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng do Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2010, hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2013 với quy mô khoảng 23ha, kinh phí gần 185 tỷ đồng. Khi đầu tư, cầu cảng cá sông Trà Bồng được kỳ vọng rất lớn sẽ phục vụ ngư nghiệp cho các...

Mới nhất

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong...

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi....

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Mới nhất