Trang chủChính trịNgoại giaoVùng đất văn hóa hội tụ và tỏa sáng

Vùng đất văn hóa hội tụ và tỏa sáng

Sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng, tỉnh Hải Dương đang nỗ lực hết mình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch, góp phần gìn giữ văn hiến xứ Đông xưa tiếp tục tỏa sáng, trường tồn.

Chùa Côn Sơn - một trong những di tích tiêu biểu của Hải Dương.
Chùa Côn Sơn – một trong những di tích tiêu biểu của Hải Dương.

Nằm ở vị trí phía Đông Bắc của Đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.668 km2, dân số trên 1,9 triệu người. Thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà NộiHải PhòngQuảng Ninh), lại có giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ do gần cảng biển và cảng hàng không nên việc kết nối rất thuận tiện để Hải Dương phát triển kinh tế và du lịch.

Kho tàng di sản văn hóa

Hải Dương nay – xứ Đông xưa có nhiều cảnh quan có giá trị, từ lâu đã nổi tiếng như Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phượng Hoàng, rừng phong lá đỏ Thanh Mai (Chí Linh); An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương (Kinh Môn); cảnh quan sông Hương với các khu miệt vườn cây ăn trái (Thanh Hà); khu Đảo Cò (Thanh Miện) – hệ sinh thái đất ngập nước với hàng ngàn cá thể cò, vạc… còn lại duy nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Từ bao đời, đây là nơi sinh thành, hội tụ và toả sáng của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa như Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Duệ… Là vùng đất có bề dày lịch sử, di sản văn hoá đặc sắc với 3.199 di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng, Hải Dương còn có bốn di tích, cụm, quần thể di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt là Côn Sơn- Kiếp Bạc, An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương, Văn Miếu Mao Điền, đền Xưa – chùa Giám – đền Bia; cùng 142 di tích quốc gia và 271 di tích cấp tỉnh; 11 bảo vật quốc gia và 11 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và những vùng sinh thái hấp dẫn, nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như xương động vật, xương người tiền sử hóa thạch, công cụ lao động bằng đá, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm, tiền cổ… khẳng định loài người đã cư trú liên tục ở vùng đất Kinh Môn từ 3-5 vạn năm trước.

Vùng đất vốn nức tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như: chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), khắc ván in Hồng Lục, Liễu Tràng (TP. Hải Dương), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), giày dép Tam Lâm (Gia Lộc), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)… Đây còn là một miền quê dạt dào các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, tuồng, hát ca trù, hát chầu văn, múa rối nước… đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Đến đây, du khách được thưởng thức nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng trong và ngoài nước như: bánh đậu xanh – top 10 đặc sản quà tặng châu Á; bánh khảo, bánh cuốn (TP. Hải Dương); bánh gai (Ninh Giang); bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang); giò chả (Gia Lộc); gạo nếp cái hoa vàng, hành tỏi (Kinh Môn); vải thiều (Thanh Hà); rươi, cáy (Tứ Kỳ, Kim Thành)…

Với trên 800 lễ hội, trong đó có những lễ hội lớn như Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), Đền Cao (Kinh Môn), Đền Tranh (Ninh Giang)… tỉnh có tiềm năng, thế mạnh lớn về du lịch văn hóa, góp phần phát triển ngành du lịch ở địa phương và của cả vùng Đông Bắc.

Nỗ lực tôn vinh di sản, phát triển du lịch

Sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng, trong những năm qua, tỉnh quan tâm tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch.

Đáng chú ý, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc trên địa bàn ba tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đang được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) khảo sát, thẩm định hồ sơ đề cử để xem xét công nhận trở thành Di sản thế giới. Tầm quan trọng của quần thể di tích danh thắng này được khẳng định thông qua hàng loạt các di tích, danh lam thắng cảnh trong khu di sản được nhận diện xếp hạng ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, với đầy đủ bốn loại hình: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, địa điểm danh lam thắng cảnh.

Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là hồ sơ di sản văn hóa đầu tiên có phạm vi triển khai trên cả ba tỉnh, điều chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Để xây dựng hồ sơ khoa học của quần thể này trình UNESCO, UBND tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang thực hiện. Nếu được UNESCO ghi danh, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc sẽ là di sản văn hóa thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam, cho thấy nỗ lực tôn vinh di sản của ba tỉnh, trong đó có tỉnh Hải Dương.

Trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, sau khi hát ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2009, tỉnh đã có những đóng góp thiết thực, trách nhiệm để bảo vệ và phát huy các giá trị di sản hát ca trù trao truyền lại cho thế hệ sau cũng như góp phần bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

Hiện nay, cùng với các tỉnh, thành phố đồng bằng trung du Bắc Bộ khác, tỉnh đã xây dựng hoàn thiện Hồ sơ Nghệ thuật chèo trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cùng với nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản, Hải Dương còn chú trọng khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với thế mạnh về văn hóa của tỉnh. Nhiều sản phẩm du lịch đặc thù đã trở thành “thương hiệu” của mình.

Đến với Hải Dương là đến với du lịch văn hóa tham quan danh lam thắng cảnh tại Côn Sơn – Kiếp Bạc, An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương, đền Chu Văn An, đền Tranh, đền Khúc Thừa Dụ, Văn miếu Mao Điền… Vùng đất này còn nổi danh nhờ du lịch lễ hội gắn với các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội mùa Xuân, mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc, lễ hội đền Cao An Phụ, lễ hội chùa Nhẫm Dương, lễ hội Văn Miếu Mao Điền, lễ hội đền Tranh…

Nhiều loại hình như du lịch sinh thái ở đây cũng hấp dẫn du khách như: khu du lịch cộng đồng tại Đảo Cò xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện); vùng dọc Sông Hương (Thanh Hà)…

Xác định bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phải gắn với cộng đồng văn hóa truyền thống và bảo đảm sinh kế người dân tại chỗ, Hải Dương chú trọng phát triển du lịch làng nghề: gốm Chu Đậu (Nam Sách), giày dép Hoàng Diệu (Gia Lộc), thêu ren Hưng Đạo (Tứ Kỳ), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), bánh đa Hội Yên, bánh đậu xanh (thành phố Hải Dương), bánh gai, bánh gấc (Ninh Giang)…

Cùng với phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với địa danh của tỉnh, du lịch nông nghiệp đã được khai thác tại các địa phương có các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như Thanh Hà (vải, ổi, bưởi, rươi, cáy), Kinh Môn (cam, hành, tỏi, đà điểu), Chí Linh (na, nhãn), Nam Sách (hành, tỏi, cà rốt), Gia Lộc (dưa, nho), Tứ Kỳ (rươi, cáy)…

Gốm Chu Đậu.
Gốm Chu Đậu.

Bắt kịp xu thế du lịch thể thao kết hợp giải trí, tỉnh cũng có nhiều địa điểm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách như sân golf Chí Linh (TP. Chí Linh), các sự kiện thể thao trong nhà tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh (TP. Hải Dương)…

Xác định tầm nhìn cho tương lai, tỉnh đã và đang xây dựng tám sản phẩm du lịch đặc thù theo Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Có thể kể đến như “Về với nghệ thuật rối nước vùng Đồng bằng sông Hồng” (thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang), “Con đường gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt” (thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách kết nối với Bảo tàng tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Dương), Du lịch nghỉ dưỡng làng quê Việt” (khu vực sông Hương, huyện Thanh Hà), “Văn hóa ẩm thực người Xứ Đông” (xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ)…

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hải Dương tích cực kết nối thị trường quốc tế, đặc biệt tập trung vào thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Việc hợp tác được thực hiện qua trao đổi, giao lưu và tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch mang tính khu vực hoặc quốc tế, qua giao lưu, biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống (ca trù, chầu văn, chèo, rối nước…).

Là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”, Hải Dương nay – xứ Ðông xưa luôn tự hào về những di sản văn hóa tốt đẹp và đang nỗ lực kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa đó, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh trong bản đồ văn hóa du lịch Việt Nam.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hai-duong-vung-dat-van-hoa-hoi-tu-va-toa-sang-281971.html

Cùng chủ đề

Lễ hội Văn hóa – Du lịch Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc diễn ra thành công tốt đẹp

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 8/11 Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam và Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam đã chính thức được diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự sự kiện. ...

Người dân Trung Quốc háo hức với nhạc cụ truyền thống của Việt Nam

(Tổ Quốc) - Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam tổ chức tại Trung Quốc với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, các nghệ sĩ Việt Nam đã mang nhiều nhạc cụ truyền thống đến gần hơn với người dân thành phố Trùng Khánh. ...

Sau “cơn mưa” giải thưởng, du lịch được gì?

Du lịch Việt Nam thường xuyên được vinh danh với hàng loạt giải thưởng nhưng để nhiều khách quốc tế đến và trở lại thì cần nhiều hơn thế… ...

giải bài toán thiếu bác sĩ như thế nào?

Tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 11 (lần 1) mới đây dưới sự chủ trì của ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét tờ trình của Sở Y tế về việc đề nghị cho chủ trương xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo, thu hút và đãi ngộ với nguồn nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập...

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch với thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 6/11, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cùng đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với Ủy ban Phát triển Văn hóa và Du lịch thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và ông Chu Mậu - Phó Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Mới nhất

4 loại trái cây vừa tăng cường miễn dịch, vừa giảm mỡ máu

Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Một số loại trái cây không những...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo...

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove... là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 9/11. UAV Nga tấn công dữ dội vào Kiev, hàng loạt khu vực rung chuyển Tình hình chiến sự 1 tuần qua...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược...

Mới nhất