Trang chủNewsThế giớiBangladesh: Giọt nước tràn ly

Bangladesh: Giọt nước tràn ly

Việc bà Sheikh Hasina, con gái của nhà lập quốc Bangladesh phải từ chức, vội vã bay sang lánh nạn tại Ấn Độ sau 15 năm làm Thủ tướng khiến đất nước 174 triệu dân ở Nam Á càng chìm sâu vào bất ổn.

Bangladesh: Giọt nước tràn ly

Biểu tình bạo lực ở Bangladesh. (Nguồn: Tageschou)

Các cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát tại Bangladesh từ tháng Bảy sau khi Tòa án tối cao nước này khôi phục hạn ngạch dành riêng tới 30% việc làm của chính phủ cho người thân của những cựu chiến binh đã tham gia vào cuộc chiến giành độc lập từ Pakistan năm 1971.

Hệ thống hạn ngạch “đặc quyền” này do Thủ tướng lúc bấy giờ là Sheikh Mujibur Rahman thiết lập, cha của bà Sheikh Hasina, như một chính sách ghi nhớ công lao những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Tuy nhiên, sau hơn 50 năm, con cháu của những cựu chiến binh đấu tranh giành tự do chỉ chiếm khoảng 0,12% đến 0,2% của 174 triệu dân trong khi có tới 18 triệu thanh niên thất nghiệp. Bởi thế, việc chính phủ của Thủ tướng Hasina đưa ra chính sách duy trì hạn ngạch như “giọt nước tràn ly”, khiến sự bất bình âm ỉ từ lâu trong xã hội, đặc biệt là trong thanh niên bùng phát thành bạo động lan rộng.

Cuộc khủng hoảng mang tên “Hạn ngạch viên chức” mang nhiều màu sắc giống như cuộc cách mạng “Mùa Xuân Arab” cách đây 14 năm tại một loạt quốc gia Arab Hồi giáo ở Trung Đông, Bắc Phi. Những người biểu tình lên án chính phủ sử dụng vũ lực quá mức đối với những người phản đối ôn hòa.

Theo Reuters, ít nhất 300 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình từ đầu tháng Bảy đến nay. Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Hasina phủ nhận cáo buộc và cho rằng “những kẻ thực hiện bạo lực không phải là sinh viên mà là những kẻ khủng bố đang tìm cách gây bất ổn cho quốc gia”, càng làm dấy lên bất bình mạnh mẽ hơn trong sinh viên.

Trước làn sóng bạo động leo thang nghiêm trọng, chính phủ Bangladesh đã ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h ngày 4/8. Ngày 5/8, Tổng tư lệnh quân đội nước này, Tướng Waker-Us-Zaman tuyên bố trên truyền hình rằng một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập. Tối cùng ngày, Tổng thống Mohammed Shahabuddin đồng ý thành lập chính phủ lâm thời và cùng với những người đứng đầu Lục quân, Hải quân, Không quân, lãnh đạo các đảng phái chính trị và các thành viên các nhóm dân sự của Bangladesh họp bàn tìm giải pháp để ổn định tình hình.

Đến ngày 6/8, theo yêu cầu của lực lượng biểu tình, Tổng thống Mohammed Shahabuddin tuyên bố giải tán Quốc hội. Tổng thống quyết định trả tự do cựu Thủ tướng Khaleda Zia, Chủ tịch Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh (BNP) cùng tất cả những người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình trước đó. Ngày 7/8, Tiến sĩ Muhammad Yunus 84 tuổi, người được trao giải Nobel Hòa bình năm 2006 nhờ giúp hàng triệu người ở vùng quê Bangladesh thoát nghèo bằng các khoản vay nhỏ trị giá dưới 100 USD, được sự đồng thuận của các phe phái cử làm người đứng đầu chính phủ lâm thời của Bangladesh nhằm tạm xoa dịu tình hình.

Trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay, quân đội Bangladesh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự quốc gia, truy tìm và xét xử các đối tượng chịu trách nhiệm về cái chết của người biểu tình, cũng như hỗ trợ chính phủ lâm thời mới được lập ra tổ chức cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, lực lượng này sẽ không đóng vai trò điều hành chính phủ mới, như tuyên bố của Tổng tư lệnh Waker-Us-Zaman những ngày qua.

Với những gì đang diễn ra, tương lai của Bangladesh sẽ còn ảm đạm, tình hình bất ổn chính trị có thể còn kéo dài. Việc lựa chọn của người dân giữa một bên là chủ nghĩa dân tộc thế tục và một bên là chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ quyết định tương lai chính trị của Bangladesh. Dù kịch bản nào xảy ra, điều có thể đoán định là bất ổn, khó khăn kinh tế sẽ tiếp tục đeo đuổi đất nước Nam Á này trong thời gian tới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bangladesh-giot-nuoc-tran-ly-281928.html

Cùng chủ đề

Quốc gia châu Á chuyển từ dạy ngữ pháp sang giao tiếp, trình độ tiếng Anh ra sao?

BANGLADESH - Tại Bangladesh, quá trình phát triển phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã phản ánh những thay đổi lớn trong chủ trương giáo dục cũng như thực tế nhu cầu xã hội. Trong khi phương pháp truyền thống tập trung vào ngữ pháp đang chiếm ưu thế, quốc gia này đã tiến hành các bước để tăng khả năng giao tiếp cho người học. Di sản lịch sửGiáo dục tiếng Anh ở Bangladesh có nguồn gốc từ thời kỳ...

Tòa án Bangladesh ra lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina

Theo Business Standard, ngày 17-10, một tòa án Bangladesh ra lệnh bắt giữ cựu lãnh đạo lưu vong Sheikh Hasina, người đã rời đất nước sang Ấn Độ hồi tháng 8, sau khi bà bị lật đổ do cuộc biểu tình trong nước. Ông Mohammad Tajul Islam, công tố viên trưởng của Tòa án Tội phạm quốc tế Bangladesh, tuyên bố: “Tòa án đã ra lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng...

Bangladesh siết chặt biên giới khi hàng nghìn người Rohingya đổ về từ Myanmar

Làn sóng người tị nạn từ Myanmar ngày càng tăng khi giao tranh leo thang giữa quân đội chính quyền và Quân đội cứu thế Arakan Rohingya, nhóm nổi loạn người Rohingya hoạt động ở miền bắc bang Rakhine, Myanmar. "Hàng nghìn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh và...

Tình hình Bangladesh sau khi sinh viên lật đổ Thủ tướng hiện thế nào?

Cuộc biểu tình của sinh viên về việc làm nhà nước ở Bangladesh đã phát triển thành cuộc nổi loạn quy mô lớn chống lại Thủ tướng tại vị lâu nhất của đất nước. Bà Hasina, 76 tuổi, đã trốn sang Ấn Độ vào ngày 5/8 khi cuộc bạo loạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về...

Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn

Đầu tuần qua, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã chính thức đón thêm một máy bay thân hẹp A320 gia nhập đội tàu khai thác. Sau khi hạ cánh tại Nội Bài, máy bay mang số hiệu JU-1410 được kiểm tra và thực hiện các công tác phủ livery nhận diện Hãng, chuẩn bị đưa vào...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. ...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina...

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024,...

Mới nhất