Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTP.HCM xây loạt trường mới đón năm học mới

TP.HCM xây loạt trường mới đón năm học mới


TP.HCM xây loạt trường mới đón năm học mới- Ảnh 1.

Trong năm học mới 2024 – 2025, quận Bình Tân (TP.HCM) có bảy trường học mới – Ảnh: PHƯƠNG NHI

Bình Tân là quận đang dẫn đầu TP.HCM trong việc xây phòng học mới đón năm học 2024-2025.

Sự phối hợp nhịp nhàng đã cho kết quả khả quan trong việc thúc đẩy tăng thêm số lượng phòng học mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Ông LÊ HOÀI NAM (phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM)

Thêm 7 trường cho học trò Bình Tân năm học mới

Cuối tháng 7-2024, quận Bình Tân khánh thành được 7 ngôi trường công lập mới, trong đó có 1 trường mầm non, 5 trường tiểu học và 1 trường THCS với 204 phòng học mới, nâng tổng số phòng học ở quận lên 4.061 phòng (công lập là 2.131 phòng).

Đó là Trường mầm non Nguyệt Quế, Trường tiểu học Nguyễn Công Trứ, Trường tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trường tiểu học Trần Cao Vân, Trường tiểu học Đinh Công Tráng và Trường THCS Bình Trị Đông B.

Năm học 2024-2025, quận Bình Tân dự kiến đón hơn 6.800 trẻ vào lớp lá 5 tuổi, hơn 10.000 trẻ vào lớp 1 và 10.530 học sinh vào lớp 6. Quận đang thiếu 1.226 phòng học cho khối tiểu học và THCS.

Như vậy, với 7 ngôi trường mới đưa vào sử dụng đầu năm học mới, Bình Tân dự kiến giảm được sĩ số học sinh/lớp ở bậc tiểu học khi đưa vào sử dụng thêm được 5 trường tiểu học. Sĩ số dự kiến giảm bình quân từ 42,2 học sinh/lớp còn khoảng 41 học sinh/lớp; giữ nguyên được sĩ số học sinh của bậc THCS.

Theo lãnh đạo UBND quận Bình Tân, để có nhiều trường học mới, quận đặt mục tiêu cao độ cho việc tạo quỹ đất cho giáo dục, công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng trường lớp mới; đặt mục tiêu đầu tư công giai đoạn 2020-2025 tập trung các dự án trường lớp.

Quận cũng kêu gọi xã hội hóa để tăng thêm trường lớp bậc tiểu học, THCS. Đến tháng 7-2024, quận Bình Tân cũng có thêm 29 phòng học mới theo nguồn xã hội hóa (trường ngoài công lập).

TP.HCM xây loạt trường mới đón năm học mới- Ảnh 2.

Trường tiểu học Huỳnh Thúc Kháng (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM) – Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cả thành phố tích cực xây trường

Tính đến ngày 31-7, TP.HCM có 12 trường học khánh thành với 325 phòng xây mới. Ngoài 7 trường thuộc quận Bình Tân, TP.HCM có thêm các trường mới rải rác ở các quận 8, 6, 12, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.

Quận 12 cũng vừa khánh thành được 1 trường công lập là Trường tiểu học Thới An với 20 phòng học trước ngày 31-7. Tuy chỉ có thêm 1 trường công lập hoàn thành trước tháng 8, nhưng quận 12 lại là quận có số lượng tăng thêm phòng học khối ngoài công lập cao nhất TP, với 61 phòng học tính đến 31-7 và 115 phòng học nếu tính đến hết năm 2024.

Theo lãnh đạo UBND quận 12, là một quận thiếu trường lớp rất nhiều vì dân nhập cư lớn, quận đang thực hiện nhiều phương án để tăng số lượng phòng học và thực hiện các dự án trường lớp mới. Quận đang tiếp tục rà soát quỹ đất để tăng quỹ đất dành cho xây dựng trường và đẩy mạnh xã hội hóa trong việc tăng thêm trường.

Từ nay đến tháng 12, TP.HCM dự kiến có thêm 6 trường mới tại các quận 4, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh. Với 6 trường mới, TP.HCM dự kiến có thêm 118 phòng học mới trong khối công lập. Ngoài ra số phòng học mới được đầu tư theo hình thức xã hội hóa là 309 phòng.

Sau đó trong năm 2025, TP.HCM tiếp tục hoàn thành được 280 phòng học mới, trong đó tăng thêm 111 phòng trước lễ 30-4-2025. Ngoài ra số phòng được đầu tư theo hình thức xã hội hóa là 570 phòng.

Chuỗi những trường học mới được khánh thành nói trên của TP.HCM cuối tháng 7 vừa qua là những nỗ lực của TP.HCM trong công tác xây dựng 4.500 phòng học mới chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần triển khai đến 21 quận huyện và TP Thủ Đức việc chủ động rà soát, đăng ký danh mục dự án giáo dục bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

“Chúng tôi làm việc liên tục với các sở ban ngành, đề nghị các sở ban ngành có kế hoạch phối hợp thực hiện. Sau đó chúng tôi triển khai đến TP Thủ Đức và 21 quận, huyện xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 và giai đoạn trung hạn 2021 – 2025 lĩnh vực giáo dục”, ông Lê Hoài Nam – phó giám đốc sở – thông tin.

78 dự án cần đưa vào nhóm 1 để đẩy nhanh tiến độ

Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan trong xây dựng trường lớp, đề án 4.500 phòng học vẫn đang gặp các khó khăn, cần tháo gỡ. Trong đó 78 dự án trường học đang thuộc nhóm 2 – nhóm thực hiện theo kế hoạch giai đoạn từ năm 2026 – 2030.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, 78 dự án với số phòng học xây dựng mới 1.418 phòng, tổng mức đầu tư khoảng 6.408,258 tỉ đồng, nhu cầu vốn đầu tư dự kiến 5.464,029 tỉ đồng hiện đang thuộc nhóm “Danh mục các công trình trường học chưa thông qua chủ trương đầu tư khả thi đẩy nhanh tiến độ thực hiện”.

Các dự án này đã có quy hoạch đất nhưng hiện đang thuộc nhóm thực hiện từ năm 2026 – 2030, nên cần được Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát trực tiếp với các quận, huyện và TP Thủ Đức để đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 nhằm đẩy nhanh tiến độ đề án 4.500 phòng học theo lộ trình đã định.

Không để tình trạng có vốn mà không giải ngân được

* Làm sao để quận Bình Tân xây được 7 trường học mới và kịp khánh thành trước năm học mới trong bối cảnh quỹ đất cho giáo dục ngày càng eo hẹp?

TP.HCM xây loạt trường mới đón năm học mới- Ảnh 3.

Phụ huynh háo hức chụp ảnh trước cổng Trường tiểu học Đinh Công Tráng mới được khánh thành ở quận Bình Tân, TP.HCM chiều 5-8 – Ảnh: CẨM NƯƠNG

– Ông Vũ Chí Kiên (phó chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP.HCM): Mục tiêu đầu tư công nhiệm kỳ 2021 – 2025 của quận là tập trung ưu tiên xây dựng trường lớp, thực hiện chỉ tiêu của TP là đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi.

Quận đã ban hành đề án về thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng trường học giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 xây dựng 700 – 1.000 phòng học trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, từng bước phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi.

Xác định việc đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, Quận ủy, UBND quận Bình Tân đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, kiên quyết không để tình trạng có vốn mà không giải ngân được; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện nghiêm, có hiệu quả chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, với các giải pháp:

Chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết giải ngân hằng tháng cho từng dự án, hằng tuần tổ chức họp về công tác giải ngân để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền và kịp thời đề xuất các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền các sở, ngành, TP; thành lập 3 tổ công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân đồng thuận chủ trương dự án và bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.

Kết quả đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 trường học với 204 phòng học, dự kiến đến tháng 12-2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm 1 trường nữa với 30 phòng học mới.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-xay-loat-truong-moi-don-nam-hoc-moi-20240807112257608.htm

Cùng chủ đề

Trường Cao đẳng Du lịch Huế kỷ niệm 25 năm thành lập và khai giảng năm học mới

(Tổ Quốc) - Ngày 28/10, Trường Cao đẳng Du lịch Huế (Bộ VHTTDL) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường (28/10/2019-28/10/2024) và khai giảng năm học mới 2024-2025. ...

Phụ huynh vận động tổ chức gặp mặt tri ân ngày 20-11, trường ra thông báo khẩn

(NLĐO) - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (quận Tân Bình - TP HCM) sáng 25-10 ra thông báo khẩn sau khi xuất hiện tin nhắn vận động tổ chức gặp mặt tri nhân ngày 20-11 ...

Nhiều học sinh trượt đầu vào được quay về nơi thi không đậu nhập học

(Dân trí) - Mặc dù mới đầu năm học 2024-2025, nhưng hàng chục học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xin chuyển trường. Chiều 23/10, ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã tiếp nhận thông tin phản ánh về việc một số trường THPT trên địa bàn có tình trạng học sinh vừa bước vào đầu năm học đã xin chuyển...

Lưu giữ khoảnh khắc thanh xuân tuyệt đẹp trong đêm hội chào tân sinh viên “Newcomer 2024”

Ngày 18/10, Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) đã tổ chức thành công chương trình chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer 2024”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố loại thuốc ‘uống vào bằng chạy bộ 10 cây số’

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch vừa công bố một loại thuốc có thể thay thế việc chạy bộ 10km ở tốc độ cao. Theo báo Guardian, nhóm nghiên cứu từ Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã giới thiệu loại thuốc tên LaKe, có...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. Tại sao tập thể dục vừa phải có thể giúp...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ hội để hình thành các khu đô thị vệ tinh. ...

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về bữa ăn bán trú của học sinh không đủ no?

(NLĐO)- Ngành GD-ĐT cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội góp ý với nhà trường trong tổ chức bữa ăn bán trú. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Mới nhất

Lễ hội “Rồng say” độc đáo của người dân Ma Cao

(NADS) - Người dân uống rượu rồi nhảy múa cùng đầu rồng gỗ trong Lễ hội Rồng say để tưởng nhớ tới công ơn cứu độ chúng sinh của một vị Thiền sư. ...

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán),...

Mới nhất