Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói...

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi?


“Không bất ngờ”

Đây là khẳng định của cô Dương Thanh Thủy – Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, Hà Nội.

“Quy định này đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Thực chất, chương trình đã được ban hành từ 6 năm trước, định hướng rất rõ ràng từ đặc điểm môn học, mục tiêu, yêu cầu và nội dung giáo dục trong bộ môn, đồng thời có những giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình cụ thể. 

Hơn nữa, việc lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa (SGK) đã được thực hiện một phần trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10, đề thi tốt nghiệp THPT khoảng 10 năm trở lại đây. Vì thế, đây không phải là thông tin bất ngờ, khó thực thi”, cô Thủy nói.

Cô M.L.A, giáo viên ngữ văn cấp 2 tại Hà Nội, cũng cho biết: “3 năm trở lại đây, rất nhiều trường không còn dùng ngữ liệu SGK trong đề kiểm tra định kỳ. Hoặc trường học SGK Kết nối sẽ lấy ngữ liệu trong SGK Cánh Diều và ngược lại, mục đích để học sinh làm quen với cách kiểm tra, đánh giá mới.”

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi? - 1

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).

Ghi nhận tại nhiều trường học công lập bậc THPT trên địa bàn Hà Nội như Trường THPT Yên Hòa, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Xuân Phương…, các đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn từ 3 năm nay không còn sử dụng ngữ liệu SGK. 

Điều này cũng diễn ra tương tự ở các trường tư.

Cô Dương Thanh Thủy chia sẻ, ngay từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp đã không sử dụng bất kỳ văn bản nào trong 3 bộ sách giáo khoa hiện hành để ra đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn.

“Để có thể thực hiện được việc này, chúng tôi đã cho học sinh luyện tập, vận dụng đọc hiểu các văn bản ngoài sách giáo khoa ngay sau khi học xong các thể loại.

Bên cạnh đó, tổ bộ môn còn chú trọng nội dung các chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ hướng học sinh có thói quen đọc mở rộng, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.

Các giáo viên được tập huấn để hiểu rõ về yêu cầu, phương pháp dạy học phù hợp, xác định rõ mục tiêu dạy học môn ngữ văn, bảo đảm cung cấp kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh. 

Đặc biệt, trong dạy đọc, chúng tôi nhấn mạnh yêu cầu dạy đọc theo đặc trưng thể loại”, cô Thủy chia sẻ.

Chấm dứt tình trạng học tủ, dạy mẫu

Các giáo viên được tham vấn nhấn mạnh vào lợi ích chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ của học sinh khi không còn tình trạng học tác phẩm nào thi tác phẩm đó như nhiều thập kỷ qua.

Theo cô Dương Thanh Thủy, quy định này sẽ giải quyết triệt để vấn đề dạy tủ, học tủ bao năm qua đã khiến học sinh và cả giáo viên thiếu tính chủ động, sáng tạo.

Khi áp dụng quy định mới này, giáo viên và học sinh sẽ tự học, tự đọc nhiều hơn, từ đó phát huy năng lực bản thân tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các kì thi, người ra đề không còn bị bó hẹp phạm vi ngữ liệu, nội dung câu hỏi có thể đa dạng hơn. 

Người chấm thi sẽ khách quan hơn nữa khi không bị chi phối bởi những kết luận vốn đã quen về những tác phẩm trong SGK.

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi? - 2

Thí sinh thi lớp 10 tại Hà Nội (Ảnh: Thành Đông).

Cô N.T.H., giáo viên ngữ văn tại Quảng Ninh, nói thêm: “Quy định này không chỉ tác động với việc học của học sinh mà trước hết tác động lên cách dạy của giáo viên. Không còn tình trạng học tủ thì cũng không còn tình trạng dạy mẫu. Giáo viên cũng phải trau dồi năng lực chuyên môn để dẫn dắt học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương.”

Cô Dương Thanh Thủy bổ sung thêm: “Không nên lo lắng việc không dùng ngữ liệu SGK để kiểm tra làm cho học sinh mất thói quen đọc sâu, hiểu kĩ tác phẩm. 

Thực tế, để đáp ứng được yêu cầu của một bài kiểm tra định kì, học sinh phải vận dụng tốt các kĩ năng đọc hiểu về cả nội dung và hình thức của văn bản. 

Với hệ thống câu hỏi trong đề kiểm tra đưa ra, học sinh bắt buộc phải đọc kĩ văn bản mới trả lời được. 

Nếu trước đây, học sinh có thói quen đọc hiểu dựa vào những kiến thức đã được cung cấp thì bây giờ học sinh được đọc hiểu chủ động bằng các chiến lược đọc, khiến các em được tự do khám phá văn bản, từ đó có cơ sở hiểu sâu, cảm thật.”

Những nguy cơ có thật

Ở góc nhìn khác, cô N.T.H. cho rằng có lý do để phụ huynh lo lắng khi thay đổi cách đánh giá, kiểm tra môn ngữ văn.

Theo cô H., đã xảy ra tình trạng chọn ngữ liệu ngoài SGK không phù hợp làm đề thi ngữ văn như ngữ liệu quá dài, học sinh mức trung bình khó khăn khi tiếp cận, đọc hiểu. Trong khi đó, ngay cả học sinh khá giỏi cũng không thể làm bài tốt do không đủ thời gian làm bài.

Việc chọn ngữ liệu không đảm bảo chất lượng, ngữ liệu không có nguồn gốc rõ ràng cũng đã xảy ra. 

“Có những tác phẩm được lấy từ mạng internet, chỉ có duy nhất tên tác giả, không biết tác giả đó là ai, có đúng là tác giả thực sự của tác phẩm hay không, hoàn cảnh ra đời tác phẩm như thế nào. Tất cả đều không có thông tin.

Đây là điều tôi cho rằng tối kỵ trong dạy ngữ văn. Giáo viên được chủ động, sáng tạo trong chọn ngữ liệu nhưng không phải thích chọn ngữ liệu nào cũng được.

Ngữ liệu được chọn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, giá trị văn học, có nguồn gốc rõ ràng, có trích dẫn đầy đủ.

Nhiều tác phẩm văn chương chỉ có thể cảm thụ được khi người đọc hiểu rõ về tác giả và bối cảnh ra đời tác phẩm.

Không nói đến học sinh đại trà, phần tự luận cảm thụ văn chương ngoài chương trình sẽ gây khó khăn cho cả thầy và trò nếu thông tin về ngữ liệu quá ít ỏi”, cô H. nói.

Cũng theo cô H., chương trình mới không đặt nặng kiến thức mà tập trung cho kỹ năng, do đó khi kiểm tra rất nặng về phương pháp.

Điều này đòi hỏi giáo viên phải dạy tốt mảng khai thác đặc trưng theo thể loại để học sinh không bối rối trước các ngữ liệu chưa từng đọc bao giờ.

“Nếu giáo viên dạy mảng từ và câu, các biện pháp tu từ không chi tiết, học sinh sẽ khó nhận biết khi tiếp cận văn bản mới. 

Chưa kể, có những đơn vị kiến thức mà ba bộ SGK không đồng nhất. Ví dụ, thành phần biệt lập trong SGK ngữ văn Kết nối có 4, còn sách Cánh diều lại có 5.

Giáo viên buộc phải đọc đủ các bộ SGK hiện hành để cung cấp phương pháp toàn diện cho học sinh”, cô H. nhận định.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Theo đó, trong việc thực hiện đánh giá học sinh THCS và THPT ở môn ngữ văn, Bộ yêu cầu cần tránh sử dụng văn bản, đoạn trích trong SGK làm ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các bài kiểm tra định kỳ ở môn học này.

Yêu cầu này được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra nhằm chuẩn bị cho học sinh lớp 9 và lớp 12 làm quen với định hướng đề thi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có hai kỳ thi quan trọng là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Kể từ năm 2025, đề thi môn ngữ văn thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ không còn sử dụng ngữ liệu trong SGK theo đúng định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/khong-dung-ngu-lieu-sgk-de-ra-de-van-giao-vien-noi-gi-ve-tinh-kha-thi-20240805114823990.htm

Cùng chủ đề

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Năm 2025, xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ra sao?

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, tăng số phương thức xét tuyển đầu vào từ 5 lên 6.Các năm trước đây, ngoại trừ xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên, trường chia đều chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực của các trường: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia...

Nhiều trường đại học dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT

Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhiều đại học dự kiến giảm, bỏ xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2024. Trường điều chỉnh chỉ tiêu với từng phương thức xét tuyển.Cụ thể, phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT chiếm 2% chỉ tiêu (như năm 2024), phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 83% chỉ tiêu (tăng 3% so với...

Nhiều đại học ‘hot’ giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được thay đổi để phù hợp với lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn cùng 2 môn tự chọn. Thí sinh không được phép thi nhiều hơn 2 môn tự chọn. Như vậy, tổng cộng có 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT. Khi số tổ hợp môn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thành đê ngầm bảo vệ bờ biển từng được bình chọn đẹp nhất châu Á

(Dân trí) - Tuyến đê ngầm dài 550m, cách bờ 250-300m, có nhiệm vụ chống sạt lở bờ biển An Bàng, phường Cẩm An (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm nay. Ngành chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình tuyến đê ngầm khu vực biển An Bàng, phường Cẩm An, thành phố Hội An.  Trao đổi với phóng viên Dân...

Hàng nghìn người hành hương về Tòa thánh Tây Ninh

(Dân trí) - Tối 16/9, hàng vạn tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) để chuẩn bị tham gia Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024. Tối 16/9, hàng vạn tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) để chuẩn bị tham gia Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024. Hội yến Diêu Trì Cung là lễ...

Nghi phạm ám sát ông Trump từng liên lạc với quân đội Ukraine

(Dân trí) - Nghi phạm ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đến Kiev và đề nghị giúp đỡ Ukraine. Nghi phạm Ryan Wesley Routh (giữa) (Ảnh: GoFundMe). Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, đã bị bắt vào ngày 15/9 sau khi Mật vụ Mỹ phát hiện ra ông có ý định ám sát cựu Tổng thống Donald Trump tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở West Palm Beach, Florida. Các bài đăng trên mạng xã hội và một...

Ông Trump nói “ghét” Taylor Swift sau khi nữ ca sĩ ủng hộ bà Harris

(Dân trí) - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai nói "ghét" Taylor Swift, vài ngày sau khi nữ ca sĩ nổi tiếng bày tỏ sự ủng hộ với đối thủ của ông - Phó Tổng thống Kamala Harris. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nữ ca sĩ Taylor Swift (Ảnh: Getty).  Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social ngày 15/9,  ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, Donald Trump, đã lên tiếng chỉ...

HUD đang kinh doanh ra sao?

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Công ty TNHH (HUD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 với những kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty đạt gần 1.792 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 136,7 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023.Mặc dù vậy, kết quả...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Thành tích học tập đáng nể

Được tuyển thẳng vào trường công an nhờ thành tích đáng nểNhững ngày này, Sùng A Chua đang chuẩn bị cho quá trình nhập học tại Học viện An ninh Nhân dân. "Em đang rất háo hức, chờ đến ngày nhập học", nam sinh người Mông...

Mới nhất

Hàng nghìn người hành hương về Tòa thánh Tây Ninh

(Dân trí) - Tối 16/9, hàng vạn tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) để chuẩn bị tham gia Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024. Tối 16/9, hàng vạn tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh)...

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường. Nguy hiểm rình rập Lực lượng ngành...

Tin mới nhất về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đề xuất, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày, cộng thêm 4 ngày nghỉ hằng tuần, tổng số ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài...

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Cấp bách khôi phục sản xuất, đảm bảo đủ thực phẩm cuối năm

Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm trên 3.700 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; trên 26.000 con gia súc, trên 2,9 triệu con gia cầm bị chết. Đây cũng chính là thiệt hại về nguồn cung thực phẩm lớn cho cuối năm.Trước tình hình này, phóng viên TTXVN đã có...

Mới nhất