Trang chủNewsThời sựBảo đảm quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người...

Bảo đảm quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người dân


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, yêu cầu đặt ra của Luật Đất đai (sửa đổi) là phải phù hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hoá của các vùng, miền; vừa bảo đảm tính đa dạng, sự giao thoa trong chính sách quản lý, phân bổ đất đai, vừa bảo đảm quyền tiếp cận dất đai công bằng của mọi người dân.

Sáng 14/3, tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng chủ trì hội nghị.

small_pttg-ha2.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại TP Cần Thơ sáng 14/3

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 19 UBND tỉnh, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cùng địa diện lãnh đạo các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết dự thảo luật được chuẩn bị bài bản, khoa học, công phu. Quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan soạn thảo đã quán triệt tinh thần tổng kết, chỉ đạo các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về vấn đề đất đai.

Dự thảo luật nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rất sâu sát của lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ; các Uỷ ban của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; các ban, bộ, ngành; chính quyền các cấp; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội…

Nhiều hội nghị, toạ đàm đã được tổ chức để lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân… một cách bài bản, khoa học, sát thực tiễn, khả thi, tập trung, đúng đối tượng.

Việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) khẳng định vai trò quan trọng của đất đai trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân; phát huy trí tuệ của nhân dân; đưa thực tiễn, đòi hỏi của cuộc sống vào luật; là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực đất đai.

Phát triển đất đai đảm bảo an ninh lương thực

Gợi ý một số nội dung cần tập trung lấy ý kiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết tại các tỉnh phía Nam, đất đai là lĩnh vực hết sức quan trọng, nóng bỏng trước yêu cầu cấp thiết là giải phóng nguồn lực đất đai, đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tốt hơn, hiệu quả hơn.

small_pttg-ha7.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng giải phóng nguồn lực đất đai, đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tốt hơn, hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng chỉ ra một số vấn đề đặc thù về lịch sử, điều kiện tự nhiên liên quan đến nguồn gốc hình thành, mối quan hệ đất đai, ở các tỉnh phía Nam như: Hạn điền; hạn mức chuyển nhượng; chuyển dịch đất đai, thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, hỗ trợ; quyền sử dụng đất ở gắn với đất vườn, ao, hồ; sử dụng đất đa mục đích, đất hỗn hợp để khai thác hiệu quả đất đai… Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến xây dựng luật vừa sát với thực tiễn tại địa phương đồng thời phải theo đúng định hướng trong Nghị quyết 18-NQ/TW về ‘Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao’

Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang có tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp rất nhanh gắn với quá trình đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng cần tính toán hợp lý chỉ tiêu đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên… tại các tỉnh phía Nam, nhất là khu vực Tây Nam bộ, phù hợp để vừa bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.

Về phân bổ, điều chỉnh nguồn lực đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh phải có công cụ điều tiết giá trị tăng lên từ đất đai ở những khu vực có điều kiện chuyển dịch đất đai để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ… sang những khu vực, địa phương, dự án, cộng đồng dân cư không phát sinh giá trị tăng lên từ đất đai, hoặc hạn chế trong chuyển dịch đất đai.

“Đơn cử, các tỉnh Tây Nam bộ rất hạn chế chuyển dịch đất nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực, giữ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên,… thì phải có cơ chế điều tiết lợi ích thu được từ đất đai ở các địa phương khác. Tương tự, hoạt động chuyển dịch đất đai không chỉ hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân và Nhà nước tại nơi triển khai dự án mà cần điều tiết lợi ích, bảo đảm công bằng giữa các cộng đồng, địa phương khác”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phân tích thêm.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra của Luật Đất đai (sửa đổi) là phải phù hợp với điều kiện lịch sử, tự nhiên, văn hoá của các vùng, miền; vừa bảo đảm tính đa dạng, sự giao thoa trong chính sách quản lý, phân bổ đất đai, vừa bảo đảm quyền tiếp cận dất đai công bằng của mọi người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mong muốn ý kiến của các tỉnh phía Nam đóng góp trực tiếp vào từng điều, khoản, mục trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), để giúp cơ quan soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện dự thảo tốt hơn.

small_pttg_toan-canh.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Có những điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh phía Nam đánh giá dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản đã thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết 18-NQ/TW, có những điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng đất.

Là người có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013, ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng quá trình xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bám sát chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về đất đai.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét, tiếp tục cụ thể hoá nội dung về trường hợp giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm; cơ chế giao đất, cho thuê đất sản xuất nông nghiệp; …

Từ kinh nghiệm quản lý đất đai tại địa phương, lãnh đạo UBND các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Tháp… đóng góp nhiều ý kiến sát thực tiễn, về vấn đề định giá đất; bổ sung các điều, khoản thu hồi đất, bồi thường, tái định cư… tương thích với các luật, nghị định có liên quan; thẩm quyền của địa phương về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển quỹ đất…

Nhiều ý kiến còn băn khoăn về phương án xây dựng bảng giá đất, cơ chế cập nhật, điều chỉnh giá đất khi có biến động trên thị trường; phân cấp trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương… được quy định trong dự thảo luật.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An giang cho rằng, có ý kiến không đồng tình vì cho rằng hệ thống tòa án các cấp đang quá tải, trong khi cơ quan hành chính mới là đơn vị am hiểu rõ hơn về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc giải quyết sẽ nhanh hơn cơ quan tư pháp vì có thể quyết định được vấn ngay (giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Ngoài ra, nếu chỉ giao cho cơ quan tòa án hạn chế quyền lựa chọn của công dân, án phí cao không có lợi cho người dân.

small_nguyen-van-giau1.jpg
Ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội phát biểu tại Hội nghị

Ông Nguyễn Văn Giàu cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn về một số phương thức nhằm thu thập, cập nhật dữ liệu về giao dịch bất động sản, sử dụng các công cụ điều tiết thị trường của nhà nước để giá đất sát với giá trị thị trường. 

Hạ tầng dẫn dắt đất đai, xây dựng

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá các ý kiến tại hội nghị tập trung vào những vấn đề người dân quan tâm, nhất là những nút thắt, hạn chế, trong quá trình chuyển dịch đất đai trở thành nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lực lượng lao động.

Công tác lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được các tỉnh phía Nam thực hiện bài bản, khoa học, nhiều hình thức phong phú, là cơ sở khoa học, thực tiễn để xem xét, bổ sung, hoàn thiện dự thảo; huy động thực chất đóng góp trí tuệ của người dân.

Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi về chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là phải bảo đảm lợi ích, giá trị phát triển hài hoà trong từng dự án, với người dân, giữa các cộng đồng dân cư, khu vực, vùng miền.

Trao đổi thêm về các ý kiến trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương, Phó Thủ tướng nhấn mạnh mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch đất đai với quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác. Theo đó, quy hoạch giao thông dẫn dắt quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai.

“Giao thông đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới đến đó, tạo hệ sinh thái mới về đô thị, thương mại, dich vụ. Chúng ta phải sử dụng nguồn lực đất đai đầu tư cho hạ tầng và dùng hạ tầng để phát triển nguồn lực đất đai”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Nghiên cứu, đánh giá kỹ vấn đề tập trung đất đai

small_pttg-ha8.jpg

Về tập trung đất đai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng cần nghiên cứu kỹ, trên cơ sở phân tích, đánh giá khả năng chuyển đổi nền kinh tế, chuyển dịch lực lượng lao động, tác động của thiên tai, dịch bệnh… Tập trung đất đai cần chú trọng vào phương thức tổ chức sản xuất trên cơ sở huy động đất đai quy mô lớn. Nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các cơ chế tham gia như doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, cũng như lợi ích của các bên tham gia, bảo đảm hợp tác công bằng.

Phó Thủ tướng cũng trao đổi về vấn đề mức độ tích tụ đất đai; hạn mức đất ở gắn với vườn, ao, hồ,… nhằm tìm ra chính sách hài hoà với các khu vực, vùng miền khác, theo đúng tinh thần của Hiến pháp “đất đai là sở hữu toàn dân”. “Toàn dân” không phải là từng người dân, cộng đồng dân cư cụ thể, địa phương cụ thể mà là của dân tộc, các thế hệ đi trước, hiện tại, cũng như tương lai.

Nêu thực tế đang tồn tại hai chính sách nhà nước trực tiếp thu hồi đất đai và doanh nghiệp tự thoả thuận, dẫn đến cơ chế hai giá, Phó Thủ tướng nêu rõ Nhà nước là cơ quan quản lý, định giá, thực hiện thu hồi đất. Vì vậy, các địa phương phải bày tỏ quan điểm rõ ràng dự án nào doanh nghiệp thực hiện thoả thuận, dự áo nào nhà nước trực tiếp thu hồi để điều tiết giá trị tăng thêm từ đất đai.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng lưu ý quá trình công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch dự án cần sự tham gia của những người am hiểu, tách bạch cơ quan quản lý và đơn vị tư vấn, có đại diện của các chủ thể có liên quan…

“Khi triển khai những dự án phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, chúng ta phải huy động được người dân được tham gia và thụ hưởng lợi ích thực chất. Quan trọng nhất là cơ chế, cách làm chứ không phải là quy định cụ thể, thực hiện máy móc. Đây cũng là mục tiêu lớn nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng gợi ý, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu làm rõ hơn nữa quyền hạn, trách nhiệm của nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân, cơ quan quản lý đất đai, là người sử dụng đất đai; quyền sử dụng đất và tài nguyên, tài sản trên đất, trong đất; sự tham gia của người dân trong quá trình chuyển dịch đất đai trên cơ sở công khai, minh bạch cách thức chia sẻ lợi ích từ những dự án phát triển, không chỉ cho cộng đồng ngay tại địa phương, mà cả những địa phương, cộng đồng dân cư khác…





Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty Cổ phần Kinh doanh Gạch ốp lát Viglacera vinh dự là nhà tài trợ Vàng cho Giải thưởng Loa Thành – Tổng...

(Xây dựng) - Lễ trao Giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 - 2024 đã diễn ra tại Trung tâm khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Công ty Cổ phần Kinh doanh Gạch ốp lát Viglacera vinh dự là nhà tài trợ Vàng cho Giải thưởng năm nay. ...

Nhà trong hẻm sâu ở Hà Nội, TP.HCM sẽ bắt buộc mua bình chữa cháy

Theo luật PCCC vừa được Quốc hội thông qua, nhà ở trong hẻm sâu tại các thành phố trực thuộc T.Ư sẽ bắt buộc trang bị bình chữa cháy và thiết bị truyền tin báo cháy. Sáng 29.11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV thông qua luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Luật có hiệu lực thi hành từ 1.7.2025, với nhiều quy định mới về điều kiện PCCC...

Loạt món tráng miệng Việt Nam vào top ngon nhất Đông Nam Á

Danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á do TasteAtlas bình chọn giới thiệu với thực khách thế giới loạt món ngon xuất xứ Việt Nam. Chè ba màu là món ăn Việt Nam đầy màu sắc thuộc thể loại món tráng miệng kiểu đồ uống nhưng lại có độ đặc. Món này có thể bao gồm xôi, trân châu, hạt sen, đậu ngọt, hạt dẻ nước hoặc thạch... Chè ba màu là món tráng miệng phổ biến ẢNH: PN...

Sơn Tây phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Thông qua việc khuyến khích các chủ thể là hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và ưu tiên phát triển sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, đến nay, thị xã Sơn Tây đã xây dựng được hơn 100 sản phẩm OCOP các loại. Cách làm này góp phần mở ra cơ hội phát triển nghề, mở rộng thị...

4 cách trị đau họng dễ làm lại hiệu quả khi trời chuyển lạnh

Thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là khi giao mùa, thường kéo theo sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp, trong đó có đau họng. Súc miệng bằng nước muốiSúc miệng bằng nước muối là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả để giảm đau họng và giảm ho. Muối có tác dụng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Muối có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu niêm mạc cổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

(TN&MT) - Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. ...

Tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam

Chiều 28/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Phần Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Rikka Purra. Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm cảm ơn những tình cảm của Quốc vương Campuchia đối với Việt Nam, khẳng định chuyến thăm lần này của Quốc vương là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dấu mốc góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Nhà ở tại khu vực không đảm bảo hạ tầng giao thông phải có thiết bị truyền tin báo cháy

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy định nhà ở tại TP trực thuộc Trung ương ở khu vực không bảo đảm hạ tầng giao thông hoặc nguồn nước phục vụ chữa cháy phải trang bị thiết bị truyền tin báo cháy. Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Luật gồm 55 điều, có hiệu lực từ 1/7/2025. Đáng chú...

Nga tuyên bố có thể tiếp tục tấn công Kiev bằng Oreshnik

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin cho biết 100 máy bay không người lái và 90 tên lửa đã được phóng vào Ukraine trong hai ngày qua "để đáp trả các cuộc tấn công sâu" bên trong nước Nga, đồng thời tuyên bố có thể sẽ tấn công Kiev bằng tên lửa...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình biểu diễn của Đoàn Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly đã tới dự chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ sỹ Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tối 28/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Cuba tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật biểu diễn của Đoàn nghệ sỹ Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba tại Nhà hát...

Bắc Bộ và Hà Nội rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng

(ĐCSVN) – Hôm nay (29/11), Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội rét về đêm và sáng sớm, có mưa vài nơi, sương mù nhẹ; trưa chiều hửng nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ có ưa rào và dông vài nơi. ...

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

(TN&MT) - Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. ...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình biểu diễn của Đoàn Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly đã tới dự chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ sỹ Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tối 28/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Cuba tại Việt Nam tổ...

Bắc Bộ và Hà Nội rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng

(ĐCSVN) – Hôm nay (29/11), Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội rét về đêm và sáng sớm, có mưa vài nơi, sương mù nhẹ; trưa chiều hửng nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ có ưa rào và dông vài nơi. ...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 29/11/2024: Thêm ngân hàng đua tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 29/11/2024 ghi nhận sự xuất hiện của KienLongBank vào danh sách những ngân hàng vừa tăng lãi suất huy động. Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank) vừa trở thành ngân hàng thứ 16 gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động trong tháng 11 này sau khi vừa tăng lãi suất ngân hàng...

Triển khai đồng bộ các biện pháp hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm

Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước;...

Chính phủ Chad chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp

Chính phủ Chad ngày 28.11 tuyên bố họ đã chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp, động thái có thể...

Mới nhất