Trang chủNewsThế giớiChâu Âu đối mặt khó khăn kinh tế, lần này lỗi không...

Châu Âu đối mặt khó khăn kinh tế, lần này lỗi không phải tại năng lượng


Hoạt động công nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục suy giảm vào tháng 7, trong khi những khó khăn kinh tế mà “cựu lục địa” phải đối mặt ít có dấu hiệu thuyên giảm, theo kết quả khảo sát kinh doanh được công bố hôm 1/8.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) mới nhất của Ngân hàng thương mại Hamburg (HCOB) – đo lường sức khỏe tổng thể của các nhà máy trên toàn khu vực Eurozone, giữ nguyên ở mức 45,8 điểm. Con số này cao hơn một chút so với mức 45,6 điểm được báo cáo trong ước tính nhanh công bố tuần trước, nhưng thấp hơn đáng kể so với mốc 50 điểm phân biệt giữa tăng trưởng và suy giảm.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và Eurozone, có PMI thấp nhất trong 3 tháng, trượt từ mức 43,5 điểm xuống 43,2 điểm trong giai đoạn tháng 6-tháng 7. Điều này diễn ra sau khi tăng trưởng GDP của quốc gia này yếu hơn dự kiến, -0,1% thay vì dự báo trước đó là +0,1%, do cơ quan thống kê Eurostat của EU công bố.

Tin tức này làm gia tăng nỗi lo rằng Đức có thể đang bên bờ vực của một cuộc suy thoái kỹ thuật (được xác định bằng ít nhất 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm) chỉ vài tháng sau khi thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế năm 2023, khi đầu tàu châu Âu ghi nhận thành tích tệ nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.

Ông Sander Tordoir, nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm Cải cách châu Âu (CER), cho biết tình trạng suy thoái công nghiệp của Đức không còn có thể được đổ lỗi cho sự tăng vọt giá năng lượng theo sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine vào tháng 2/2022, vì chi phí năng lượng hiện nay nhìn chung tương tự như mức trước đại dịch Covid-19.

“Tôi nghĩ sẽ mất thời gian để phân tích các yếu tố, nhưng cũng rất rõ ràng rằng không thể thực sự là lỗi của năng lượng nữa”, ông Tordoir nói với cổng thông tin Euractiv hôm 1/8.

Châu Âu đối mặt khó khăn kinh tế, lần này lỗi không phải tại năng lượng- Ảnh 1.

Chi phí năng lượng ở châu Âu hiện nay nhìn chung tương tự như mức trước đại dịch Covid-19. Ảnh: The Guardian

Vị chuyên gia cho rằng những nguyên nhân có thể dẫn đến sự suy giảm công nghiệp của Đức bao gồm nhu cầu trong nước và bên ngoài chậm lại cũng như sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, quốc gia đang ngày càng ưu tiên xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tiên tiến.

“Thặng dư xuất khẩu sản xuất của Trung Quốc cao hơn nhiều so với trước đại dịch và chúng có xu hướng nằm ở các lĩnh vực thế mạnh của Đức, chủ yếu là ô tô. Vì vậy, theo tôi, đó hẳn là một yếu tố lớn”, ông Tordoir cho biết.

Trong khi đó, Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Eurozone, đã ghi nhận mức giảm PMI thậm chí còn lớn hơn, từ 45,4 xuống 44. Đây là mức thấp nhất mà nước này ghi nhận trong 6 tháng và thấp hơn một chút so với ước tính sơ bộ của tuần trước là 44,1.

“Hoạt động công nghiệp ở khu vực Eurozone đã bị ảnh hưởng trên diện rộng vào tháng 7”, ông Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng thương mại Hamburg (HCOB), cho biết trong một tuyên bố.

Vị chuyên gia cho biết thêm rằng dữ liệu khảo sát cho thấy chỉ có Hy Lạp và Tây Ban Nha ghi nhận “tăng trưởng thực chất” trong hoạt động nhà máy vào tháng trước – nhưng cảnh báo rằng “ngay cả ở các nước này, động lực cũng đã chậm lại đáng kể”.

“Nhiều khả năng ngành sản xuất sẽ phải đối mặt với thời kỳ khó khăn trong những tháng tới”, ông De la Rubia nhận định.

Minh Đức (Theo Euractiv)



Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chau-au-doi-mat-kho-khan-kinh-te-lan-nay-loi-khong-phai-tai-nang-luong-204240802155012598.htm

Cùng chủ đề

Loạt vũ khí đáng kinh ngạc của xe chiến đấu bộ binh Đức được Ukraine dùng ở Kursk

Ngày 16 tháng 9, Avia thông tin, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh tấn công nhằm vào một đoàn xe bọc thép của Ukraine ở khu vực Kursk. Đây là những khí tài được các nước phương...

Ủy viên EU của Pháp nói sẽ từ chức vì mâu thuẫn với Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Trong đơn từ chức được ông Breton đăng trên X vào ngày 16/9, ông cho biết bà Von der Leyen vài ngày trước đã yêu cầu Pháp rút tên ông khỏi danh sách ứng cử viên Ủy ban châu Âu "vì lý do cá nhân" để đổi lấy "một danh...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với mọi quốc gia và cá nhân. Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Loạt vũ khí đáng kinh ngạc của xe chiến đấu bộ binh Đức được Ukraine dùng ở Kursk

Ngày 16 tháng 9, Avia thông tin, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh tấn công nhằm vào một đoàn xe bọc thép của Ukraine ở khu vực Kursk. Đây là những khí tài được các nước phương...

Tính phương án “hạ ngầm” trên đoạn đường 1.000 tỷ đồng/1,5km

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đang giao đơn vị chức năng xem xét việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật (theo hướng tiêu chuẩn cao hơn hoặc hạ ngầm) khi di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Đồng minh thân cận của Tổng thống Pháp Macron được đề cử vị trí Ủy viên EU

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp sắp mãn nhiệm Stéphane Séjourné vừa được đề cử làm ứng cử viên của Pháp cho chức Ủy viên Liên minh châu Âu (EU), thay thế ông Thierry Breton, Điện Élysée cho biết trong một tuyên bố hôm 16/9.Ông Séjourné, người...

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới 151 km/giờ đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, nơi có gần 25 triệu dân, vào khoảng 7h30 sáng...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Philippines, Trung Quốc ứng phó với bão Bebinca

Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cho biết, từ đêm 15-9 đến sáng 16-9, bão Bebinca sẽ đổ bộ dọc theo bờ biển từ Thái Châu ở Chiết Giang đến Kỳ Đông ở Giang Tô, gây mưa lớn và gió giật. Bộ Thủy lợi nước này đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 đối với tình trạng ngập lụt ở Thượng Hải và...

Cùng chuyên mục

Loạt vũ khí đáng kinh ngạc của xe chiến đấu bộ binh Đức được Ukraine dùng ở Kursk

Ngày 16 tháng 9, Avia thông tin, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh tấn công nhằm vào một đoàn xe bọc thép của Ukraine ở khu vực Kursk. Đây là những khí tài được các nước phương...

Đưa giá trị Hồi giáo vào từng “ngóc ngách” đời sống

Halal không gói gọn trong những quy định nghiêm ngặt của một ngành công nghiệp đang lên mà còn là nền tảng đạo đức và bản sắc văn hoá của cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới.

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Mới nhất

Cô giáo Hoàng Minh Diệp nói gì khi được cộng đồng mạng phong là ‘hoa hậu’?

Ngày thứ 6 sau khi nước rút, cô Diệp cùng các thầy cô tại Trường tiểu học và THCS Minh Chuẩn đang tất bật dọn dẹp nốt để chuẩn bị đón các bạn học sinh quay trở lại trường.Ở khối mầm non,...

SỨC HÚT CỦA SỰ ĐỘC BẢN

Khi một thiết kế được tạo ra với dấu ấn riêng biệt, nó không chỉ đơn thuần là trang sức hay quà tặng, mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm những thông điệp và câu chuyện cá nhân của người sở hữu. Dấu Ấn Độc Bản Từ Trang Sức Trong thế giới mà sự đồng nhất lên...

Ông Trump điện đàm với Tổng thống Biden, đổ lỗi phe Dân chủ về vụ bị ám sát hụt

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người tiền nhiệm Donald Trump về vụ cựu tổng thống bị ám sát hụt lần thứ 2. Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Emilie Simons, ông Biden và ông Trump đã có một “cuộc trò chuyện thân mật” chiều 16/9 (giờ Mỹ). Trong đó, lãnh...

Nghi phạm ám sát ông Trump từng liên lạc với quân đội Ukraine

(Dân trí) - Nghi phạm ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đến Kiev và đề nghị giúp đỡ Ukraine. Nghi phạm Ryan Wesley Routh (giữa) (Ảnh: GoFundMe). Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, đã bị bắt vào ngày 15/9 sau khi Mật vụ Mỹ phát hiện ra ông có ý định ám sát cựu Tổng thống Donald Trump...

Ông Donald Trump và nghi án bị ám sát lần 2, tài sản tỷ USD ra sao?

Tài sản của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục giảm sau khi đã rớt mạnh sau cuộc tranh luận với bà Kamala Harris và kết quả kinh doanh thua lỗ của công ty Trump Media trước đó. Theo Forbes, tính tới ngày 16/9, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump có khối tài sản 3,9 tỷ USD, giảm 42 triệu USD...

Mới nhất

Những lưu ý quan trọng