Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBão giá nhà trọ, tân sinh viên "quay xe" chọn ký túc...

Bão giá nhà trọ, tân sinh viên “quay xe” chọn ký túc xá


Bão giá nhà trọ, tân sinh viên

Ký túc xá của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: VNU.

“Nhà trọ đắt lắm, đăng ký ở ký túc xá đi cho rẻ, bố mẹ đỡ tốn tiền”.

Đây là điều là mà Nguyễn Trang (quê ở Nam Định) nghe được trong những ngày gần đây. Gia đình, họ hàng đều khuyên em nên chọn ở ký túc xá khi lên Hà Nội học đại học để tiết kiệm chi phí.

Băn khoăn ở ký túc xá hay đại học

Chia sẻ với Tri Thức – Znews, Nguyễn Trang cho hay khả năng cao em sẽ đậu đại học ở quận Cầu Giấy – khu vực đông sinh viên. Nếu thuê trọ, có thể nữ sinh sẽ phải tốn từ 2 triệu đồng mỗi tháng, chưa bao gồm tiền điện, nước…

“Nếu cả nhà không khuyên, em vẫn tính đến chuyện ở ký túc xá vì giá thuê trọ đắt quá”, Trang chia sẻ.

Tương tự, thi tốt nghiệp THPT 2024 được 26,4 điểm, Dương Yến (quê ở Nghệ An) đăng ký hai nguyện vọng vào Học viện Kỹ thuật quân sự và Đại học Dược Hà Nội. Tính toán khả năng đỗ vào trường quân đội thấp hơn, Yến đã bắt đầu tìm hiểu dần về việc ăn ở, sinh hoạt nếu theo học Đại học Dược Hà Nội.

Mấy ngày nay, Yến lên mạng tìm hiểu về giá nhà trọ quanh khu vực trường. Khảo sát một vòng, Yến thấy với giá 3,5 triệu đồng, em có thể thuê được căn phòng rộng khoảng 20 m2, có đủ giường, tủ, bàn bếp, vệ sinh khép kín. Yến khá ưng ý với những phòng trọ như vậy. Thế nhưng, 3,5 triệu đồng đang là mức chi khá cao đối với gia đình nữ sinh nếu em không tìm được bạn ở ghép.

Yến quay sang tìm hiểu thêm ký túc xá của trường. Địa điểm chỉ cách trường khoảng 1 km, nữ sinh nghĩ việc đi học chắc hẳn sẽ thuận tiện. Mức chi phí ở ký túc giá cũng vừa phải, giá thuê mỗi tháng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, rẻ hơn nhiều nếu thuê trọ.

Dù vậy, Yến vẫn còn băn khoăn bởi ký túc xá thường giới hạn giờ ra vào, hơi bất tiện nếu em đi làm thêm. Ngoài ra, Yến cũng lo ngại vấn đề an ninh hay vệ sinh khi nghe thế hệ đi trước kể lại rằng “ký túc xá không sạch sẽ, dễ mất trộm”. Ngoài ra, việc không được nấu ăn cũng là vấn đề cần lưu ý.

Nguyễn Trang cũng nghe về những “giai thoại” ở ký túc xá như không được đi đêm về hôm, dễ cãi nhau với bạn cùng phòng, bạn dẫn người yêu về phòng…

Tự đánh giá bản thân là người dễ tính nên Trang không quá ngại vấn đề này, nhưng em vẫn hơi băn khoăn chuyện nấu ăn. Nếu ký túc xá không cho nấu nướng, nữ sinh sẽ phải ăn ngoài. Như vậy, chi phí ăn uống khá tốn kém, kèm theo đó là nguy cơ ăn uống không hợp vệ sinh và không đảm bảo dinh dưỡng.

Nhà trọ tăng giá, ký túc xá “lên ngôi”

Chia sẻ kinh nghiệm ở với các tân sinh viên, Lưu Hiệu (sinh viên năm thứ 2 tại Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM) cho biết một năm trước, khi chuẩn bị nhập học, nam sinh cũng phân vân việc ở trọ hay ký túc xá. Thế nhưng, giá phòng trọ lên tới 3-4 triệu đồng/phòng và với xu hướng giá ngày càng tăng khiến Hiệu “quay xe”, chọn đăng ký vào ký túc xá.

Ở đây, mỗi kỳ, Hiệu đóng 2,5 triệu đồng, tức chỉ mất 500.000 đồng mỗi tháng cho tiền phòng. Cộng thêm các chi phí điện, nước, mạng khoảng 150.000 đồng, nam sinh tiết kiệm kha khá tiền cho bố mẹ khi chi phí chỉ bằng 1/5 so với thuê trọ.

Bão giá nhà trọ, tân sinh viên

Một góc chụp tại ký túc xá của Lưu Hiệu. Ảnh: NVCC.

Trong ký túc xá cũng có rất nhiều tiện ích như nhà vệ sinh khép kín, bàn học, bàn ăn, tủ cá nhân, nhà để xe, thư viện… Phòng của Hiệu có 3-8 sinh viên ở (tùy thời điểm) nhưng diện tích khá rộng nên vẫn thoáng. An ninh ở đây cũng được đảm bảo, muốn ra vào, sinh viên phải quẹt thẻ đã được đăng ký ban đầu.

Dù ký túc xá giới hạn giờ giấc, 22h30 sẽ đóng cửa, song Hiệu cũng không thấy bất tiện vì dù đi làm thêm, em cũng chọn chỗ làm gần, tan sớm để không về trễ.

Điều Hiệu thấy vui nhất là tìm được những người bạn hợp tính ở ký túc xá. Do được sắp xếp ở xen kẽ với sinh viên năm 2-3, năm nhất của Hiệu “nhẹ nhàng” hơn khi thường xuyên được các anh khóa trên hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình học và sinh hoạt.

“Tất nhiên vẫn sẽ có những bất tiện như mình không được nấu ăn, phải đi ăn ngoài, chi phí sẽ cao hơn một chút, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dù vậy, trải nghiệm ở ký túc xá của mình tốt hơn nhiều so với số tiền phải bỏ ra nên hiện tại, mình vẫn chưa có ý định chuyển ra ngoài”, Hiệu chia sẻ.

Tương tự, Minh Huyền, sinh viên tại Đại học Kiểm sát Hà Nội, cũng chỉ ra những ưu điểm khi ở ký túc xá.

Đầu tiên là về giá cả. Huyền ở ký túc xá phòng 6 người, tiền phòng 400.000 đồng/tháng, điện nước tính giá rẻ hơn so với giá dân và tiền Wi-Fi là 300.000 đồng/tháng kèm theo gói truyền hình.

Điều thứ 2 Huyền thấy thích khi ở ký túc xá là được ở chung với những người bạn học chung ngành. Do đó, khi học tập và ôn thi cuối kỳ, cả phòng có thể hỗ trợ lẫn nhau, lịch học cũng khá đều nhau nên mọi người đều cảm thấy thoải mái và không bị ảnh hưởng.

Ngay từ khi nhận phòng ký túc xá, Huyền và 5 người bạn cùng phòng đã cùng nhau thống nhất một số quy định nên nhìn chung mọi người ở với nhau khá hòa hợp, không có xích mích hay cãi vã.

Điều thứ 3 là ký túc xá của Đại học Kiểm sát Hà Nội cho phép người nhà đến thăm. Huyền cho biết nếu phụ huynh muốn đến thăm con, sinh viên chỉ cần đăng ký trước với ban quản lý, có thể phụ huynh sẽ được hỗ trợ sắp xếp chỗ ngủ qua đêm.

“Điều em không thích khi ở ký túc xá là không được nấu ăn, phải ăn ngoài và ký túc xá đóng cửa sớm nên khó đi chơi về muộn”, Huyền nói.

Bài học kinh nghiệm khi ở ký túc xá

Sau một năm ở ký túc xá của trường, Minh Huyền rút ra được một số bài học để các tân sinh viên tham khảo.

Về chuyện đăng ký ở ký túc xá, Huyền khuyên rằng phải đăng ký càng nhanh càng tốt để tránh hết suất. Tại trường của nữ sinh, chỉ khoảng 60% sinh viên được phép đăng ký ở ký túc xá, kèm với điều kiện sinh viên không có hộ khẩu Hà Nội.

Trong quá trình chung sống với bạn cùng phòng, nữ sinh khuyên các tân sinh viên nên sinh hoạt gọn gàng, sạch sẽ và cần tôn trọng cuộc sống riêng tư của mỗi người.

Huyền lấy ví dụ trong thời gian cả phòng học bài hoặc nghỉ ngơi, các bạn không nên gây tiếng ồn hoặc nói chuyện quá to tiếng để tránh ảnh hưởng người khác.

Ngay từ khi nhận phòng, theo Huyền, sinh viên nên mạnh dạn trao đổi với bạn cùng phòng về những nguyên tắc khi sống chung như giữ vệ sinh sạch sẽ, không tự ý dùng đồ dùng cá nhân của người khác, không đưa người yêu về phòng…

“Chọn ở ký túc xá nghĩa là bạn sẽ sống chung với nhiều người nên bạn không nên giữ cái tôi quá cao để tránh gây xích mích. 

Ngoài ra, các bạn không nên bầu trưởng phòng mà hãy giữ quyền lợi bình đẳng, đồng thời sòng phẳng trong chuyện tiền bạc, như vậy mọi người sẽ dễ sống với nhau hơn”, Huyền nói.





Nguồn: https://danviet.vn/bao-gia-nha-tro-tan-sinh-vien-quay-xe-chon-ky-tuc-xa-20240802163048428.htm

Cùng chủ đề

Hỗn loạn chờ đăng ký chỗ ở ký túc xá, Đại học Bách khoa Hà Nội nói gì?

Theo phản ánh của một số phụ huynh và tân sinh viên, khâu giải quyết thủ tục đăng ký chỗ ở ký túc xá của Đại học Bách khoa Hà Nội trong ngày đầu làm thủ tục nhập học gặp nhiều khó khăn, thiếu người hướng dẫn, phân luồng nên đã xảy ra tình huống "hỗn loạn". Nhiều tân sinh viên cũng phản ánh dù đã đăng ký online nhưng đến khi làm hồ sơ trực tiếp vẫn...

Giá thuê ký túc xá các trường đại học ở Hà Nội năm 2024

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội hỗ trợ sinh viên 2 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí, miễn phí chỗ ở trong ký túc xá với những em theo học ngành Toán, Vật lý, Hóa học.Với sinh viên không đăng ký các ngành ưu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định giá phòng ở ký túc xá từ 140.000 - 215.000 đồng/tháng tùy vào từng loại phòng 2-10 người/phòng (giá chưa gồm dịch vụ gia tăng...

Giá thuê ký túc xá các trường đại học ở TP.HCM cao nhất 3,4 triệu đồng/tháng

Trường Đại học Quốc gia TP.HCM năm học 2024-2025 dự kiến tiếp nhận 35.500 sinh viên vào ở nội trú, trong đó dành 10.500 chỗ ở cho tân sinh viên của 22 trường đại học và cao đằn trên địa bàn.Trong bảng giá phòng do Đại học Quốc gia TP.HCM công bố, để tân sinh viên đăng ký, đơn giá phòng ký túc xá có nhiều mức giá khác nhau, tùy theo số người ở và mức độ...

Các trường đại học nói gì?

Bắt đầu từ tháng 7-8, giá phòng trọ tại các khu vực tập trung nhiều trường đại học ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" lên theo mùa nhập học của sinh viên. Tuy nhiên, giá phòng trọ năm nay bất ngờ tăng mạnh khiến nhiều...

Kí túc xá chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên

TP - Tân sinh viên từ ngoại tỉnh trúng tuyển vào các trường đại học (ĐH) tại Hà Nội bắt đầu nhập học cho đến đầu tháng 9. Dù sinh viên thiếu chỗ ở nhưng khu nhà ở cho sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp vẫn luôn “ế” vì không tiện giao thông Chị Trần Dịu (Hải Phòng) vừa lên nhóm lớp cũ ĐH để nhờ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành tích học tập đáng nể

Được tuyển thẳng vào trường công an nhờ thành tích đáng nểNhững ngày này, Sùng A Chua đang chuẩn bị cho quá trình nhập học tại Học viện An ninh Nhân dân. "Em đang rất háo hức, chờ đến ngày nhập học", nam sinh người Mông...

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông HậuCái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt...

Giải pháp giám sát hành trình VNPT

Quản lý hành trình xe máy, xe điện, xe đạp - chống trộm hiệu quảVới VNPT Safe Motor, phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi lộ trình di chuyển của con qua ứng dụng di động. Mỗi khi xe di chuyển, thiết bị sẽ cung...

Hải Dương tiếp nhận gần 20 tỷ ủng hộ từ các doanh nghiệp, cá nhân khắc phục bão số 3

Chiều ngày 16/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi với số tiền 1.850.000.000 đồng. Trong đó, Tập đoàn An Phát...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Thành tích học tập đáng nể

Được tuyển thẳng vào trường công an nhờ thành tích đáng nểNhững ngày này, Sùng A Chua đang chuẩn bị cho quá trình nhập học tại Học viện An ninh Nhân dân. "Em đang rất háo hức, chờ đến ngày nhập học", nam sinh người Mông...

Giải pháp giám sát hành trình VNPT

Quản lý hành trình xe máy, xe điện, xe đạp - chống trộm hiệu quảVới VNPT Safe Motor, phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi lộ trình di chuyển của con qua ứng dụng di động. Mỗi khi xe di chuyển, thiết bị sẽ cung...

Mới nhất

Cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch, sau khi bị 30 hãng kiểm toán né vì sợ

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu, cả 30 hãng kiểm toán đều không muốn dính dángSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo...

Bác sĩ dinh dưỡng chia sẻ 6 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu tốt nhất cho cả gia đình bạn

Một mùa trung thu nữa lại về bánh trung thu đang ngập tràn trên khắp thị...

Cô giáo Hoàng Minh Diệp nói gì khi được cộng đồng mạng phong là ‘hoa hậu’?

Ngày thứ 6 sau khi nước rút, cô Diệp cùng các thầy cô tại Trường tiểu học và THCS Minh Chuẩn đang tất bật dọn dẹp nốt để chuẩn bị đón các bạn học sinh quay trở lại trường.Ở khối mầm non,...

SỨC HÚT CỦA SỰ ĐỘC BẢN

Khi một thiết kế được tạo ra với dấu ấn riêng biệt, nó không chỉ đơn thuần là trang sức hay quà tặng, mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm những thông điệp và câu chuyện cá nhân của người sở hữu. Dấu Ấn Độc Bản Từ Trang Sức Trong thế giới mà sự đồng nhất lên...

Ông Trump điện đàm với Tổng thống Biden, đổ lỗi phe Dân chủ về vụ bị ám sát hụt

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người tiền nhiệm Donald Trump về vụ cựu tổng thống bị ám sát hụt lần thứ 2. Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Emilie Simons, ông Biden và ông Trump đã có một “cuộc trò chuyện thân mật” chiều 16/9 (giờ Mỹ). Trong đó, lãnh...

Mới nhất

Những lưu ý quan trọng