Trang chủNewsThế giớiĐộng thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những...

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Bất chấp xung đột leo thang căng thẳng ở Ukraine, Trung Đông, từ cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du lần thứ 18 và cũng là chuyến xuất ngoại dài nhất, đến châu Á-Thái Bình Dương, kể từ khi đảm trách cương vị.

Lý do và mục đích

Trong lịch trình dày đặc, còn có các cuộc gặp, đối thoại 2+2 giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin với người đồng cấp của Nhật Bản, Philippines. Cũng tại Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ họp với những người đồng cấp Australia, Ấn Độ và Nhật Bản – các thành viên Bộ tứ (Quad).

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cùng những người đồng cấp Philippines tại đối thoại 2+2 ở thủ đô Manila, ngày 30/7. (Nguồn” AFP)

Động thái đó “không đột ngột”, bởi Mỹ nhiều lần khẳng định quyết tâm thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”. Các hoạt động nhộn nhịp gần đây là một điểm nhấn trong quá trình thực thi chiến lược cơ bản, lâu dài của Mỹ ở khu vực, xuất phát từ nhiều lý do và nhằm nhiều mục đích.

Châu Á-Thái Bình Dương có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh toàn cầu. Đây cũng là địa bàn tiềm ẩn nhiều thách thức, từ đe dọa hạt nhân, khủng bố, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đến bất ổn, đối đầu, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn… Đặc biệt, vai trò, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, đối thủ hệ thống, lâu dài đang đe dọa ngôi vị cường quốc số một của Mỹ.

Tuyên bố chung Hội nghị Ngoại trưởng Bộ tứ ngày 29/7 nhấn mạnh, “vô cùng quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông”; “hoạt động quân sự hóa các thực thể tranh chấp và các động thái cưỡng ép và đe dọa ở Biển Đông”; đồng thời tái khẳng định lập trường “phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực”.

Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 (6/2024), Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin khẳng định, “Mỹ chỉ an toàn nếu châu Á được an toàn. Đó là lý do vì sao Mỹ luôn duy trì sự hiện diện ở khu vực này” và “bảo vệ an ninh, thịnh vượng của khu vực là nguyên tắc cốt lõi trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ”. Như vậy, thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm mục tiêu cơ bản, hàng đầu là tăng cường vai trò chính trị, an ninh, quân sự, vai trò dẫn dắt, chi phối của Mỹ trên nhiều mặt.

Đáng chú ý, Mỹ nhấn thách thức này là mối đe dọa chung của các quốc gia trong khu vực. Điểm mới trong chính sách của Mỹ là chuyển từ chiến lược “một trục và nhiều nan hoa” sang chiến lược “hội tụ mới”. Cốt lõi là củng cố, mở rộng quan hệ, tăng cường hợp tác với các đồng minh, đối tác; tập hợp họ xung quanh nguyên tắc giá trị chung, đối phó với các mối đe dọa, thách thức chung. Mỹ không phải một mình gánh vác mà vẫn thực hiện được mục đích.

Hành trình gấp gáp của “Tư lệnh” ngoại giao vào thời điểm này ẩn chứa thông điệp về cam kết lâu dài của Mỹ; giải tỏa mối quan ngại của đồng minh, đối tác về việc Washington chú trọng lò lửa Ukraine, Trung Đông mà xem nhẹ, xa rời khu vực. Đồng thời, nhằm dựng thêm sự đã rồi trước thềm cuộc bầu cử tổng thống. Cần khẳng định, dù ông chủ Nhà Trắng tới đây là ai, thì về cơ bản, chiến lược, chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực cũng không thể đảo ngược. Có chăng, cách tiếp cận, biện pháp thực thi cụ thể sẽ điều chỉnh, thay đổi.

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra
Ngoại trưởng Antony Blinken và những người đồng cấp trong Bộ tứ: Subrahmanyam Jaishankar (Ấn Độ), Kamikawa Yoko (Nhật Bản) và Penny Wong (Australia) tại thủ đô Tokyo ngày 29/7. (Nguồn: Reuters)

Thực thi chiến lược và thực trạng

Mỹ tiếp tục củng cố cấu trúc an ninh, thể chế hợp tác đa phương diện (chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, công nghệ), nhằm liên kết, kết nối đồng minh, đối tác, bổ sung, hỗ trợ nhau.

Trước hết, Washington phối hợp, nâng chất quan hệ song phương, hợp tác nhiều mặt với các đồng minh chiến lược, đối tác quan trọng và giữa đồng minh, đối tác với nhau; bằng các hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận. Mỹ củng cố, mở rộng phạm vi hợp tác với các đồng minh chiến lược, đối tác truyền thống; đồng thời thúc đẩy quan hệ với các đối tác mới như Ấn Độ, ASEAN.

Thứ hai, củng cố, mở rộng hệ thống hơn 200 căn cứ quân sự, gần 70 nghìn binh sĩ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…, thành những pháo đài trên đất liền, mỏ neo, chiến hạm không thể đánh chìm trên biển; làm chỗ đứng chân răn đe, bàn đạp để sẵn sàng triển khai lực lượng, xử trí các tình huống ở khu vực.

Thứ ba, tăng cường, mở rộng hợp tác chiến lược đa phương, phát huy vai trò các tổ chức liên kết, hợp tác “tay ba”, “tay tư” (AUKUS, Bộ tứ, Ngũ Nhãn…). Dự kiến tới đây, Mỹ và đồng minh có thể phát triển cơ chế, cấu trúc an ninh mới ở khu vực.

Các “cấu trúc di động” này kết hợp với các “cấu trúc cố định”, hình thành hệ thống tam giác, tứ giác, vòng cung, chằng chéo, nhiều tầng nấc trên đất liền và trên biển. Bằng cách đó, Mỹ và đồng minh duy trì sự hiện diện sức mạnh, các cuộc tập trận cùng nhiều hoạt động thường xuyên ở khu vực.

Nhưng Trung Quốc và các nước lớn khác cũng không ngồi yên. Họ cũng liên kết, kết nối nhiều đồng minh, đối tác, tập hợp lực lượng, triển khai chiến lược của mình (có mặt còn đi trước), theo kiểu “lạt mềm buộc chặt”, gắn hợp tác, lợi ích kinh tế, tài chính, đầu tư với an ninh, hình thành vành đai, các trục, trên không gian rộng, cả ở lục địa và trên biển, tạo đối trọng với Mỹ và đồng minh.

ASEAN tiếp tục tăng cường đoàn kết, liên kết, kết nối nội khối và mở rộng hợp tác nhiều mặt với các đối tác khác, nhất là các nước lớn, nhằm củng cố vai trò trung tâm, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Các cơ chế, diễn đàn trong khuôn khổ hợp tác do ASEAN làm trung tâm như ARF, EAS, ADMM+…, ngày càng có sức thu hút lớn. Tình hình đó khiến các nước lớn phải tôn trọng, muốn hợp tác, tìm cách lôi kéo ASEAN và các quốc gia thành viên.

Với thực trạng đó, bên này hay bên kia có lợi thế chi phối, dẫn dắt hơn trên một số mặt, trong những thời điểm cụ thể, nhưng trên tổng thể, tương quan thế và lực ở khu vực chưa lệch hẳn sang bên nào.

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra
ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung; thúc đẩy một cấu trúc khu vực trên cơ sở các cơ chế hiện có và đang xây dựng, mà ASEAN giữ vai trò chủ đạo. (Nguồn: Getty)

Tác động và một số vấn đề đặt ra

Sự hiện diện, can dự, đối đầu, cạnh tranh của các cấu trúc, thể chế do nước lớn đứng đầu, dẫn dắt tạo ra cả thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi trước hết là có điều kiện duy trì môi trường an ninh và không gian hợp tác, phát triển cho ASEAN và nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam. Hai là, tạo cơ hội để ASEAN và Việt Nam cùng các nước tham gia giải quyết các vấn đề chung. Ba là, tạo cơ hội cho ASEAN và Việt Nam, cũng như các nước trung bình, đang phát triển khác, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Bốn là, ASEAN và các nước nhận thức rõ hơn sự cần thiết, cấp bách phải xây dựng lòng tin chiến lược; thực thi các cơ chế an ninh, kiểm soát bất đồng, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đối thoại, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, DOC; xây dựng COC thực chất, hiệu quả thực sự.

Sự can dự, đối đầu, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, cũng gây ra những thách thức, khó khăn. Một là, làm cho tình hình khu vực phức tạp, khó đoán định; tiềm ẩn nhân tố bất ổn, đối đầu căng thẳng, nguy cơ xung đột. Hai là, đặt ra những tình huống phức tạp, nhạy cảm đẩy ASEAN và các nước vào tình thế phải cân nhắc giữa bên này, bên kia. Ba là, gây ra sự chia rẽ, phân hóa nội bộ, những khác biệt trong quá trình hợp tác, liên kết với các đối tác; xử lý các vấn đề chung; làm suy giảm vai trò trung tâm, vị thế của ASEAN.

Trước tình hình đó, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung; thúc đẩy một cấu trúc khu vực trên cơ sở các cơ chế hiện có và đang xây dựng, mà ASEAN giữ vai trò chủ đạo. Qua đó, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút nhiều quốc gia tham gia, nhất là các nước lớn.

Việt Nam cần giữ vững độc lập, tự chủ, sự ổn định chính trị, an ninh; đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững; xử lý phù hợp các tình huống, cân bằng quan hệ với các nước lớn. Đẩy mạnh thực hiện định hướng chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dong-thai-moi-cua-my-o-chau-a-thai-binh-duong-va-nhung-van-de-dat-ra-281004.html

Cùng chủ đề

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

ASEAN nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị điện tử

Các nền kinh tế ASEAN có thể bổ sung cho nhau bằng cách chuyên môn hóa trong các phần khác nhau của chuỗi giá trị điện tử. Các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chủ yếu được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại điện tử giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên, góp phần tăng cường năng lực sản xuất...

Một số quốc gia ASEAN trở thành đối tác của BRICS

Một số quốc gia thuộc thành viên ASEAN đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Liên bang Nga. Các nhà lãnh đạo BRICS đã nhất trí về danh sách các quốc gia được mời tham gia với tư cách là các quốc gia đối tác. Các quốc gia đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng kéo dài ba ngày do Nga chủ trì vào ngày 24/10 vừa...

Một số quốc gia ASEAN trở thành đối tác của BRICS mở rộng

Một số quốc gia thuộc thành viên ASEAN đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Liên bang Nga. Các nhà lãnh đạo BRICS đã nhất trí về danh sách các quốc gia được mời tham gia với tư cách là các quốc gia đối tác. Các quốc gia đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng kéo dài ba ngày do Nga chủ trì vào ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Bài đọc nhiều

Bà Harris và ông Trump ‘so găng’ gay cấn trong các cuộc thăm dò toàn quốc

Kết quả thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos cho thấy Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump 3% trên toàn quốc. ...

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Cùng chuyên mục

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hàn Quốc trừng phạt Triều Tiên

Ngày 1/11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo lệnh trừng phạt mới nhất đối với 11 cá nhân và 4 thực thể liên quan vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hôm 31/10 của Triều Tiên.

Ông Mahmoud al-Mashhadani trở lại ghế Chủ tịch Quốc hội Iraq sau 16 năm

Ngày 31/10, các nhà lập pháp Iraq bầu ông Mahmoud al-Mashhadani làm Chủ tịch Quốc hội mới, sau khi vị trí này bị bỏ trống gần một năm do những bất đồng chính trị.

Đức đóng cửa 3 lãnh sự quán của Iran, Tehran ra lệnh triệu tập ngoại giao

Quan hệ giữa Đức và Iran trở nên căng thẳng sau vụ nước Cộng hòa Hồi giáo tử hình công dân Đức gốc Iran Jamshid Sharmahd vì bị kết tội thực hiện các vụ tấn công khủng bố.

Thảm họa lũ lụt hiếm thấy ở Tây Ban Nha, đường xá và cầu cống bị cuốn trôi

Giới chức Tây Ban Nha cho biết ngày 31/10, số người thiệt mạng do lũ quét ở miền Đông nước này đã tăng lên 158 người.

Mới nhất

Tìm hiểu tác dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng

Pregabalin 50mg có cấu trúc khá tương đồng với chất ức chế thần kinh GABA. Loại thuốc này hiện được sử dụng tương đối phổ biến trong điều trị bệnh lý về đau thần...

Tổng cục CNQP đoạt giải xuất sắc Liên hoan nhạc truyền thống 2024

Với hạt nhân là các cán bộ, hội viên hội phụ nữ tiêu biểu của Hội Phụ nữ cơ sở Nhà máy Z176 và lựa chọn thông qua Liên hoan cấp cơ sở và cấp cụm Nhà máy Z131, Z121, Z181, Viện Vũ khí và Trường Cao đẳng CNQP, đội tuyển đã đem đến Liên hoan chủ đề “Lời...

SCG tạm ngừng vận hành thương mại tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn tạm dừng hoạt động thương mại và sẽ tái khởi động sản xuất khi thị trường phục hồi. Tổ hợp này cũng sẽ được đầu tư 700 triệu USD để nâng cấp, dùng được nguyên liệu có giá thành cạnh tranh...

Thế giới thực hiện bước đi quan trọng để tạo dựng “Hoà bình với thiên nhiên”

(CLO) Hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP16) diễn ra từ ngày 21/10-1/11/2024 tại thành phố Santiago De Cali, Colombia....

Bác thông tin lộ đề thi học sinh giỏi Toán ở Hà Nội

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, kết quả rà soát, xác minh bước đầu cho thấy, quy trình thực hiện các khâu trong việc xây dựng đề thi học sinh giỏi quận các môn văn hóa lớp 9...

Mới nhất