Trang chủKinh tếNông nghiệpNgười gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình


Clip: Ông Bùi Văn Lực ở xóm Khoang, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây nhãn.

Xuân Thủy – vựa nhãn của xứ Mường giờ đang thay da đổi thịt từng ngày. Những vườn ngô nối nhau dài tít tắp khi xưa, giờ được thay thế bằng những vườn nhãn rộng thẳng cánh cò bay, quả sai trĩu. Ông Lực là người đã góp công đắp đuổi và thay đổi tư duy sản xuất cả một vùng. 

Hôm chúng tôi đến thăm vườn, cả nhà ông Lực đang tất bật thu hoạch nhãn. Bên ngôi nhà sàn thâm nâu, bày la liệt những nhãn là nhãn. Từng chùm nhãn sáng bóng, quả to đều nằm la liệt. Mùa thu hoạch nhãn cũng là mùa đếm tiền của gia đình ông Lực. Phía sau thành quả mãn nhãn đó là cả một hành trình đầy sáng suốt của người đàn ông đất Mường.

Vườn nhãn đẹp như tranh vẽ “in tiền” đều đều

Năm nay bước sang tuổi 64, ông Lực cũng đã nghỉ hưu và ở nhà dành trọn tâm huyết để chăm sóc vườn nhãn. Người đàn ông đất Mường được bà con nơi đây coi là người đã mang nghề trồng nhãn về với Xuân Thủy.

Hôm chúng tôi đến thăm, ông Lực đang thu hoạch nhãn. Người đàn ông đất Mường dáng người dong dỏng, nước da rám nắng, mái tóc đã điểm bạc lái chiếc xe kéo chở nhãn chạy băng băng trên đường thôn. Vừa về đến nhà, ông đã nhanh tay đóng nhãn cho khách. Giọt mồ hôi lăn dài trên trán, nhưng trên khuôn mặt ông Lực luôn nở nụ cười tươi. 

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 1.

Ông Bùi Văn Lực đang tỉa bớt lá, loại bỏ quả nhãn không đạt yêu cầu để chuẩn bị đóng hộp cho khách hàng. Ảnh: Phạm Hoài.

Đôi bàn tay chai sạn của ông Lực nhanh thoăn thoắt, chẳng mấy chốc 10 thùng nhãn đã đóng xong. Vị khách đợi ở nhà để mua hàng nhìn thùng nhãn có tem mác đàng hoàng tỏ ra rất ưng ý. Đưa hàng cho khách xong, ông Lực mới thở phào nhẹ nhõm. 

“Năm nào cũng có khách đến tận vườn mua hàng. Với họ giá sản phẩm không thành vấn đề, quan trọng là mình giao hàng đảm bảo chất lượng. Năm nay nhãn có sụt giảm sản lượng đôi chút, nhưng lại bán được giá hơn”, ông Lực vui vẻ nói.

Chưa kịp tan tuần trà, ông Lực đã dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhãn. Trái với sự khoan thai khi ngồi tiếp khách, vừa bước chân vào vườn, ông Lực trở thành người hoạt bát và khác hẳn. Dường như được chăm sóc vườn nhãn là niềm vui sống của ông. 

Từng cây nhãn gốc to, cành tỏa bốn phía, sai trĩu quả hiện lên giữa bốn bề mây núi. Nhãn được trồng thành hàng, thành lối tựa như những chiếc ô khổng lồ kéo dài tới chân núi. Từng chùm nhãn rủ xuống xếp tầng, xếp lớp. Suốt ngày, ông Lực ở vườn nhãn để tỉa tót từng chùm quả. Ông đưa tay nâng niu chùm nhãn nhẹ nhàng tựa như chăm sóc trẻ nhỏ.

“Trồng cây có quả chỉ là một phần của quá trình. Điều quan trọng với người làm vườn là phải tỉa tót, chăm sóc từng cây, từng quả một nó mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất’, ông Lực cho biết.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 2.

Khu vườn trồng nhãn của ông Bùi Văn Lực ở xóm Khoang, xã Xuân Thủy. Ảnh: Phạm Hoài.

Quả như lời ông Lực chia sẻ, mấy trăm cây nhãn trong vườn được tỉa tót, chăm sóc vô cùng tỉ mỉ. Cây nào cây nấy treo quả và được tạo dáng vô cùng chuẩn. Từng cành, từng chùm nhãn phát triển đều đặn tựa như được xếp hình vậy. Dưới tán nhãn cỏ mọc xanh rì, ông Lực còn kỳ công lắp hệ thống tưới nước tự động cho cây. 

Theo ông Lực, cây nhãn có sức sống mãnh liệt và phát triển rất tốt ở đất Mường. Tuy nhiên, khi ở thời kỳ ra hoa đậu quả, cây nhãn cần rất nhiều nước, do vậy, phải luôn giữ ẩm cho vườn, cây mới phát triển tốt và cho sản lượng cao nhất. 

Ở giữa vườn, ông còn để la liệt những thùng phi nhỏ, đó là nơi ông ủ cá và đậu tương làm “thức ăn” cho vườn nhãn. Cá, đậu tương được ủ men vi sinh, sau một tháng trở thành phân hữu cơ. Nhờ bón loại phân này mà vườn nhãn xanh tốt quanh năm. Quả nhãn có chất lượng hảo hạng. 

“Cả năm vườn chỉ ủ có 3 tạ cá và 2 tạ đậu tương là đủ bón cho mấy trăm cây. Cây được chăm sóc tốt, nên luôn cho sản lượng cao. Dự kiến năm nay, tôi thu được 30 tấn nhãn, sản lượng có giảm đôi chút so với mọi năm, nhưng năm nay lại bán được giá. Dự trừ hết chi phí, gia đình thu được khoảng 300-400 triệu đồng”, ông Lực chia sẻ.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 3.

Ông Lực dùng cá và đậu tương ủ men vi sinh để bón cho cây nhãn. Ảnh: Phạm Hoài.

Hiện, vườn nhãn của ông Lực được chọn là vườn để xuất khẩu, nên mọi quy trình chăm sóc nhãn đều được ông ghi chép tỉ mỉ. Suốt mấy chục năm qua, vườn nhãn là cái “máy in tiền” đều đều cho gia đình ông. Vui hơn cả là lựa chọn của ông cách đây gần 30 năm đã mang lại cho vùng đất non xanh thủy tú này sự ấm no và sung túc.

Người giúp cây nhãn bén rễ trên đất Xuân Thủy

Ông Lực sinh ra và lớn lên tại vùng đất trù phú, nhưng cuộc sống của bà con người Mường lại gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, cái đói cái nghèo còn hiển hiện trên từng nếp nhà. Gia đình ông Lực lại có tư duy rất tiến bộ, bố ông luôn động viên con cái, muốn thoát nghèo bền vững chỉ cách học lấy cái chữ để thay đổi số phận. 

Là người có chí, đến tuổi trưởng thành thay vì ở nhà lấy vợ sinh con như bao trai Mường khác, ông dành tâm huyết để ôn thi đại học. Những nỗ lực của ông đã được đền đáp, ngày ông nhận báo giấy đỗ Đại học Biên phòng cả xã bàng hoàng. Bởi lẽ từ trước đến nay, xã này chưa từng có ai đi học đại học.

Suốt mấy năm rèn luyện nơi quân trường, ông Lực lại không có may mắn được khoác ba lô đến các đồn biên phòng nơi biên giới để phụng sự nhiệm vụ cao cả. Năm thứ tư tại trường đại học, sức khỏe của ông không được tốt, nên ông xin rời trường về quê nhà. Chàng trai Mường từng là niềm tự hào của cả xã Xuân Thủy trở về với chiếc ba lô rỗng khiến ai cũng chạnh lòng.

Khi đó, đất Mường còn nghèo lắm, ông Thủy tham gia công tác ở xã rồi ông được giữ trọng trách Trưởng ban Văn hóa xã. Sau mỗi nhiệm kỳ, bằng sự nỗ lực của mình, ông được bầu làm Chủ tịch xã rồi Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thủy.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 4.

Nhờ được chăm sóc tốt nên vườn nhãn của ông Lực luôn cho sản lượng cao, quả đẹp. Ảnh: Phạm Hoài.

Suốt những năm tham gia công tác tại xã, ông Lực luôn nung nấu là tìm cách thay đổi tư duy sản xuất của bà con. Nếu cứ trồng ngô, trồng lúa, năm hai vụ như vậy, đời sống của bà con mãi quanh quẩn với cái cày con trâu, đói nghèo sẽ còn ngự trị ở đất này. 

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ông đã mạnh dạn về Hưng Yên tìm kiếm giống nhãn Hương Chi để đưa về đất Mường. Ngày ông mang giống nhãn về, bà con ai cũng nghĩ, trồng cây ăn quả bao giờ mới có thu hoạch. Ông Lực lại có niềm tin sắt đá vì đất đồng bãi quê mình cũng tốt tươi không kém gì ở Hưng Yên. Năm đó, ông Lực mua 300 cây nhãn về trồng tại vườn nhà. Ông trồng đúng khoảng cách, cây cách cây 8m. Suốt mấy năm ròng, ông chỉ nhìn thấy cây với đất, chưa có thu hoạch gì. 

“Năm đó tôi mua giống nhãn chiết, mỗi cây giống hết 30.000 đồng. Tổng tiền giống đã “ăn” mất 2 con bò của gia đình. Với số tiền đó, ở đất này, không phải ai cũng dám đầu tư. Hơn nữa, họ cũng không nghĩ cây nhãn sẽ mang lại hiệu quả”, ông Lực bộc bạch. 

Những tâm tư lo lắng đó của gia đình ông được xóa bỏ, khi năm thứ 3 cây nhãn đã cho quả bói. Lúc bóc quả nhãn, đôi bàn tay ông còn run run vì suốt 3 năm qua, những lo lắng của ông tan biến, quả nhãn có cùi dày, vỏ mỏng, ăn ngọt không kém gì ở vùng đất Hưng Yên.

Đến năm thứ 4, cây nhãn lớn nhanh và cho thu hoạch. Vườn cây cho quả, nhưng khi đó ở đất Mường hầu như chưa có thương lái nào vào thu mua. Ông Lực hái nhãn với tâm tư nặng trĩu. Từng thùng nhãn sáng bóng, quả to, ăn ngọt lừ lại chưa biết bán ở đâu. Năm đó, ông đã phải thuê xe tải rồi chở nhãn về chợ Long Biên (Hà Nội) bán lẻ. Không ngờ chuyến đi bán nhãn đó của ông Lực lại mở ra hướng làm ăn mới cho bà con người Mường ở Xuân Thủy. 

“Khi đến chợ Long Biên, tôi vừa mở thùng ô tô ra đã có thương lái đến hỏi mua. Họ ăn thử nhãn và rất ưng ý. Thay vì phải chở nhãn lên chợ bán, họ đã về tận vườn nhà tôi thu mua nhãn với giá trên 30.000 đồng/kg”, ông Lực nhớ lại.

Người gây dựng thương hiệu nhãn Xuân Thủy ở Hòa Bình- Ảnh 5.

Vườn nhãn của gia đình ông Lực được chọn để xuất khẩu đi các nước Châu Âu. Ảnh: Phạm Hoài.

Sau mỗi năm, vườn nhãn lại cho thu hoạch cao hơn., có năm ông thu được cả tỷ đồng từ vườn nhãn. Việc tiêu thụ nhãn những năm đó vô cùng thuận lợi. Sự thành công của ông Lực là nguồn động viên lớn giúp bà con nơi đây trồng nhãn. 

Từ vài hộ trồng ban đầu, đến giờ Xuân Thủy đã trở thành vựa nhãn của đất Mường. Vui hơn cả là vườn nhãn của gia đình ông Lực được chọn để xuất khẩu đi các nước Châu Âu. 

“Việc xuất khẩu nhãn sẽ là hướng chính để vựa nhãn có thu hoạch tốt hơn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, người trồng nhãn phải tuân thủ chặt chẽ những quy định trong việc trồng và chăm sóc nhãn. Chỉ khi người trồng nhãn đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã và sản phẩm, mới có hy vọng đổi đời nhờ cây nhãn”, ông Lực tâm sự.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, diện tích trồng nhãn toàn huyện khoảng 360ha, trong đó, tại xã Xuân Thủy khoảng 180ha. Hai giống nhãn được trồng tại địa phương là Hương Chi và nhãn Miền.





Nguồn: https://danviet.vn/nguoi-gay-dung-thuong-hieu-nhan-xuan-thuy-o-hoa-binh-20240801152211713.htm

Cùng chủ đề

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chính thức chuyển sang sàn giao dịch UpCom

Ngày 16-9, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã thông tin về việc chính thức đưa cổ phiếu HBC vào giao dịch trên sàn UpCom. Theo đó, hơn 347 triệu cổ phiếu HBC sẽ chính thức giao dịch trên sàn UpCom thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kể từ ngày 18-9 với giá tham chiếu 5.700 đồng/cổ phiếu.Song...

Cam Cao Phong, cam đặc sản Hòa Bình cây thấp tè trái ra quá trời, nước lũ rút, nắng lên quả bị nứt

Những ngày này, vợ chồng chị Đặng Thị Mai, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) tất bật vệ sinh vườn, chống dựng những cây cam bị nghiêng đổ, bật gốc và thu dọn những trái cam rụng để mang...

Các nước châu Âu và Hồi giáo xem xét lịch trình thành lập Nhà nước Palestine

"Cuộc họp nhằm thúc đẩy nỗ lực chấm dứt xung đột ở Gaza, tìm lối thoát khỏi vòng xoáy bạo lực bất tận giữa Palestine và Israel... Việc thực hiện giải pháp hai nhà nước là con đường rõ ràng duy nhất", Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Jose...

Một xã của tỉnh Hòa Bình, người dân quyết tâm về đích nông thôn mới đúng hẹn, thu nhập đạt 53 triệu/người

Hội viên chung tay làm đường giao thôngTháng 7/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 694 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 3 di tích trên cả nước, trong đó xã Tân Lập (Lạc Sơn, Hòa Bình) có...

Dự án 5.200 tỷ đồng nối 2 cao tốc ở Hà Nội đang được thi công thế nào?

Trở lại công trường xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Bài đọc nhiều

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá sặc rằn

9 giờ sáng, bỏ mấy tay lưới xuống vỏ lãi, anh Nguyễn Văn Sang (xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) hối tôi: "Lẹ lẹ lên, chút nắng gắt là da cháy đen bây giờ. Người thành phố hay sợ đen chứ nông dân như...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cùng chuyên mục

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Lũ bất ngờ xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khí tượng phát ngay cảnh báo

Cụ thể, theo bản tin cảnh báo lũ sông Cửu Long của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sáng 16/9, hiện nay, mực nước sông Mê Công đang lên nhanh. Mực nước tại một số trạm chính như sau:Lúc 07 giờ ngày...

Cam Cao Phong, cam đặc sản Hòa Bình cây thấp tè trái ra quá trời, nước lũ rút, nắng lên quả bị nứt

Những ngày này, vợ chồng chị Đặng Thị Mai, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) tất bật vệ sinh vườn, chống dựng những cây cam bị nghiêng đổ, bật gốc và thu dọn những trái cam rụng để mang...

Mới nhất

Giá cả thực phẩm ở Hải Phòng vẫn tăng nhẹ sau bão

Theo đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố trước, trong và sau bão số 3 vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân (tại thời điểm bị cắt điện, hệ thống siêu thị chạy máy phát điện để phục vụ người dân), giá cả hàng hóa vẫn giữ ổn định đối với các...

Nóc tòa nhà ở Seoul bốc cháy vì bóng bay rác từ Triều Tiên

Ngày 16/9, Sở cứu hỏa Gangseo của Seoul cho biết: "Vào khoảng 9:04 tối Chủ nhật (7:04 tối giờ Việt Nam), một đám cháy đã bùng phát trên sân thượng...

Hồ tiêu ổn định đầu tuần; giá cây sầu riêng giống tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024: Hồ tiêu ổn định đầu tuần Tại các vùng trọng điểm duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua giao dịch quanh mốc 152.000 -156.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 156.000 đồng/kg. Giá...

Việt Nam mời các đạo diễn Mỹ nổi tiếng dự sự kiện xúc tiến du lịch điện ảnh

Tại họp báo sáng 16/9, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong đánh giá, đây là sự kiện xúc tiến du lịch trọng tâm diễn ra cuối tháng 9/2024 tại San Francisco và Hollywood, California, Hoa Kỳ, với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới”. Sự kiện nhằm mở ra những cơ hội...

Mới nhất