Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA

Việt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA

EVFTA đã và đang góp phần củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư châu Âu, đưa Liên minh châu Âu (EU) lên vị trí thứ sáu trong số các nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam.

Năm 2020, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (EVFTA). Hiệp định cam kết loại bỏ hoặc giảm thuế quan cho hầu hết hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và EU, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Dominik Meichle đã có buổi trò chuyện với báo Thế giới và Việt Nam nhân kỷ niệm bốn năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020-1/8/2024).

Việt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA
Chủ tịch EuroCham Việt Nam Dominik Meichle. (Ảnh: NVCC)

Ông đánh giá thế nào về kết quả gần bốn năm thực thi EVFTA đối với doanh nghiệp hai bên và nền kinh tế Việt Nam?

EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 tác động đáng kể với Việt Nam. Hiệp định đưa Việt Nam trở thành một trong hai nước ASEAN duy nhất (cùng với Singapore) có FTA với EU, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN khác vẫn đang đàm phán với châu Âu.

Tác động lớn nhất có thể thấy ở xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tăng từ khoảng 35 tỷ Euro năm 2019 lên hơn 48 tỷ Euro vào năm 2023. Điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp và thủy sản đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng trưởng thấp hơn (chỉ tăng nhẹ từ 11 tỷ Euro lên 11,4 tỷ Euro trong cùng kỳ). Khoảng một phần tư thành viên của EuroCham Việt Nam được hưởng lợi đáng kể hoặc ở mức độ vừa phải từ hiệp định, đặc biệt thông qua việc giảm thuế quan và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. Rõ ràng, còn rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường 100 triệu dân.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU đến Việt Nam cũng là một trong những điểm sáng nổi bật. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

EVFTA đã tăng cường sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư EU. EU, hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ sáu tại Việt Nam, đã đầu tư 28 tỷ Euro vào 2.450 dự án trên cả nước. Năm 2023, bất chấp làn sóng sụt giảm FDI trên toàn cầu, chín tháng đầu năm, các “đại bàng” EU bổ sung 800 triệu Euro vào thị trường Việt Nam, thể hiện niềm tin vào tiềm năng của đất nước.

Dù vậy, để khai thác triệt để tiềm năng thu hút thêm FDI nhờ EVFTA, Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cần phải được phê chuẩn. EVIPA yêu cầu sự đồng ý riêng lẻ từ tất cả 27 quốc gia thành viên của EU. Đến thời điểm hiện tại, đã có 18 quốc gia thành viên phê chuẩn EVIPA và việc bảo đảm các thành viên còn lại “gật đầu” với hiệp định này là điều cần thiết.

EuroCham Việt Nam tiếp tục vận động tích cực cho việc phê chuẩn EVIPA giữa các bên liên quan ở EU. Thỏa thuận này kỳ vọng thúc đẩy đáng kể niềm tin của các nhà đầu tư và mở đường cho việc tăng cường đầu tư của doanh nghiệp EU vào Việt Nam.

Doanh nghiệp EU gặp khó khăn gì khi thực hiện EVFTA?

Không thể phủ nhận, EVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp EU tại Việt Nam. Nhưng cuộc khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024 của EuroCham đã nêu bật những thách thức chính đang diễn ra. Cụ thể như sau:

Quy định phức tạp: Nhiều công ty nhận thấy, các quy định của Việt Nam khó áp dụng.

Không công nhận các tiêu chuẩn quốc tế: Chính quyền địa phương đôi khi không chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, điều này có thể gây ra sự chậm trễ và tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như y học và sản xuất công nghệ cao.

Thiếu hiểu biết: Không phải ai cũng hiểu rõ cách thức hoạt động của EVFTA, điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội và những sai lầm ngoài ý muốn.

Các vấn đề hải quan: Cách hiểu khác nhau về các quy định hải quan có thể gây ra sự chậm trễ và tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp EU khi xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng phức tạp hoặc sản phẩm đắt tiền.

Bất chấp thách thức, chúng tôi vẫn lạc quan về tiềm năng của EVFTA. Thời gian tới, EuroCham cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam để giải quyết những thách thức này và bảo đảm EVFTA phát huy hết tiềm năng cho cả hai bên. Thông qua đối thoại cởi mở và hiểu biết lẫn nhau, EuroCham có thể tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và dễ dự đoán hơn, thúc đẩy kết quả đôi bên cùng có lợi cho doanh nghiệp.

Việt Nam tăng sức hấp dẫn nhờ EVFTA
Nhà máy Lego (Đan Mạch) đang xây dựng tại tỉnh Bình Dương. Đây là một trong những dự án FDI lớn nhất tại Bình Dương và cũng là một trong những dự án lớn nhất của Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Thời gian tới, doanh nghiệp hai bên cần làm gì để tận dụng lợi ích từ hiệp định lịch sử này, thưa ông?

Thứ nhất, đầu tư vào các chương trình đào tạo về EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các điều khoản của hiệp định. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về việc giảm thuế, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và các quy định cụ thể của ngành. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi ích mà hiệp định mang lại.

Thứ hai, sự tham gia tích cực với các chính phủ và hiệp hội doanh nghiệp như EuroCham là rất quan trọng. EuroCham có thể chia sẻ kinh nghiệm và mối quan tâm, giúp các doanh nghiệp xác định, giải quyết các thách thức, từ đó, áp EVFTA suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hai bên nên ưu tiên đổi mới và thích ứng để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng phát triển của cả hai thị trường. Điều này có thể liên quan đến việc nâng cấp quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động bền vững. Khi tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp có thể bảo đảm các quy định của EVFTA và tăng cường khả năng cạnh tranh ở cả hai thị trường.

Trong bối cảnh EU áp dụng nhiều tiêu chuẩn xanh hơn, ông có khuyến nghị gì để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh xuất khẩu?

Thị trường EU có tiềm năng rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng để thành công, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững của Thỏa thuận xanh châu Âu. Thỏa thuận này bao gồm các quy tắc về trong lĩnh vực như phát thải carbon, phá rừng, thực hành kinh doanh có trách nhiệm và đòi hỏi đầu tư đáng kể vào công nhân lành nghề, công nghệ và tài nguyên.

Thay vì xem những yêu cầu này là trở ngại, doanh nghiệp Việt Nam nên xem đây là cơ hội để đầu tư có chiến lược và trở nên cạnh tranh hơn. Doanh nghiệp Việt cần đào tạo nhân viên về các phương pháp thực hành bền vững, sử dụng công nghệ xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí, làm việc hiệu quả hơn, biến việc tuân thủ Thỏa thuận xanh châu Âu thành lợi thế cạnh tranh.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, EuroCham Việt Nam cam kết cung cấp thêm các cơ hội đào tạo và nguồn lực tập trung vào việc tìm hiểu và thực hiện các quy định xanh. Những sáng kiến này sẽ trang bị cho doanh nghiệp các công cụ và kiến thức cần thiết để thích ứng với bối cảnh phát triển bền vững, phát triển mạnh ở thị trường EU.

Để khuyến khích sự hợp tác và thúc đẩy hành động cụ thể hướng tới một tương lai xanh hơn, EuroCham sắp tổ chức Diễn đàn & Triển lãm kinh tế xanh (GEFE) 2024. Tiếp nối thành công của các sự kiện trước đó, GEFE 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 21-23/10, với nhiều phiên hội nghị chuyên sâu, triển lãm giới thiệu những đổi mới xanh từ hàng trăm công ty và đối thoại chính sách cấp cao từ Việt Nam và châu Âu.

Sự kiện quan trọng này sẽ quy tụ những “người chơi” chủ chốt trong ngành, các quan chức chính phủ, học giả, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng nhau, chúng ta sẽ khám phá các giải pháp để đáp ứng các yêu cầu của Thỏa thuận xanh châu Âu, giúp doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng thành công trong một thị trường toàn cầu bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-tang-suc-hap-dan-nho-evfta-280914.html

Cùng chủ đề

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành da giày Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành da giày hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động với hơn 1,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Đặc biệt, kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra một kỉ nguyên...

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh...

30/08/2024 14:30 Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng. (PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng...

Nỗ lực “xanh hóa” để thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU

Các chính sách xanh của EU đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu khi khối thị trường này yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững.

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Với nhiều ưu đãi thuế quan và gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường trong nhiều lĩnh vực, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (Hiệp định EVFTA) đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. "Mở khoá" cho dòng vốn đầu tư Theo lộ trình thực thi Hiệp định EVFTA,...

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA

Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 13/8/2024, Bộ Công Thương đã có Công văn số 5971/BCT-ĐB gửi các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và viện trường của 63 tỉnh, thành phố để thông báo về việc tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và khóa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Bài đọc nhiều

Tiếp tục duy trì ổn định; Nhóm cổ phiếu chăn nuôi đang “vào sóng” hậu bão số 3

Nhìn chung, giá heo hơi đang duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương trên cả nước.

Bão số 3 gây thiệt hại ước tính 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương có thể giảm trên...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối với ông Nguyễn Huy Dũng

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 983/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025.

8 tháng đầu năm 2024, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Hà Lan chiếm hơn 37% tổng vốn

Trong 8 tháng năm 2024, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Tìm cơ hội từ kinh tế số

“Một nền kinh tế độc lập và tự chủ không đồng nghĩa với việc Lào phải tự sản xuất, chế tạo mọi thứ, mà đúng hơn là nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực tiềm năng khác của đất nước”.

Cùng chuyên mục

New Zealand góp 1 triệu NZD giúp Việt Nam hồi phục sau bão Yagi

Theo Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, chính phủ nước này mới công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand (NZD) nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi. Khoản viện trợ này sẽ được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ là đối tác ứng phó thảm họa của New Zealand và các cơ quan của Liên Hợp quốc tại Việt...

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Món quà ấm áp từ Ấn Độ

Lô hàng nặng 35 tấn được chuyên cơ của quân đội Ấn Độ đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài vào đêm 15 tháng 9 năm 2024. Đồ cứu trợ gồm các mặt hàng thiết yếu như máy lọc nước, chăn, màn chống muỗi, bộ đồ dùng nhà bếp, bể chứa nước, xô chứa nước có vòi và đèn năng lượng mặt trời dựa theo nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất...

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Mới nhất

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,...

Bà Harris nhắc đến Taylor Swift 28 lần

TPO - Trong tuyên bố mới, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng việc ông Trump "ghét Taylor Swift", lấy lòng người hâm mộ của nữ ca sĩ bằng cách nhắc tên bài hát của Swift đến 28 lần. Theo Variety, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng tuyên bố "Tôi ghét Taylor Swift" từ ông Trump....

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh...

Ê-kíp “Mộ tư từ” bị ảnh hưởng vì lơ fan của Địch Lệ Nhiệt Ba

Phim "Mộ tư từ" bị ảnh hưởng "Mộ tư từ" đang là dự án gây chú ý vì có sự tham gia của Địch Lệ Nhiệt Ba. Đây cũng là phim cổ trang Trung Quốc đánh dấu sự trở lại của người đẹp sau thời gian im ắng.Chính vì thế, ngay từ khi tung ra dự án cũng...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục...

Mới nhất