Trang chủChính trịNgoại giaoĐồng USD phản công, tiền của BRICS "dính đạn", lộ những điểm...

Đồng USD phản công, tiền của BRICS “dính đạn”, lộ những điểm yếu chí tử bên nào cũng có

Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc, Rupee Ấn Độ và thậm chí cả đồng tiền hàng đầu châu Á là Yên của Nhật Bản đang phải vật lộn để chống lại sự thống trị của đồng USD.

Đồng USD phản công, tiền của BRICS trượt dốc hàng loạt, lộ những điểm yếu chí tử bên nào cũng có
Đồng USD phản công, tiền của BRICS trượt dốc hàng loạt, lộ những điểm yếu chí tử bên nào cũng có. (Nguồn: The Sudantimes)

Bên nào đang bị bỏ lại phía sau?

Diễn biến trên thị trường đang cho thấy, đồng USD không hề “nương tay” với BRICS và chương trình phi USD hóa khi khiến các loại tiền tệ hàng đầu của nhóm các nền kinh tế mới nổi trượt dốc dài trên bảng xếp hạng vào tháng 7/2024.

Thực tế này dường như phản ánh, chiến dịch ​​phi USD hóa ồ ạt của BRICS có vẻ chưa thể khiến đồng USD ‘xi nhê’ gì, dù cũng có chút “lao đao”.

Trong khi đó, đồng bạc xanh của Mỹ vẫn là đồng tiền đang gây sức ép mạnh mẽ lên các loại tiền tệ của các quốc gia BRICS trên thị trường ngoại hối.

Ngày 26/7, khi tiếng chuông đóng cửa sàn vang lên vào cuối tuần qua, đồng Rupee của Ấn Độ, một thành viên hàng đầu của BRICS, đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới là 83,73 so với đồng USD.

Trung Quốc, nước đi đầu trong chiến dịch phi USD hóa trong BRICS, đang chứng kiến ​​đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng tiền của Mỹ.

Đồng yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm qua và đang vật lộn để tăng cường sức mạnh trên thị trường ngoại hối.

Tất cả diễn biến hiện tại cho thấy, đồng USD vẫn đứng vững vàng ở vị trí dẫn đầu và bỏ lại các loại tiền tệ khác ở phía sau.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đã giúp đồng USD đảo ngược xu hướng so với các loại tiền tệ quốc tế hàng đầu trên thị trường. Chỉ số DXY, theo dõi hiệu suất của USD, cho thấy đồng tiền này an toàn ở mức trên 104,30. Và tất nhiên, trong khi USD đang giữ đà tăng trưởng, thì không thể nói như vậy đối với các loại tiền tệ khác, trong đó có cả nội tệ của các quốc gia BRICS.

Đồng USD tăng giá đang đẩy các loại tiền tệ BRICS đi xuống, mặc dù vẫn đang có những nỗ lực không ngừng nghỉ thách thức vị thế dự trữ thực tế của đồng tiền vốn vẫn đang đứng khá vững ở vị trí bá chủ thế giới.

Ngoài ra, giới đầu tư tiền tệ đã chớp thời co giá giảm để mua mạnh đồng USD, góp phần củng cố mức kháng cự của đồng tiền này, khiến nó bật trở lại mạnh mẽ hơn.

Shaun Osborne, Chiến lược gia trưởng về ngoại hối tại Scotiabank cho rằng, “các thị trường đã hơi quá đà và lợi suất tăng đã giúp đồng USD tăng giá”. Giờ đây, khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden sắp kết thúc, triển vọng của đồng bạc xanh sẽ được quyết định bởi vị tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo.

Nỗ lực bất thành của BRICS?

Tuy nhiên, về xu thế phi USD hóa của các quốc gia dẫn đầu BRICS, hiện vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó, nỗ lực của các thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi cũng ghi những dấu ấn không hề mờ nhạt. Chính Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng đã thừa nhận rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến BRICS khởi động các sáng kiến ​​phi USD hóa toàn cầu mạnh mẽ, thậm chí “biến Nhân dân tệ thành đồng tiền giao dịch chính chứ không phải đồng USD”.

Cụ thể, từ khi Mỹ tăng cường áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào tháng 2/2022, sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Kể từ đó, BRICS đã sử dụng mọi biện pháp để cắt đứt quan hệ với đồng USD và đẩy mạnh sử dụng các loại tiền tệ của nhóm, như Nhân dân tệ Trung Quốc hay Ruble của Nga để thanh toán trong thương mại song phương.

Trên thực tế, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc cũng đã kết nạp thêm 62 thành viên trong 12 tháng tính đến tháng 5/2024, tăng 78% và nâng tổng số lên 142 thành viên trực tiếp và 1.394 thành viên gián tiếp.

Nếu Mỹ biến các lệnh trừng phạt kinh tế thành một loại vũ khí, thì các thành viên BRICS đã phát triển nội tệ của mình thành một loại vũ khí khác, bằng cách thuyết phục các nước rằng, nếu tiếp tục lấy đồng USD là phương tiện giao dịch thương mại chính thì nền kinh tế của họ luôn có thể gặp vấn đề, nếu bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.

Đó là lý do các nước đang phát triển và các thành viên BRICS quyết định rời xa đồng USD và bắt đầu sử dụng Nhân dân tệ khi giao dịch với Trung Quốc. Trong đó, Nga hoàn toàn chấp nhận đồng Nhân dân tệ trong thanh toán dầu mỏ, khiến nội tệ của Trung Quốc trở thành loại tiền được sử dụng nhiều nhất để giao dịch trong hai năm qua.

Các thành viên hàng đầu của BRICS là Trung Quốc và Nga đang đạt những bước tiến nhất định trong việc đưa Nhân dân tệ trở thành đồng tiền toàn cầu bằng cách hạ vai trò của đồng USD trong thanh toán quốc tế. Vào tháng 5/2024, thị phần của đồng Nhân dân tệ trong giao dịch hối đoái một lần nữa đạt kỷ lục mới, 53,6%. Thị phần của đồng tiền này trên thị trường giao dịch tự do là 39,2%.

Nhà phân tích kinh tế Alexandra Prokopenko nhận định rằng, Nhân dân tệ của Trung Quốc đang được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Thậm chí, các lệnh trừng phạt đã bị lu mờ trước ý tưởng phi USD hóa đồng loạt của các thành viên BRICS, khiến chương trình nghị sự này trở thành một lực lượng mạnh mẽ hơn mà thế giới cần phải tính đến.

Trào lưu nhất thời?

Phân tích về chiến dịch phi USD hóa mạnh mẽ của BRICS thời quan qua, nhà phân tích hàng hóa Jeffrey Christian, cũng là người sáng lập CPM Group, mới đây cho rằng, động thái phi USD hóa ở các quốc gia hàng đầu trong khối như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ có thể phản tác dụng và gây tổn hại đến nền kinh tế của họ.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh đến mức độ phổ biến của đồng USD trên thị trường tài chính, nên dù nỗ lực phi USD hoá đang diễn ra, sự thống trị của đồng bạc xanh có lẽ sẽ không biết mất.

Xem xét về “tương quan lực lượng”, theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tính đến tháng 4/2022, đồng USD vẫn được sử dụng trong 88% tổng số giao dịch tiền tệ hàng ngày. Còn số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, đồng USD chiếm 54% tổng dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, các loại tiền tệ khác, trong đó nổi bất nhất là Nhân dân tệ vẫn bị ràng buộc bởi các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ, khiến nó kém thanh khoản hơn và do đó kém hấp dẫn hơn đồng USD.

Ông Christian nằm trong nhóm những người hoài nghi về phi USD hóa ở Phố Wall, họ cho rằng xu hướng này chỉ như một cụm từ chuyên ngành. Ông cho rằng việc phi USD hóa là chuyện “hoang đường”, trào lưu nhất thời” và “vô nghĩa”. Chuyên gia này gần như chắc chắn rằng, việc đồng USD có nguy cơ bị thay thế bởi một loại tiền tệ khác là không đáng lo ngại.

“Phi USD hóa là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng rất khó để thực hiện. Vì tất cả các chính phủ và quốc gia sẽ phải thay đổi cách xử lý tiền tệ”. Thậm chí nhà phân tích này còn chỉ ra những hậu quả kinh tế đối với những quốc gia “kiên quyết” không sử dụng đồng USD. Chẳng hạn, các quốc gia cố gắng loại dần đồng USD có thể đang tự kìm hãm hoạt động xuất nhập khẩu của chính mình, vì đồng USD là loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất thế giới, việc không sử dụng loại tiền tệ này có thể hạn chế phạm vi đối tác thương mại của một quốc gia và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, vị thế của đồng bạc xanh vẫn khá vững vàng ngay cả khi các nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS nỗ lực phi USD hóa, chuyển hướng sang các loại tiền tệ dự trữ khác. Theo báo cáo mới đây của Trung tâm Địa kinh tế thuộc Atlantic Council – tổ chức nghiên cứu về các vấn đề quốc tế của khu vực Mỹ – Đại Tây Dương, đồng USD tiếp tục thống trị trong dự trữ ngoại hối, thanh toán thương mại và giao dịch tiền tệ trên toàn cầu. Vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu chính của đồng bạc xanh vẫn được đảm bảo trong ngắn và trung hạn.

Theo phân tích, các cuộc thảo luận về hệ thống thanh toán nội bộ BRICS vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng các thỏa thuận song phương và đa phương trong nhóm có thể tạo cơ sở cho một nền tảng trao đổi tiền tệ theo thời gian. Tuy nhiên, phạm vi những thỏa thuận này không dễ dàng mở rộng vì chúng được đàm phán riêng lẻ.

“Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã thúc đẩy các nước BRICS phát triển một liên minh tiền tệ, nhưng khối này chưa đạt được bước tiến trong nỗ lực phi USD hóa”, báo cáo của Atlantic Council kết luận.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dong-usd-phan-cong-tien-cua-brics-dinh-dan-lo-nhung-diem-yeu-chi-tu-ben-nao-cung-co-280909.html

Cùng chủ đề

Chỉ số DXY dừng ở mức 100,36 điểm

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến - số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy,...

Lòng tin dao động nhưng không chơi trò “có tổng bằng 0”, muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự "lựa chọn Đông-Tây" của quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng này. Tuy nhiên, rõ ràng, Ankara vẫn đã và đang tìm kiếm sự cân bằng trong chính sách, vì chính lợi ích của đất nước và người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024, USD VCB giảm 10 đồng, trong khi đó, đồng USD tăng giá so với đồng yên vào thứ sáu, đạt mức cao nhất trong hai tuần, sau khi Ngân hàng Nhật Bản giữ nguyên lãi suất và cho biết họ không vội tăng lãi suất thêm nữa. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân...

Tỷ giá USD hôm nay 20/9/2024: Đồng USD trượt giá

Tỷ giá USD hôm nay 20/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 20/9/2024, USD VCB giảm 20 đồng, trong khi đó, đồng USD trượt giá trong giao dịch hỗn loạn khi các nhà giao dịch vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất khổng lồ của Fed. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.167 VND/USD, tăng 26...

Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024: Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 19/9/2024, USD VCB tăng 50 đồng, trong khi đó, đồng USD Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.141 VND/USD, tăng 4 đồng so với phiên giao dịch ngày 18/9. Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ đồng ý bán lô tên lửa trị giá hàng trăm triệu USD cho một nước Trung Đông

Ngày 24/9, Mỹ đã chấp thuận bán các tên lửa Stinger trị giá 740 triệu USD cho một quốc gia ở khu vực Trung Đông, đang trở thành đối tác thân thiết của Washington trong cuộc khủng hoảng Gaza.

Đại hội Thi đua quyết thắng Quân chủng Hải quân giai đoạn 2019-2024

Sáng 25/9, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019-2024.

Kiến trúc độc đáo ở Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình

Nhà thờ đá Phát Diệm là công trình kết hợp hài hoà, đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây, thu hút du khách gần xa khi đến Ninh Bình.

Bất ngờ quay đầu trượt nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 25/9, giá dầu WTI bất ngờ quay đầu trượt nhẹ bất chấp tồn kho xăng, dầu của Mỹ giảm mạnh. Giá dầu Brent vẫn "neo" tại mức 75,17 USD/thùng.

Cách cài đặt Zoom trên MacBook cực đơn giản và nhanh chóng

Zoom là nền tảng họp trực tuyến phổ biến và được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Zoom trên MacBook dễ dàng!

Bài đọc nhiều

PetroVietnam đẩy mạnh hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ, thực hiện bước đi chiến lược về chuyển đổi số và năng lượng...

PetroVietnam đang tận dụng các cơ hội mở rộng đầu tư vào các dự án năng lượng mới và nhiên liệu bền vững, góp phần quan trọng vào lộ trình chuyển dịch năng lượng và giảm phát thải carbon, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Giá vàng nhẫn lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia...

Giá vàng hôm nay 24/9/2024, giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, bám sát nút vàng miếng. Các cường quốc châu Á tăng tích trữ. Thế giới ngược chiều trong nước, chuyên gia nói gì?

Kết nối thị trường tác động Việt Nam-Canada: Hành trình bắc cầu thịnh vượng

Trong khuôn khổ Diễn đàn trao đổi về tác động giữa Việt Nam-Canada do Đại sứ quán Canada tại Việt Nam khởi xướng, tại buổi họp báo "Kết nối thị trường tác động Việt Nam-Canada: Hành trình bắc cầu thịnh vượng" cuối năm 2023, ông Brian Allemekinders, Tham tán Phát triển, Đại sứ quán Canada cho biết, sự hợp tác giữa Việt Nam và Canada trong thúc đẩy phát triển hệ sinh thái SIB là lĩnh vực rất mới...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm với các doanh nghiệp Mỹ

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế của người đứng đầu Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhất là cam kết về việc tháo gỡ những vướng mắc, rào cản về thể chế, giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng chia sẻ về những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà Việt Nam đang...

Cán mốc mới 71.000 đồng/kg; Thức ăn chăn nuôi của Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc, Mỹ và Campuchia

Giá heo hơi hôm nay tiếp tục kéo dài đà tăng trên cả nước. Giá khảo sát trên toàn quốc hiện dao động trong khoảng 63.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, mức 70.000 - 71.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Cùng chuyên mục

Bất ngờ quay đầu trượt nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 25/9, giá dầu WTI bất ngờ quay đầu trượt nhẹ bất chấp tồn kho xăng, dầu của Mỹ giảm mạnh. Giá dầu Brent vẫn "neo" tại mức 75,17 USD/thùng.

Tăng nhẹ cả 3 miền; Triển vọng ngành chăn nuôi heo năm 2025

Giá heo hơi hôm nay tiếp tục giữ đà tăng nhẹ tại cả ba miền. Trong đó, khu vực miền Bắc đang giao dịch trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg, cao nhất cả nước.

Phát biểu của TBT, CTN tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương...

Đề nghị IMF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn phát triển

Sáng ngày 24/9 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tại buổi tiếp, Tổng giám đốc IMF khẳng định Việt Nam và ASEAN là điểm sáng của tăng trưởng trong nền kinh...

Sáng nay (25/9), khai mạc Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh" khai mạc lúc 8h sáng 25/9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Mới nhất

Giá vàng nhẫn tăng hơn 1 triệu sau 1 đêm, đắt hơn đầu năm 19 triệu đồng

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao, kéo giá vàng nhẫn trong nước tăng theo. Sáng nay, nhiều thương hiệu nâng giá vàng nhẫn đắt thêm hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với mức chốt hôm qua. Cụ thể, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji lúc 10h50' tăng giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 lên mức...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao làm việc với người đồng cấp Lào và Campuchia

Ngày 24/9, nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc ăn sáng làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và Phó...

Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Phiên họp được chủ trì bởi bà Gina Marie Raimondo – Bộ trưởng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC). Tham gia phiên họp có sự tham dự của các Bộ trưởng, đại diện của 14 nước thành viên IPEF bao gồm: Australia Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines , Singapore, Thái Lan,...

Quảng Ninh miễn 100% học phí, Hải Phòng, Phú Thọ yêu cầu không thu gộp các khoản

Để khắc phục hậu quả của bão số 3, Quảng Ninh miễn 100% học phí cho học sinh các cấp, trong khi Hải Phòng, Phú Thọ yêu cầu không thu gộp nhiều khoản trong một thời điểm. Tại Hải Phòng, bão số 3 đi qua gây nhiều thiệt hại nặng nề - Ảnh: NAM TRẦN Trước đó, bão số 3 đổ...

Mới nhất