Trang chủNewsNhân quyền“Miền cổ tích” Ngọc Chiến

“Miền cổ tích” Ngọc Chiến


Xã Ngọc Chiến có cảnh sắc tươi đẹp với những nếp nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc
Xã Ngọc Chiến có cảnh sắc tươi đẹp với những nếp nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc

Mở đường đến tương lai

Xã Ngọc Chiến có hơn 2.300 hộ gia đình các dân tộc Thái, Mông, Kinh, sinh sống tại 15 thôn, bản. Để đến với Ngọc Chiến, có thể đi từ hướng Mù Cang Chải (Yên Bái, đoạn chân đèo Khau Phạ) hoặc theo tỉnh lộ 106, từ TP Sơn La vào Mường La rồi lên Ngọc Chiến.

Chỉ hơn chục năm về trước, nhắc đến Ngọc Chiến, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ, nghèo khó, đi lại khó khăn. Tuy nhiên giờ đây, nơi này đã “thay da đổi thịt” và cũng chẳng biết từ khi nào được gắn với cái tên “miền cổ tích”.

Đặt chân tới Ngọc Chiến, chúng tôi bị cuốn hút bởi “bản giao hưởng” của gió, của suối và những chiếc guồng nước ở các bản Khua Vai, Mường Chiến, bản Lướt và bản Phày. Bước qua những tảng đá xếp dài và cầu tre bắc ngang suối Chiến, ngồi bên chiếc chòi nhỏ, ngắm nhìn guồng nước quay đều, tiếng nước suối chảy róc rách, hương lúa thơm len lỏi theo cơn gió… mà cảm giác bình yên lạ thường.

Dòng suối chảy qua bản làng mang lại cảm giác bình yên
Dòng suối chảy qua bản làng mang lại cảm giác bình yên

Ông Bùi Tiến Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến cho biết, bản thân đã nhận công tác tại xã từ năm 2019; ngay khi đó, ông đã nhận ra vùng đất này có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, muốn phát triển, phải mở đường trước.

Khi chủ trương mở đường được đưa ra, cũng có không ít ý kiến chưa đồng thuận, ông Sỹ dành thời gian đến từng nhà dân trong bản để thuyết phục, vận động. Xã cũng thành lập 15 tổ công tác phụ trách 15 bản, mỗi tổ từ 3 – 5 người, trực tiếp giải quyết vướng mắc của người dân. Chỉ thời gian ngắn, hầu hết đều đồng thuận, hiến đất, góp sức để làm đường. Đến nay, toàn xã đã cứng hoá được 100% các tuyến đường xã, đường bản, liên bản, đảm bảo giao thông thông suốt, 100% đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm.

Đường đi vào các bản đều đã được trải bê tông và nhiều công trình độc đáo mang đậm bản sắc của đồng bào DTTS đã được xây dựng để thu hút du khách
Đường đi vào các bản đều đã được trải bê tông và nhiều công trình độc đáo mang đậm bản sắc của đồng bào DTTS đã được xây dựng để thu hút du khách

Ông Lường Văn Hương, bản Phày, chia sẻ: Sau khi được cán bộ xã trực tiếp xuống tuyên truyền vận động về chủ trương làm đường, bà con Nhân dân đều đồng thuận và nhất trí cao. Nhờ vậy, không chỉ người dân trong bản Phày, mà người dân trong cả xã Ngọc chiến đều đồng lòng hiến đất, góp ngày công làm đường.

“Đường giờ được mở rộng từ 6 – 8m. Xã cũng có nhà văn hóa, có trường học. Giờ trong bản Phày của tôi cũng không còn nhà nào đói nghèo nữa, bà con yên tâm làm ăn, nâng cao đời sống”, ông Hương phấn khởi nói.

Tiềm năng đang được đánh thức 

Đưa chúng tôi đến thăm bản Đông Xuông, Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ, chia sẻ, ở xã Ngọc Chiến có văn hóa kiến trúc độc đáo với những ngôi nhà sàn hàng trăm năm tuổi, được đồng bào Thái làm hoàn toàn bằng gỗ pơ mu, từ cột cho đến mái nhà. Mỗi bản trong xã có khoảng 70 – 100 ngôi nhà được xây dựng theo lối ô bàn cờ, rất khác biệt so với các bản người Thái ở nơi khác.

Đặc biệt, mái nhà bằng gỗ pơ mu được làm rất công phu, không dùng cưa để xẻ mà bổ thành từng tấm theo thớ gỗ để hạn chế cong vênh. Tuy mái pơ mu gồ ghề, không phẳng như mái nhà lợp bằng ngói, nhưng rất kín gió. Vào mùa hè, căn nhà rất mát mẻ. “Đây cũng chính là tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa để Ngọc Chiến khai thác trong phát triển du lịch”, ông Sỹ nói.

Ở bản Đông Xuông, bà con Nhân dân đều tự làm đẹp thêm cảnh quan trong bản, chăm sóc, trang trí của căn nhà của mình để làm du lịch. Trên những con đường khang trang, sạch sẽ dẫn vào các bản, người dân đều trồng rất nhiều bồn hoa, tường rào ốp đá cuội.

Theo ông Sỹ, đồng bào các dân tộc của Ngọc Chiến hôm nay đều tin tưởng vào chủ trương của xã về phát triển du lịch gắn với gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống; đồng thời, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc biệt và khác biệt.

Người dân Ngọc Chiến đã phát triển nhiều homestay để phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Các nhà nghỉ, homestay ở đây được thiết kế, xây dựng từ những vật liệu có sẵn, tất cả đều hòa quyện, gần gũi với thiên nhiên. Toàn xã hiện có 23 homestay và nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tắm nước khoáng nóng tự nhiên của du khách.

Du khách đều tỏ ra thích thú khi đến trải nghiệm tại các bản du lịch cộng đồng ở xã Ngọc Chiến
Nhiều đoàn khách bày tỏ sự thích thú khi được tham quan, trải nghiệm thực tế tại các bản du lịch cộng đồng ở xã Ngọc Chiến

Từ thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, đời sống đồng bào vì thế cũng ngày càng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân của bà con trong xã đã đạt 41,9 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều chỉ còn 11,26%. Ngọc Chiến cũng đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Trên đường dẫn chúng tôi đến khu vực cây sa mu trên 1.000 năm tuổi, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến Lò Văn Thoa cho biết: “Tại đây, nhà thờ cây thần sa mu đã được dựng lên, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của dân bản. Dưới gốc cây sa mu, khoảnh đất xung quanh được chia thành 36 ô và đều xếp bằng đá suối. Du khách khi đã tới đây đều bày tỏ sự thích thú”.

Ông Lò Văn Thoa thông tin, với tiềm năng hiện có, Ngọc Chiến sẽ xây dựng và phát triển 4 loại hình du lịch, gồm: du lịch cộng đồng; du lịch tắm khoáng nóng kết hợp với nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, trải nghiệm; du lịch văn hóa và tâm linh. Đồng thời, triển khai kết nối du lịch theo các tuyến “Yên Bái – Mù Cang Chải – Ngọc Chiến”; “Sơn La – Mường La – Ngọc Chiến” và “Ngọc Chiến – Mù Cang Chải – Lai Châu – Sa Pa – Lào CaiHà Nội”.

Dù đi sâu tìm hiểu về cuộc sống của người dân Ngọc Chiến, vẫn còn đó những khó khăn chưa hết; đặc biệt, nông sản của bà con làm ra vẫn đang sử dụng theo cách tự cung tự cấp; nhiều em học sinh học hết trung học cơ sở thì nghỉ học vì đường lên PTTH còn xa…, song mảnh đất rẻo cao Ngọc Chiến hôm nay so với trước kia đã và đang “chuyển mình”. Cán bộ và đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn đang nỗ lực, bền bỉ bằng nhiều giải pháp để để dựng xây Ngọc Chiến thành một miền quê đáng sống, hấp dẫn, khiến mỗi du khách ghé thăm muốn trở lại thêm nhiều lần nữa…

Để góp phần giúp đỡ bà con Nhân dân xã Ngọc Chiến, ngày 9/7 vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển cùng với Nhóm thiện nguyện của các DJ và khán giả nghe nhạc cũng đã phối hợp với UBND xã Ngọc Chiến tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Nà Din cho người dân bản đặc biệt khó khăn Mường Chiến 2. Dự kiến sau 2 tháng hoàn thành cây cầu sẽ phục vụ trực tiếp đi lại cho hơn 1.000 người dân. Đồng thời, mở lối đưa bản Mường Chiến 2 trở thành một điểm du lịch cộng đồng.

Đổi thay ở bản Lả Chà





Nguồn: https://baodantoc.vn/mien-co-tich-ngoc-chien-1722423593157.htm

Cùng chủ đề

Về miền cổ tích Ngọc Chiến vui hội Mừng cơm mới

Thứ Sáu, 15:47, 30/08/2024 VOV.VN - Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ thu về, trong mùi thơm ngọt ngào của hương lúa chín, đồng bào các dân tộc xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn...

Sắc Màu Tuổi Thơ Trên Vùng Hoa Táo Mèo

Cứ độ tháng 3 hằng năm, trên khắp các triền đồi bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La) được phủ trắng bởi sắc hoa sơn tra (tên quen thuộc là Táo mèo). Bản làng Nậm Nghiệp ngày càng được nhiều du khách biết đến vì nằm trên cung đường leo đỉnh Tà Chì Nhù. Đây cũng là nơi tập trung đông người H’Mông (Mông) sinh sống, có khí hậu mát mẻ. Hình ảnh những em nhỏ...

Đường đến trường

Mùa hoa Sơn Tra nở, cả một vệt rừng núi Tây Bắc trắng xoá màu hoa. Dưới từng bóng cây Sơn Tra cổ thụ, những con đường đất đỏ đưa các em đến trường.  Vẻ đẹp lãng mạn này được tác giả Phan Huy Thiệp lưu lại qua bộ ảnh "Đường đến trường". Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông...

Lạc lối giữa mùa hoa sơn tra tinh khôi ở Sơn La

Cứ mỗi độ tháng 3 về, khi mùa xuân vừa thức giấc sau một mùa giá lạnh, thời tiết cũng ấm dần lên cùng với vũ điệu của hoa mơ, hoa mận, hoa ban, thì hoa sơn tra lại bung nở trắng rừng và trên các cung đường khiến các bản mường bình yên trở nên thơ mộng, xao xuyến lòng người. Đây cũng là mùa hẹn du khách đến với Mường La, miền quê của hoa sơn...

Về Ngọc Chiến, học cách bà con bảo vệ môi trường

Xung quanh vấn đề này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Tiến Sỹ - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến.PV: Những giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường vùng đồng bào dân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk Hà, bà con đã có cuộc sống đổi thay. Giờ đây, phần lớn các hộ đều có cây cà phê,...

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện Phú Lương đã dành trên 2 tỷ đồng, để hỗ trợ các xóm, TDP xây mới, sửa chữa NVH. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng phần nào giúp các xóm, TDP có thêm điều kiện để hoàn thiện NVH - nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Theo thống kê, năm 2022, Huyện còn 51 NVH chưa đạt chuẩn, thì nay số NVH chưa đạt...

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Khóa học sẽ cung cấp cho cán bộ công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS có thêm công cụ hữu ích để làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là trong quá trình tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.Trưởng Ban Dân tộc cũng bảy tỏ, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, không...

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có hơn 40 đồng bào DTTS, toàn xã có 3.960 hộ, trong đó có 263 hộ được chọn điều tra mẫu. Trong đó, có những hộ dân ở xa, những ngày mưa, Điều tra viên phải lội bộ gần tiếng mới đến hộ dân.Điều tra viên Bùi Đức Hạnh, xã Vụ Bổn cho biết: 40 hộ được giao điều tra đều là người dân tộc phía Bắc di...

Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone): Tất cả khách hàng vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Bên cạnh đó, các đơn vị của MobiFone đã bố trí nhân lực tại các trạm vùng trũng sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn thiết bị và tại các điểm có nguy cơ sạt lở, để ứng cứu kịp thời các sự số. Để đảm bảo giữ vững mạng lưới, cán bộ kỹ thuật MobiFone tại các tỉnh vùng lũ đã khẩn trương triển khai máy nổ cứu hộ, để đảm bảo hoạt động cho...

Bài đọc nhiều

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Cùng chuyên mục

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Mới nhất

Người dân châu Phi lần đầu thử món ăn Việt ‘nóng bỏng miệng’, nói đúng một từ

Là thành viên trong nhóm châu Phi gắn bó với Quang Linh Vlogs suốt nhiều năm ở Angola, Đông Paulo (38 tuổi, quê ở Hưng Hà, Thái Bình) và cộng sự Phạm Bảo được nhiều người yêu mến bởi tính cách chân thực, giản dị, luôn quan tâm mọi người. Hiện tại, ngoài làm trang trại, hỗ trợ người...

Người trẻ về với Trung thu xưa qua đồ chơi truyền thống

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống. Từ đầu tháng 8 âm lịch, nhiều hoạt động nghệ thuật về tết Trung thu Hà Nội được tổ chức tại Bảo tàng Dân...

Điểm mặt các hoạt động thú vị đón Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam, là sự kết hợp giữa truyền thống, văn hóa và tinh thần cộng đồng. Trung Thu còn được coi là dịp đoàn viên, là cơ hội để bày tỏ tình cảm với gia đình và bạn bè. Mỗi năm...

Lễ hội Nghinh Ông – Nét đẹp văn hóa của người dân biển Cần Giờ

Ngoài chương trình lễ hội truyền thống, điểm nhấn ý nghĩa trong Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024 là hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.Đông đảo du khách và người dân tham dự Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế QuânBình Thuận:...

Mới nhất