Trang chủPolitical ActivitiesTình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm...

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023



(MPI) – Theo quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trình Chính phủ, Quốc hội. Theo đó, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023 (Báo cáo SDGs năm 2023).

Báo cáo nêu rõ, theo xếp hạng toàn cầu về chỉ số SDGs (SDGs Index), năm 2023, Việt Nam đạt điểm số 73,3 và xếp thứ 55/166 quốc gia được xếp hạng. Điểm số của Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện so với năm 2022 nhưng vị trí chưa thay đổi.

Báo cáo tập trung phân tích các điểm nổi bật, điểm mới liên quan đến thực hiện các mục tiêu trong năm 2023 như các chính sách được ban hành và triển khai thực hiện, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu có số liệu cập nhật, hạn chế, tồn tại trong thực hiện mục tiêu. Các nội dung này sẽ được trình bày xuyên suốt trong từng mục tiêu dựa trên thông tin tổng hợp từ Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023 của các bộ, ngành được giao chủ trì các mục tiêu theo Quyết định số 622/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đồng thời tham khảo các báo cáo có liên quan.

Theo đó, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, gồm: (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; (3) Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; (4) Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; (6) Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; (7) Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8) Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội; (11) Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; (12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; (15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; (16) Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; (17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việc thực hiện các mục tiêu phát SDGs trong năm 2023 tiếp tục đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện ở một số chỉ tiêu nổi như về xóa nghèo, năm 2023, các hệ thống và biện pháp an sinh xã hội, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả trên toàn quốc. Việc giải quyết, chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT luôn được quan tâm, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tới từng người tham gia, thụ hưởng, qua đó đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 3,2%, (giảm 1,1% so với cuối năm 2022); 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói; hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Xếp hạng toàn cầu về thực hiện SDGs được xây dựng và công bố hằng năm trong Báo cáo phát triển bền vững được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời; hơn 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời, đạt mục tiêu.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo cao nhưng chưa bền vững, hộ nghèo dễ rơi vào tình trạng tái nghèo hoặc phát sinh nghèo mới; tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT có xu hướng tăng trưởng chậm. Do đó, thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trong giai đoạn đến năm 2030.

Về mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững, theo báo cáo, trong năm vừa qua, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm phát triển kinh tế. Các ngành lĩnh vực tiếp tục được cơ cấu lại, trong đó, ngành nông nghiệp được đẩy mạnh, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%, thấp hơn năm 2022 (8,02%) và mục tiêu đề ra nhưng ở mức cao trên thế giới và trong khu vực; quy mô GDP theo giá hiện hành tiếp tục tăng, ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao; năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tăng 274 USD so với năm 2022).

Hệ thống pháp luật được hoàn thiện, bảo đảm thực thi hiệu quả Luật Việc làm năm 2013, lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc, kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm). Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức 2,1%; thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9% so với năm 2022.

Về công nghiệp, đổi mới sáng tạo và hạ tầng: Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã từng bước đồng bộ, hiện đại, tạo lập cơ cấu vận tải hợp lý, hiệu quả, góp phần hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, bảo đảm kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Theo đó, năm 2023, đã đưa vào sử dụng 475 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là gần 1.900 km. Mặc dù các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được đẩy mạnh, tuy nhiên tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 23,88%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch năm đề ra (25,4-25,8%).

Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động cấp tín dụng thường xuyên được rà soát, hoàn thiện và số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng ước đạt 260.400 doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ được tiếp tục quan tâm ở các cấp chính quyền. Đầu tư phát triển hạ tầng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo được đẩy mạnh với khoảng 1,6 triệu hộ nghèo/cận nghèo được hỗ trợ sử dụng một trong hai dịch vụ viễn thông di động mặt đất hoặc dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định.

Về các hành động khí hậu, năm 2023, Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP (RMP) tại Hội nghị COP 28 và đây được xem là cơ sở để thu hút nguồn hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, các định chế quốc tế cho việc triển khai các dự án chuyển đổi năng lượng công bằng. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, huy động nguồn lực, sự tham gia của toàn xã hội về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tiếp tục được đẩy mạnh triển khai.

Các hình thức phổ biến pháp luật tài nguyên môi trường nói chung và các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai nói riêng đã được tiếp cận, đổi mới. Cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai như hệ thống trạm quan trắc, đê điều, hồ chứa, các công trình thủy lợi, khu neo đậu tàu thuyền,… tiếp tục được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều văn bản pháp luật có đề cập đến biến đổi khí hậu nhưng chưa cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc biệt cho đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới từng phân ngành; thiếu các quy chuẩn và tiêu chuẩn về thích ứng biến đổi khí hậu trong thiết kế dự án; cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu còn hạn chế; chưa có chính sách ưu tiên cho hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu của các ngành.

Về quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững: Việt Nam đang thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khung khổ 15 FTA. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bình quân năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 11,9% (giảm 5,5% 8 so với mức bình quân là 17,4% tại thời điểm gia nhập WTO vào năm 2007). Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 không đạt được như kỳ vọng. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp đạt khoảng 28,3 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.

Công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai chủ động, tích cực, bài bản, toàn diện, tích cực tìm kiếm và huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam năm 2023 đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-7-31/Tinh-hinh-thuc-hien-cac-muc-tieu-phat-trien-ben-vutdzhr2.aspx

Cùng chủ đề

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

ICAO đánh giá thế nào về năng lực đảm bảo an toàn của hàng không Việt Nam?

Tin từ Cục Hàng không VN, vừa qua, đoàn thanh sát An toàn hàng...

Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Vừa qua, IShowSpeed - một YouTuber và streamer nổi tiếng với 29,8 triệu lượt theo dõi trên YouTube đã đến Việt Nam để tham gia một sự kiện diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào ngày 14/9, trong chuyến tham quan của mình, anh chàng này đã bị “hét giá” 1 triệu đồng/một giờ khi thuê xe điện cân bằng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ – một...

Giá rau củ quả tại chợ truyền thống “neo” ở mức cao

Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi) Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc, những ngày qua, giá rau củ tại TP. Đà Nẵng ghi nhận tăng so...

Khởi công xây dựng khu tạm cư cho người dân Làng Nủ

TPO - Sáng 15/9, các đơn vị thi công đã bắt đầu san gạt mặt bằng, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh chóng dựng nhà tạm cho các hộ dân khu Làng Nủ trong khi chờ khu tái định cư mới hoàn thành. Trao đổi với PV, ông Trần Trọng Thông – Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết, sau khi trao đổi, bàn bạc và đi tới thống nhất với người dân có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030

(MPI) - Ngày 12/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 968/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự án Luật Đầu tư công...

(MPI) - Sáng ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã chủ trì Hội thảo lấy ý kiến các Đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các đối tác phát triển là các tổ chức quốc tế, nhóm các ngân hàng phát triển, Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam cùng đại diện các đơn vị...

Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân doanh, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã khôi...

(MPI) - Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở, ngập lụt. Trong đó đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân doanh, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã khôi phục sản xuất,...

Việt Nam – Lào nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm duy trì tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương

(MPI) - Tại "Tuyên bố chung Việt Nam - Lào", hai bên nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm duy trì tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương bình quân tăng 10-15%/năm; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kênh phân phối cho hàng hóa Việt Nam và Lào tại mỗi nước để tạo đầu ra bền vững cho các loại sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy sử dụng đồng...

Bài đọc nhiều

Bộ Tổng Tham mưu tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015

(Bqp.vn) - Sáng 12/9, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), công nhân và viên chức quốc phòng (CN&VCQP) năm 2015. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Bí thư Đảng ủy BTTM - Cơ quan Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có đại biểu lãnh đạo, chỉ huy các...

Bộ Nội vụ ủng hộ tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra

Tham gia Đoàn công tác có Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng; Chủ tịch Công đoàn Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Nguyễn Thị Bích Thủy; Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh; Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ Thang Thị Hạnh; Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Bá Chiến; Phó Chánh Văn phòng Bộ Doãn Đức Hảo, cùng đại diện lãnh đạo các Hội, Quỹ chung tay hỗ trợ đồng...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

“Thắng” bão, vịnh Hạ Long đón hàng nghìn du khách

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh, trong đó có vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, với tinh thần “thắng” bão, chính quyền cùng các doanh nghiệp, người dân nỗ lực khắc phục hậu quả, đón hàng nghìn khách trở lại. ...

Indonesia ban hành quy định mới về kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu

Theo đó một số nội dung trọng tâm tại Quyết định này cần lưu ý: 1.Quy định mới về thông báo báo trước (Prior Notice) và thông báo Notification of Non-Compliance dành cho các công ty xuất khẩu nước xuất xứ, áp dụng cho các sản phẩm: động vật và các sản phẩm động vật, cá và các sản phẩm cá; thực vật và các sản phẩm thực vật. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện khai báo...

Cùng chuyên mục

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Chung tay bảo vệ, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên vừa tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. ...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Bồi dưỡng “Phương pháp nghiên cứu xây dựng các chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ”...

Dự khai mạc Lớp bồi dưỡng có Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước Vũ Xuân Thanh, đại diện một số đơn vị thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa và công chức, viên chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Đạt phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng Phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng, Phó...

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,...

Mới nhất

Bà Harris nhắc đến Taylor Swift 28 lần

TPO - Trong tuyên bố mới, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng việc ông Trump "ghét Taylor Swift", lấy lòng người hâm mộ của nữ ca sĩ bằng cách nhắc tên bài hát của Swift đến 28 lần. Theo Variety, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng tuyên bố "Tôi ghét Taylor Swift" từ ông Trump....

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh...

Ê-kíp “Mộ tư từ” bị ảnh hưởng vì lơ fan của Địch Lệ Nhiệt Ba

Phim "Mộ tư từ" bị ảnh hưởng "Mộ tư từ" đang là dự án gây chú ý vì có sự tham gia của Địch Lệ Nhiệt Ba. Đây cũng là phim cổ trang Trung Quốc đánh dấu sự trở lại của người đẹp sau thời gian im ắng.Chính vì thế, ngay từ khi tung ra dự án cũng...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục...

Chung tay bảo vệ, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên vừa tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư về công tác quản lý, bảo vệ và...

Mới nhất