Các tế bào beta trong tuyến tụy có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất insulin để đáp ứng với lượng đường trong máu, nhưng một đặc điểm của bệnh tiểu đường là các tế bào này bị phá hủy hoặc không thể sản xuất đủ insulin.
Nghiên cứu mới khôi phục chức năng của các tế bào beta bằng việc đưa tế bào gốc vào các tế bào beta mới, sau đó được cấy ghép vào bệnh nhân tiểu đường. Liệu pháp này kết hợp hai loại thuốc: harmine – phân tử tự nhiên có trong một số loại thực vật, có tác dụng ức chế một loại enzyme có tên là DYRK1A có trong tế bào beta, và chất chủ vận thụ thể GLP1.
Các nhà khoa học tại 2 bệnh viện Mount Sinai và City of Hope, New York đã thử nghiệm liệu pháp này trên mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Đầu tiên, họ cấy một lượng nhỏ tế bào beta của người vào chuột, sau đó điều trị bằng harmine và chất chủ vận thụ thể GLP1. Số lượng tế bào beta tăng lên 700% trong vòng 3 tháng điều trị. Các dấu hiệu của bệnh nhanh chóng đảo ngược và duy trì như vậy ngay cả tháng sau khi ngừng điều trị. Tiến sĩ Adolfo Garcia-Ocaña, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này mang lại hy vọng cho việc sử dụng các liệu pháp tái tạo trong tương lai để có khả năng điều trị cho hàng trăm triệu người mắc bệnh tiểu đường.
LAM ĐIỀN
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/thuoc-moi-chua-tieu-duong-post751807.html