Trang chủChính trịNgoại giaoKhép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ...

Khép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan


Ngày 27/7, tại Vientiane, Lào, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước đối tác đã tham gia các hoạt động cuối cùng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan.

Khép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam dự các cuộc họp trong khuôn khổ AMM lần thứ 57.

Các hội nghị bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ, ASEAN+3, các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự họp.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ hai bên thời gian qua, nhất là tiến độ triển khai Kế hoạch hành động 2021-2025 đạt tỷ lệ cao 98.4%, Hoa Kỳ tiếp tục là nhà đầu tư FDI lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với ASEAN, coi đây là trọng tâm trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đồng thời cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nước nhất trí đẩy mạnh phối hợp ứng phó thách thức chung, thúc đẩy hợp tác vì an ninh, thịnh vượng, tự cường và kết nối, tập trung ưu tiên tăng cường thương mại, đầu tư, năng lượng, an ninh mạng, y tế, môi trường và khí hậu, hợp tác khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản trị trí tuệ nhân tạo…

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) hoan nghênh những tiến triển đáng khích lệ trong hợp tác thời gian qua, trong đó tỷ lệ triển khai Kế hoạch Công tác Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027 đạt được gần 50% chỉ sau 18 tháng thực hiện.

Các nước nhất trí tiếp tục phối hợp làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác hiện có, nhất là thương mại, đầu tư, tài chính, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức an ninh phi truyền thống, du lịch, khoa học công nghệ, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời nhấn mạnh cần củng cố các cơ chế ổn định tài chính khu vực, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xe điện, năng lượng, tăng trưởng xanh.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) ủng hộ chủ đề ASEAN 2024 về Thúc đẩy kết nối và tự cường, nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới và khu vực đang chứng kiến những biến động nhanh chóng, khó lường, EAS cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò là diễn đàn của các Lãnh đạo về các vấn đề chiến lược ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Các nước nhất trí cần phối hợp khai thác hiệu quả tiềm năng hợp tác to lớn của EAS, nhấn mạnh triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động EAS giai đoạn 2024-2028, tập trung vào những lĩnh vực giàu tiềm năng mà ASEAN quan tâm và Đối tác EAS có thế mạnh như thương mại, đầu tư, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), các nước tiếp tục khẳng định ARF là diễn đàn hàng đầu ở khu vực trao đổi và đối thoại về các vấn đề chính trị an ninh, nhất trí cần duy trì đối thoại thiện chí, thúc đẩy xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nâng cao hiệu quả hoạt động của ARF nhằm ứng phó hiệu quả và kịp thời các thách thức đang nổi lên, gồm cả các thách thức truyền thống và phi truyền thống.

Hội nghị thông qua danh mục các hoạt động năm giữa kỳ 2024-2025, với gần 30 hoạt động trong các lĩnh vực như ứng phó biến đổi khí hậu, cứu trợ thảm họa, an ninh mạng, an ninh biển… Trong đó, Việt Nam sẽ đồng tổ chức một số hoạt động như thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Chương trình Nghị sự phụ nữ, hoà bình và an ninh (WPS).

Với vai trò đồng chủ trì Nhóm giữa kỳ ARF về cứu trợ thảm họa, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka đã đề xuất và được Hội nghị thông qua gia hạn Kế hoạch Công tác ARF về Cứu trợ thiên tai cho giai đoạn 2024-2027. Dịp này, Hội nghị cũng thông qua Tuyên bố ARF tăng cường hợp tác khu vực về an toàn phà do Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Singapore đồng bảo trợ.

Tại các Hội nghị, các nước dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ quan điểm và lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như Biển Đông, Myanmar, Trung Đông, Bán đảo Triều Tiên, xung đột Nga-Ucraina. Các nước chia sẻ quan ngại về diễn biến phức tạp trên thực địa và ảnh hưởng đối với hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển, bày tỏ ủng hộ cách tiếp cận cân bằng và khách quan của ASEAN, nhấn mạnh các nguyên tắc như tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện tự kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Phát biểu tại các Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt hoan nghênh các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS và ARF tiếp tục phát huy vai trò và thế mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng. Trước các chuyển động phức tạp, khó lường hiện nay, Thứ trưởng đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung, thúc đẩy đối thoại, hợp tác và tin cậy, xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. Về một số lĩnh vực hợp tác cụ thể, Thứ trưởng đề nghị tạo thuận lợi hơn nữa cho đầu tư, thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA và các thỏa thuận thương mại khác ở khu vực, duy trì chuỗi cung ứng tự cường và bền vững, ưu tiên tăng cường kết nối, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển và hợp tác tiểu vùng.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam, đề nghị các đối tác ủng hộ và tôn trọng lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trước các diễn biến phức tạp hiện nay, cũng như các nỗ lực của ASEAN trong xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đồng thời tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

*Kết thúc chuỗi Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thông qua Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57, gồm 165 đoạn, phản ánh đầy đủ và toàn diện nội dung thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hợp tác ASEAN trên từng trụ cột Cộng đồng, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề quốc tế, khu vực. Chủ tịch Lào ra Tuyên bố Chủ tịch của các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, và ARF.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h sáng nay áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần...

Biển Đông khả năng đón bão số 4 tối 17/9

(Dân trí) - Đến tối 17/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Lúc 19h ngày 16/9, tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, tăng một cấp so với 6 giờ trước. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp...

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, tiến vào Biển Đông

Trưa nay 16-9, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cảnh báo, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Lúc 10 giờ ngày 16-9, tâm áp thấp nhiệt đới này ở tọa độ 17,1 độ Vĩ Bắc và 124,4 độ Kinh Đông, với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây với tốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

Bài đọc nhiều

Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Cycle 2024) sẽ diễn ra từ 26-28/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Xe đạp – Xe điện và linh phụ kiện từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá hành trình cho tương lai xanh.

Áp thuế khủng lên xe điện Trung Quốc, lộ điểm yếu “chí mạng” của Mỹ, Bắc Kinh vẫn đang dẫn đầu

Sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden mạnh tay tăng thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, một số mẫu xe vẫn rẻ hơn so với các xe điện của Mỹ. Điều này cho thấy những thách thức lớn mà xe điện của Mỹ đang phải đối mặt.

Mới nhất

Operation Smile phẫu thuật miễn phí cho trẻ dị tật khe hở môi – hàm ếch tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng...

Ngày 16/9, Tổ chức Operation Smile thông báo chương trình phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhân dị tật khe hở môi - hàm ếch tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong tháng 10. OS miễn phí tái tạo nụ cười cho trẻ...

Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 năm 2024

Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức...

Bản tin Mặt trận sáng 17/9

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị...

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing hạ cánh sau 3 tháng trên vũ trụ

TPO - Sau hơn ba tháng trên không gian, chuyến bay thử nghiệm có phi hành đoàn (CFT) của Starliner cuối cùng đã kết thúc. Tàu vũ trụ Starliner của Boeing đã hạ cánh thành công cuối tuần qua.  Bất chấp những vấn đề gặp phải trong chuyến bay lên Trạm vũ trụ quốc tế...

Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào

Lào-Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hợp tác đầu tư, tập trung triển khai các dự án quan trọng đảm bảo tiến độ và chất lượng; tăng cường trao đổi, phối hợp trong quản lý kinh tế vĩ mô giữa hai nước; có chính sách ưu...

Mới nhất