Hiện nay tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới ngày càng gia tăng đáng báo động dẫn tới nhu cầu xét nghiệm HPV ngày càng tăng cao trong cộng đồng. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn băn khoăn câu hỏi xét nghiệm HPV để làm gì? Tham khảo ngay thông tin được cung cấp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao phải thực hiện xét nghiệm HPV?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố số liệu thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có tới 4.123 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và trong đó có khoảng 2.223 trường hợp tử vong.
Trước những con số đáng báo động trên, các chuyên gia khuyến cáo việc sàng lọc, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo mắc ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm sẽ giúp tăng cơ hội và hiệu quả điều trị.
Cùng với tiêm phòng vắc xin, việc khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa mối đe dọa của ung thư.
Theo đó, xét nghiệm HPV được biết đến là phương pháp xét nghiệm có khả năng tầm soát và phát hiện sự có mặt virus HPV trong cơ thể – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung.
Các lý do chị em nên thực hiện xét nghiệm HPV bao gồm:
Giúp sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung
Đây là ý nghĩa chính của xét nghiệm HPV. Virus HPV là “thủ phạm” hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Bằng việc phát hiện sớm các chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư, bác sĩ sẽ tư vấn hướng theo dõi và xử trí phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung là một trong những vai trò chính của xét nghiệm HPV
Tầm soát các bệnh lý ung thư phụ khoa khác
Bên cạnh ung thư cổ tử cung, một số chủng virus HPV có khả năng gây ra bệnh lý ung thư sinh dục phụ khoa nguy hiểm khác như âm đạo, hậu môn, dương vật, vòm họng… Hầu hết các loại ung thư này ở giai đoạn đầu đều tiến triển trong âm thầm, không có những triệu chứng rõ ràng chỉ tới khi phát bệnh mới nhận biết được. Do đó, thực hiện xét nghiệm HPV là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Phát hiện và điều trị các bệnh lý khác liên quan đến virus HPV
Ngoài các bệnh lý ung thư sinh dục, virus HPV cũng là tác nhân gây ra các bệnh lý khác như mụn cóc sinh dục hay bệnh sùi mào gà gây ra cảm giác ngứa, đau đớn, khó chịu ở vùng sinh dục. Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ kiểm tra và đưa ra những phương pháp điều trị triệt để đối với các bệnh lý này.
2. Hướng dẫn chi tiết về đối tượng và tần suất thực hiện xét nghiệm HPV
Hiểu được xét nghiệm HPV để làm gì, chị em phụ nữ nên nắm bắt chi tiết các thông tin về đối tượng và tần suất thực hiện phương pháp này, cụ thể như sau:
- Tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 65 được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm HPV;
- Người xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rong kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ…
- Ngoài ra, những người có đời sống tình dục thiếu lành mạnh, không sử dụng biện pháp an toàn, có nhiều bạn tình; người nhiễm HIV hoặc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục; người mắc các bệnh lý được chẩn đoán liên quan đến virus HPV… thuộc đối tượng nguy cơ cao cần thực hiện xét nghiệm.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 65 được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm HPV
Tần suất thực hiện xét nghiệm HPV phụ thuộc vào các yếu tố độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 65 nên thực hiện xét nghiệm HPV mỗi 3 – 5 năm một lần. Sau khi thực hiện thăm khám, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn về tần suất thực hiện xét nghiệm HPV một cách hợp lý.
Chính vì vậy, sau độ tuổi 21 các chị em nên chủ động thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm HPV theo chỉ định, giúp phát hiện sự hiện diện của virus trong cơ thể, tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, từ đó có hướng điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe.
3. Cơ sở thực hiện xét nghiệm HPV uy tín đáp ứng những tiêu chí gì?
Để lựa chọn cơ sở uy tín trong việc đáp ứng thực hiện xét nghiệm HPV, chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố sau đây:
- Năng lực chuyên môn: Cần lựa chọn cơ sở y tế đáp ứng năng lực chuyên môn thông qua việc quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm;
- Trang thiết bị hiện đại: Sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại, đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy của kết quả xét nghiệm;
- Quy trình xét nghiệm chuẩn hóa: Áp dụng nghiêm ngặt quy trình xét nghiệm chuẩn hóa, tuân thủ hướng dẫn và quy định của các tổ chức y tế trong và ngoài nước;
- Các tiêu chuẩn khác: Quy trình triển khai dịch vụ khoa học và bảo đảm tính bảo mật, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp mang lại trải nghiệm tốt…
Căn cứ vào những yếu tố được đề cập trên đây, người dân sẽ lựa chọn được cơ sở y tế uy tín, đáp ứng thực hiện xét nghiệm HPV một cách chính xác và tin cậy.
Đáp ứng những tiêu chí khắt khe về năng lực chuyên môn, hệ thống trang thiết bị và chất lượng dịch vụ, MEDLATEC là địa chỉ được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ xét nghiệm HPV. Đặc biệt, nhằm giúp chị em loại bỏ tâm lý e ngại và những phiền toái trong việc đến trực tiếp cơ sở Bệnh viện/ Phòng khám thực hiện xét nghiệm, MEDLATEC triển khai dịch vụ xét nghiệm HPV lấy mẫu tại nhà, đảm bảo tính riêng tư, chủ động và thuận tiện. Dịch vụ này được triển khai và nhận về những phản hồi tích cực và trải nghiệm hài lòng của khách hàng với quy trình như sau:
- Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ;
- Bước 2: Cán bộ y tế MEDLATEC cung cấp bộ công cụ đến địa chỉ khách hàng cung cấp;
- Bước 3: Khách hàng thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn được cung cấp và bàn giao lại cho cán bộ y tế;
- Bước 4: Mẫu bệnh phẩm được gửi về Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC và thực hiện phân tích;
- Bước 5: Trả kết quả và tư vấn.
MEDLATEC đáp ứng những tiêu chí khắt khe trong thực hiện xét nghiệm HPV
Đăng ký sử dụng dịch vụ xét nghiệm HPV tại MEDLATEC để chủ động ngăn ngừa mối đe dọa của ung thư cổ tử cung ngay hôm nay bằng cách liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-hpv-de-lam-gi-va-nhung-thong-tin-can-biet