Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên...

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 – 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 21 của quốc gia, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ và tăng cường trữ lượng vốn tự nhiên bằng các hành động cụ thể. (Nguồn: TTXVN)
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 21 của quốc gia, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ và tăng cường trữ lượng vốn tự nhiên bằng các hành động cụ thể. (Nguồn: TTXVN)

Nguồn lực tự nhiên bao gồm rừng, đất nông nghiệp, khí quyển, đại dương và tài nguyên khoáng sản, cung cấp một số dịch vụ hệ sinh thái cần thiết cho sự sống còn của con người như thực phẩm, nước, năng lượng và nơi ở.

Ba nguồn lực tài nguyên chủ yếu

Đất rừng và nông nghiệp

Việt Nam là quốc gia có xấp xỉ 70% dân số sống ở nông thôn và gần 90% tổng diện tích đất sử dụng để làm nông, lâm nghiệp. Khu vực Tây Nam Bộ là trung tâm nông nghiệp của quốc gia nằm trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng (Greater Mekong Subregion – GMS). Tiểu vùng là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.

Từ năm 1992, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các quốc gia và lãnh thổ nói trên đã cùng nhau tiến hành các chương trình hợp tác về kinh tế, bảo vệ môi trường. Khu vực này được xem là một “điểm nóng” về đa dạng sinh học của Tổ chức Bảo tồn quốc tế của Liên hợp quốc.

Biển Đông, thềm lục địa

Vốn tài nguyên được tạo thành từ các nguồn tài nguyên và các dịch vụ hệ sinh thái của thế giới tự nhiên, trong đó, vị trí địa chính trị của đất nước là vốn tài nguyên quý giá. Chính vì vậy, Việt Nam hiện nay với vị trí quan trọng bên Biển Đông luôn là đối tác không thể thiếu trong các chương trình nghị sự của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, Việt Nam có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Việt Nam sở hữu bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam và cứ 100 km2 đất liền lại có 1km bờ biển. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 địa phương có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

Đáng chú ý, vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1 triệu km² Biển Đông (gấp 3 lần diện tích đất liền) với khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo, quần đảo được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng, như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước.

Đất hiếm

Hiện nay, Việt Nam có 4 loại khoáng sản có trữ lượng thuộc top 5 lớn nhất thế giới bao gồm: đất hiếm, bô xít, vonfram, fluorit. Trong đó, công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ cho thấy, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, trị giá khoảng 3.000 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới. Đất hiếm là tài nguyên duy nhất có thể tạo ra chất bán dẫn, sản xuất chip.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đất hiếm gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt, nguyên tố đất hiếm có vai trò rất quan trọng và là vật liệu chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Ba hạn chế trong quản trị vốn tài nguyên

Mặc dù có nguồn lực tự nhiên lớn, nhưng trong quá trình quản trị nguồn vốn tài nguyên này, Việt Nam vẫn tồn tại ba hạn chế lớn cần lưu ý:

Thứ nhất, nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do năng suất lao động thấp, thiếu đầu tư… Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… chỉ có gần 5% dân số làm nông nghiệp nhưng lại đóng góp đến khoảng 40% GDP, không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực của đất nước mà còn có thể xuất khẩu với giá cao. Công nghệ phát triển theo mô hình logistics hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công đó.

Thứ hai, cách tiếp cận vốn tự nhiên của đại đa số dân chúng với nhận thức phổ biến rằng tài nguyên thiên nhiên là vô giá trị hoặc vô hạn chỉ vì chúng có sẵn miễn phí. Bên cạnh đó, dường như vẫn có quan niệm sai lầm của chính quyền và doanh nghiệp rằng việc bảo vệ và đầu tư vào vốn tự nhiên là quá tốn kém và không góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, khu vực nông, lâm nghiệp rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, nhất là ở các vùng ven biển trũng thấp có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và thủy sản. Tất cả những hạn chế này đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài nguyên và suy thoái môi trường trong dài hạn.

Thứ ba, do trình độ công nghệ và hạn chế về đầu tư cũng như nguồn nhân lực chất lượng cho công nghiệp chế biến khoáng sản và công nghệ cao nên Việt Nam trong quá khứ chủ yếu xuất khẩu khoáng sản thô đối với nhiều loại khoáng sản quý như than đá, dầu mỏ… Hiện nay, ngành bán dẫn của Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ và chưa thể là điểm tựa cơ bản cho việc tạo giá trị gia tăng tốt nhất cho việc khai thác đất hiếm. Do đó, Nhà nước cần nghiêm túc kiểm soát quá trình khai thác đất hiếm.

Hồ Ba Bể, Bắc Kan. (Nguồn VGP)
Hồ Ba Bể, Bắc Kạn. (Nguồn VGP)

Đầu tư mạnh mẽ vào bốn lĩnh vực

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 21 của quốc gia, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ và tăng cường trữ lượng vốn tự nhiên của mình thông qua việc đầu tư mạnh mẽ nghiên cứu sâu sắc thêm bốn lĩnh vực lớn:

Hợp tác GMS: Cần chủ động hợp tác với các nước GMS nhằm hợp tác và khai thác hiệu quả khu vực GMS vì lợi ích chung của toàn khu vực. Trước mắt, cần phối hợp với các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc trong việc phát triển các dự án đập thủy điện lớn trên sông Mekong, Kênh Kra…

Zero carbon: Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” (gọi tắt là Net Zero) vào năm 2050. Cam kết này đã được tái khẳng định tại Hội nghị COP28 vào đầu tháng 12/2023, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cần sớm có chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm hiện thực hóa tham vọng Net Zero vào năm 2050. Ngoài ra, cần quy hoạch, quản lý tốt sử dụng đất và cấu trúc lại mô hình sản xuất kinh doanh trong ngành nông lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.

Áp lực gia tăng từ các quy định liên quan đến môi trường ngày càng khắt khe của các nước phát triển đang hối thúc Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam phải nhập cuộc nhanh, mạnh mẽ hơn nữa trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Việc giảm lượng khí thải giờ đây đã trở thành mệnh lệnh của cả quốc gia.

Biển Đông và kinh tế biển: Cần ứng dụng công nghệ cao để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để tài nguyên “mặt tiền Biển Đông” thật sự trở thành nguồn lực phát triển đất nước

Chất bán dẫn: Xây dựng chiến lược phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh hội nhập quốc tế tập trung vào hai lĩnh vực cốt lõi: đào tạo nguồn nhân lực cao cho ngành bán dẫn và xây dựng cơ sở hạ tầng về bán dẫn để thúc đẩy sự phát triển cũng như thu hút đầu tư.

Có thể nói, khi nguồn lực tự nhiên được quy hoạch và có kế hoạch triển khai tốt, sẽ gây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và đồng thuận xã hội, tác động đến các nguồn lực khác như sản phẩm, con người, xã hội và nhất là tài chính, tạo sự cộng hưởng phát triển tích cực cho tổng thể nền kinh tế.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-can-lam-gi-de-su-dung-nguon-luc-tu-nhien-hieu-qua-279729.html

Cùng chủ đề

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu gồm: điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó...

Điều chỉnh đất lúa, đất rừng để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị định số 37/2019 thì Quy hoạch sử dụng đất quốc gia có 28 chỉ tiêu sử...

Chương trình tàu ngầm hạt nhân Mỹ ‘lâm nguy’, Trung Quốc được đà tăng tốc

Chương trình tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) lớp Columbia của Hải quân Mỹ đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng, làm gia tăng lo ngại về khả năng duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân của quốc gia này trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ Trung Quốc. Theo báo cáo của tờ Asia Times và Cơ quan Thẩm định trách nhiệm...

Ấn Độ Dương “tăng nhiệt”: Nhật Bản

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 8/10, tàu khu trục JS Ariake của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) mới đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu tiếp liệu INS Shakti của Hải quân Ấn Độ ở Vịnh Bengal. Theo phân tích từ trang tin quân sự Armyrecognition, Ấn Độ và Nhật Bản chia sẻ mối quan ngại về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh tế Hà Nội tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét

Baoquocte.vn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét trong quý III/2024 và 9 tháng năm 2024.

Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Ngày 10/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov.

Thủ đô ‘kể sử’, sáng tạo và sống động!

Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” giúp nhiều người trẻ ở Hà Nội có cơ hội thêm hiểu, thêm yêu thành phố mình đang sống, trân quý công lao của thế hệ đi trước...

Bài đọc nhiều

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức “ra tay”, Pháp lập tức lên tiếng

Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu bước leo thang mới trong tranh chấp thương mại giữa hai bên.

Sau gói kích thích kinh tế “khủng”, Trung Quốc bùng nổ chi tiêu dịp “Tuần lễ vàng”

Các hộ gia đình Trung Quốc đã chi tiêu mạnh tay hơn trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh diễn ra từ 1-7/10 - "Tuần lễ vàng" cho ngành du lịch - dịch vụ khi ghi nhận mức doanh thu tăng đáng kể tại nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến dịch vụ ăn uống, nhà ở...

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2024, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) một lần nữa nhấn mạnh việc nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đã được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.

Hungary nói kinh tế châu Âu “gặp nạn” khi dừng mua khí đốt Nga, EU đang phải trả giá cao

Ngày 9/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, việc Liên minh châu Âu (EU) dừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã gây nguy hiểm đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của khối.

Phát huy vai trò và đóng góp của các nghị viện, thanh niên và doanh nghiệp trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Chiều 9/10, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và Thanh niên ASEAN.

Cùng chuyên mục

Hà Nội quan tâm thúc đẩy các dự án hợp tác với Nhật Bản

Tại buổi tiếp, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Takebe Tsutomu bày tỏ vinh dự khi tới Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, đồng thời thông tin mục tiêu quan trọng của chuyến thăm là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác chiến lược giữa Hà Nội và các đối tác, địa phương Nhật Bản trong tương lai. Chúc mừng những thành tựu...

Kinh tế Hà Nội tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét

Baoquocte.vn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét trong quý III/2024 và 9 tháng năm 2024.

Sao Mai Group kết nối, tăng cường hợp tác để cùng phát triển

Sau hành trình trải nghiệm thú vị tại Khu Du lịch Lâm viên Núi Cấm, Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư và Điểm tham quan du lịch Điện mặt trời An Hảo, các doanh nghiệp thành phố Cần Thơ đã ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai Group) nhằm tăng cường phát triển trên nhiều lĩnh vực.

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Trong khuôn khổ buổi lễ trao 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã chia sẻ về kế hoạch bảo trợ, giúp các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của bão lũ gây ra.

Giá cà phê robusta phục hồi nhẹ, dự trữ giảm kỷ lục, thị hiếu thị trường “ủng hộ” giá tăng

Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu thu về đã thiết lập kỷ lục mới 4,3 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ 2023.

Mới nhất

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, xuất huyết cầu não nguy kịch

Nam bệnh nhân đột ngột suy giảm ý thức khi đang lao động và được đưa tới cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nhờ sự xử trí, phối hợp nhanh...

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm

Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất Theo S&P Global,...

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo...

Petrovietnam làm việc với Công ty Gazpromviet

Petrovietnam làm việc với Công ty Gazpromviet 08:35 | 10/10/2024 ...

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN với Trung Quốc và Hàn Quốc

Nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27, Lãnh đạo các nước đánh giá cao những tiến triển tích cực và liên tục trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt từ khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến...

Mới nhất