Trang chủKinh tếNông nghiệpNhiều tổ chức, cá nhân muốn mua tín chỉ các bon rừng...

Nhiều tổ chức, cá nhân muốn mua tín chỉ các bon rừng ở Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa,… Cục Lâm nghiệp khuyến cáo


Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua, một số địa phương như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và đề xuất triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng (dịch vụ các-bon rừng), bao gồm việc đo đạc, báo cáo, thẩm định, phát hành và thương mại tín chỉ các-bon rừng. 

Tuy nhiên, trong công văn gửi Sở NNPTNT các địa phương, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, đây là một lĩnh vực mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới. 

Chính sách và quy định pháp lý đã hình thành nhưng thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai dịch vụ các-bon rừng, bao gồm: quyền sở hữu các-bon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng các-bon rừng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ các-bon rừng. Hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và tiềm năng tín chỉ các-bon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ.

Thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ các-bon rừng còn nhiều hạn chế như: thế nào là tín chỉ các-bon rừng, phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ… Tiêu chuẩn các-bon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường các-bon trong nước chưa được xây dựng.

Nhiều tổ chức, cá nhân muốn mua tín chỉ các bon rừng ở Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa,... Cục Lâm nghiệp khuyến cáo- Ảnh 1.

Thời gian qua, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã đề xuất xây dựng, triển khai Đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ các-bon rừng. Ảnh: Vườn QG Cúc Phương.

Để từng bước tháo gỡ những vướng mắc này, theo ông Trần Quang Bảo, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ các-bon rừng. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ các-bon rừng.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về phương thức tạo và trao đổi, thương mại tín chỉ các-bon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA) với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật để triển khai, thực hiện dịch vụ các-bon rừng.

Thông tin từ Cục Lâm nghiệp cho thấy, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng là vấn đề mới, hiện mới được thí điểm tại 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ như nêu trên, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.

Việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon rừng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phảt thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ.

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đang triển khai duy nhất một Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải/tín chỉ các-bon rừng, đó là Thoả thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới. Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 (có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2), đơn giá là 5 USD/tấn CO2, tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam. 

Để thực hiện ERPA này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 quy định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký ngày 31/10/2021. Theo đó, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Để triển khai đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Chính phủ đã giao các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, trong đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao giảm phát thải 129,8 triệu tấn CO2tđ. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2tđ đến năm 2025 và 79,1 triệu tấn CO2tđ đến năm 2030.

Theo báo cáo kết quả thực hiện REDD+ Việt Nam, giai đoạn 2014-2018, lượng giảm phát thải từ rừng đạt khoảng 56,7 triệu tấn (trong đó lượng giảm phát thải là 20,3 triệu tấn và lượng tăng hấp thụ là -36,4 triệu tấn). Kết quả giảm phát thải và tăng hấp thụ có được là nhờ nỗ lực khôi phục, bảo vệ, phát triển rừng của cả nước trong giai đoạn vừa qua. Vì vậy, lĩnh vực lâm nghiệp có tiềm năng và đang từng bước chủ động hoàn thiện các điều kiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chi tiết để tham gia thị trường các-bon trong nước và quốc tế sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết NDC.





Nguồn: https://danviet.vn/nhieu-to-chuc-ca-nhan-muon-mua-tin-chi-cac-bon-rung-o-quang-nam-son-la-thanh-hoa-cuc-lam-nghiep-khuyen-cao-20240726180505894.htm

Cùng chủ đề

Một “kho báu” nằm trong các khu rừng ven biển vẫn chưa được đánh thức

Chiều 22/8, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Đại học Adelaide (Úc) tổ chức tọa đàm: “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường các-bon từ hệ sinh thái rừng ven biển”.Tại tọa đàm, TS....

Nhiều tổ chức đề nghị Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa bán một thứ được hấp thụ từ những khu rừng

Tiềm năng lớn bán tín chỉ các-bonTheo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua, một số địa phương như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và...

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

Thông tin trên được ông Nam đưa ra tại hội thảo "Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (đề án...

Việt Nam có nhiều lợi thế sản xuất tín chỉ các-bon chất lượng cao

PV: Thưa ông, qua chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 11/2023 vừa qua, đứng từ góc độ là người đã có nhiều kinh nghiệm tư vấn triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào thiên nhiên tại nhiều quốc gia, ông đánh giá Việt Nam có thế mạnh gì?Ông Patrick Suckling: Việt Nam có những tiềm lực nổi bật để đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp dựa vào thiên...

Việt Nam nỗ lực đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030  giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường. Đồng thời có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.  Cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030  Tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dân tộc Raglai ở một huyện của Khánh Vĩnh được công ty TNHH này hỗ trợ cây giống, phân bón

Ngày 15/10, các nhân viên, lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây và nông sản Ngân Nguyễn đã trực tiếp xuống các địa phương để hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, phân bón cho bà con đồng bào Raglai trên địa bàn. Được...

Con ruốc, con động vật bé tí ti nhảy búa xua ở đảo Phú Quốc Kiên Giang, vớt bán 90.000 đồng/kg

Dụng cụ bắt ruốc chỉ cần có lưới ô nhỏ tầm 1-1,5mm là tha hồ kéo ruốc. Những người chuyên nghiệp hơn sẽ chạy ghe kéo lưới ruốc để có sản lượng nhiều hơn.Anh Nguyễn Văn Khương, người dân ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc...

Để làm được Đề án 1 triệu ha lúa, phải thổi hồn vào cây lúa

Chiều 15/10, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh...

Liều trồng bí xanh trái vụ, quả giàu Kali, nông dân xã này ở Nghệ An hễ cắt là thương lái khuân hết

Bí xanh trái vụ quả treo lủng lẳng trĩu giàn, giá lên cao chót vótTrước đây, bãi bồi cạnh sông Hiếu ở xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An bà con nông dân chủ yếu trồng sắn, lạc. Những loại cây trồng truyền thống...

Bài đọc nhiều

Đồng hành xây dựng tương lai bền vững cho ngành chăn nuôi

Mới đây, ông Johan van den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam đã có cuộc trao đổi về chủ đề "Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam". Ông Johan sinh sống tại Việt Nam...

Nghị quyết về nông nghiệp tại Bình Định, cái gì cũng có, cũng làm, nhưng đột phá lại không lớn

Đề xuất, tham mưu ban hành chính sách chưa chặt chẽ, xuất phát từ cấp địa phươngNhiệm kỳ 2021 – 2026, UBND tỉnh Bình Định triển khai thực hiện 10 Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà...

Nuôi cá chình như nuôi nhân sân trong ao đất, một ông tỷ phú Kon Tum bắt bán 550.000 đồng/kg

Năm 2012, gia đình ông Trần Văn Đoàn từ tỉnh Cà Mau lên thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) sinh sống và phát triển kinh tế. Khi lên đây ông đã có ý định làm giàu từ các mô hình nuôi cá nước ngọt. Với kinh...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tập trung tháo gỡ vướng mắcNguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này...

8 ông tỷ phú nông dân đất Bình Dương book vé máy bay ra Hà Nội cổ cũ Nông dân Việt Nam xuất sắc

Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương có 65 thành viên tham gia, đây là những tỷ phú nông dân mạnh nhất Bình Dương.Chi Hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương ra Hà Nội chúc mừng Nông dân xuất sắc, HTX tiêu biểuNgồi...

Cùng chuyên mục

Dân tộc Raglai ở một huyện của Khánh Vĩnh được công ty TNHH này hỗ trợ cây giống, phân bón

Ngày 15/10, các nhân viên, lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây và nông sản Ngân Nguyễn đã trực tiếp xuống các địa phương để hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, phân bón cho bà con đồng bào Raglai trên địa bàn. Được...

Con ruốc, con động vật bé tí ti nhảy búa xua ở đảo Phú Quốc Kiên Giang, vớt bán 90.000 đồng/kg

Dụng cụ bắt ruốc chỉ cần có lưới ô nhỏ tầm 1-1,5mm là tha hồ kéo ruốc. Những người chuyên nghiệp hơn sẽ chạy ghe kéo lưới ruốc để có sản lượng nhiều hơn.Anh Nguyễn Văn Khương, người dân ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc...

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Chia sẻ về những việc làm của mình, ông Nông Văn Thuyên tâm niệm: Trước đây, mình cũng rất khó khăn và được nhiều người giúp đỡ. Nay, mình đã có của ăn, của để thì phải giúp đỡ cho những người còn khó khăn để cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Thấm thoắt gần 30 năm trên vùng đất mới, bằng ý chí và nghị lực, ông Nông Văn Thuyên không chỉ trở thành một...

Để làm được Đề án 1 triệu ha lúa, phải thổi hồn vào cây lúa

Chiều 15/10, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh...

Liều trồng bí xanh trái vụ, quả giàu Kali, nông dân xã này ở Nghệ An hễ cắt là thương lái khuân hết

Bí xanh trái vụ quả treo lủng lẳng trĩu giàn, giá lên cao chót vótTrước đây, bãi bồi cạnh sông Hiếu ở xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An bà con nông dân chủ yếu trồng sắn, lạc. Những loại cây trồng truyền thống...

Mới nhất

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch

Cùng với các hoạt động xúc tiến, quảng bá để thu hút khách, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cũng rất quan tâm đến chất lượng ngành du lịch. Nhiều lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ dành cho nhân lực...

Bản tin Mặt trận sáng 16/10

Sẵn sàng cho ngày khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ XChiều...

Viettel mở rộng hợp tác với Ericsson trong triển khai mạng 5G

Ericsson sẽ triển khai mạng 5G cho Viettel tại thủ đô Hà Nội, các khu vực phía Bắc, và các tỉnh miền Trung của Việt Nam. Đồng thời, Ericsson cũng sẽ hiện đại hóa mạng 4G cho Viettel tại các khu vực địa lý trên. Sự hợp tác này một lần nữa khẳng định mối quan hệ...

Hé lộ vệ tinh liên lạc của Trung Quốc phóng vào vũ trụ

TPO - Các chuyên gia cho biết vệ tinh Qianfan (Thiên Phàn, có nghĩa là "Ngàn cánh buồm") được Trung Quốc phóng gần đây sáng đến mức có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường vào ban đêm, vượt xa giới hạn mà các cơ quan thiên văn đề xuất. ...

Du lịch số 3D trải nghiệm cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Hải Vân Quan

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết đơn vị vừa phối hợp với Công ty CP Phygital Labs và Trung...

Mới nhất