Trang chủNewsThời sựAi kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ...

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?


Dự án lấy thu bù chi?

Những ngày qua, trong quá trình ghi nhận xe quá tải phục vụ dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi hàng ngày, các sà lan cát sỏi, đất đá đều được vận chuyển từ hồ Núi Cốc về bãi tập kết, chế biến của Chi nhánh Công ty CP Đầu tư bất động sản và khoáng sản Đại Việt tại Thái Nguyên (Chi nhánh Công ty Đại Việt). 

Bãi tập kết trên rộng hàng chục ha tại xóm Khuôn Năm, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 1.

Phương tiện vận chuyển cát sau nạo vét lòng hồ Núi Cốc tại bãi tập kết của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Đơn cử, lúc 10h20, ngày 22/7, có 4 tàu công suất hàng trăm tấn vận chuyển cát sỏi và đá cuội khai thác được từ lòng hồ Núi Cốc cập bãi. Theo ghi nhận của PV, các sản phẩm nạo vét ở đây phần lớn là cát sỏi, đá cuội và bùn đất… tất cả đều là khoáng sản, được chia tách, đưa đi tiêu thụ.

Trong đó, cát, sỏi đạt tiêu chuẩn sẽ được thu gom, bán cho các xe vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ. Riêng bùn đất được đưa đến bể lắng để tách riêng đất sét, có giá trị kinh tế cao sẽ được vận chuyển đến các lò gạch tiêu thụ. 

Loại bùn đất còn lại sẽ được phơi khô, đưa đến các công trường phục vụ san lấp. Ngay cả đá, cuội to cũng được đưa đến hệ thống máy nghiền công suất lớn được lắp đặt ngay trên bãi để chế biến thành cát vàng, có giá trị kinh tế cao.

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 2.
Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 3.

Hệ thống dây chuyền nghiền cát từ đá, cuội của Chi nhánh Công ty Đại Việt tại hồ Núi Cốc.

Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Chi nhánh Công ty Đại Việt xác nhận: “Dự án triển khai với mục tiêu lấy thu bù chi nên tất cả các sản phẩm được nạo vét từ lòng hồ Núi Cốc đều được chúng tôi tận dụng, đem bán. 

Theo đó, thay vì phải bỏ tiền ngân sách để nạo vét lòng hồ Núi Cốc, từ năm 2014 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu cho UBND tỉnh này cấp phép cho Chi nhánh Công ty Đại Việt nạo vét, tận thu các sản phẩm đi kèm tại hồ Núi Cốc. Hàng năm, chúng tôi vẫn tự hạch toán, bảo đảm đủ chi phí hoạt động của dự án”.

Sản lượng do doanh nghiệp tự kê khai, báo cáo

Được biết, dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép hoạt động 15 năm (từ năm 2014 – 2029), tổng khối lượng nạo vét là hơn 11 triệu m3. 

Trong đó, giai đoạn 1 (5 năm đầu) là hơn 3 triệu m3; giai đoạn 2 (10 năm tiếp theo) là gần 8 triệu m3. Dự án được cấp phép thực hiện trên tổng diện tích hơn 1.452 ha; tổng mức đầu tư được cấp thực hiện là hơn 101 tỷ đồng.

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 7.

Các tàu vận chuyển cát, sỏi, đá được nạo vét từ lòng hồ Núi Cốc về bãi tập kết của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi nhánh Công ty Đại Việt, đến ngày 31/12/2023, sau gần 10 năm thực hiện dự án, tổng khối lượng nạo vét đạt hơn 4,936 triệu m3, được thực hiện trên diện tích 375,24 ha. Tương đương mức sản lượng mới chỉ đạt 44,8% và 26,9% tổng diện tích được cấp phép, trong khi đã hết 2/3 thời gian thực hiện của dự án.

Chi nhánh Công ty Đại Việt cũng báo cáo, đến hết năm 2023, trong gần 5 triệu m3 đã nạo vét trên, đơn vị này mới chỉ thu được 367 nghìn m3 cát xây, cát bê tông; hơn 543 nghìn m3 sỏi, cuội và gần 12 nghìn m3 vật liệu san lấp. Riêng sỏi cuội thải loại, bùn từ quá trình tuyển rửa phân loại trực tiếp là hơn 1,2 triệu m3.

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 8.
Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 9.

Cận cảnh bãi tập kết rộng hàng chục ha của Chi nhánh Công ty Đại Việt.  

Trao đổi về tính chính xác và căn cứ của các số liệu trên, ông Trần Văn Lê, Giám đốc Chi nhánh Công ty Đại Việt cho biết, hàng ngày đơn vị này đều tự thống kê sản lượng, hàng tháng đều tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở TN&MT. 

Căn cứ về tính xác thực của số liệu trên chính là hợp đồng thuê khoán, biên bản nghiệm thu sản phẩm giữa công ty với các tổ, đội và đơn vị nhận thầu nạo vét, vận chuyển bằng tàu từ lòng hồ về bãi.

Về vấn đề trên, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Sở chỉ có trách nhiệm quản lý mặt nước trong khu vực lòng hồ Núi Cốc, kiểm soát hoạt động nạo vét đúng mốc giới, không vi phạm quy định về an toàn công trình thủy lợi và đê điều. 

Sở Nông nghiệp và PTNT không nắm được sản lượng, công suất nạo vét của Chi nhánh Công ty Đại Việt trong dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc. Trách nhiệm này là của của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên”.

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?- Ảnh 10.

Một góc hồ Núi Cốc đục ngầu vì hoạt động nạo vét, vận chuyển và chế biến cát sỏi của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng Quản lý khoáng sản, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên lại cho rằng: “Đơn vị cũng không nắm được công suất, sản lượng khai thác thực tế của Chi nhánh Công ty Đại Việt. 

Giấy phép khai thác do Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu, trình UBND tỉnh Thái Nguyên cấp. Sở TN&MT không quản lý dự án trên. Hàng năm, sau khai thác, đơn vị đều dựa vào số liệu báo cáo của doanh nghiệp và số tiền quyết toán của cơ quan thuế để xác định khối lượng đã khai thác để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản”.

Ngày 22/7, PV Báo Giao thông đã đề nghị Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên làm rõ công tác thu, nộp thuế tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc trên. Trong đó, nêu rõ căn cứ và phương pháp xác định khối lượng, sản lượng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản tại dự án này. 

Lãnh đạo Phòng tuyên truyền, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên cho biết đã nắm được nội dung đề nghị, các đơn vị đang cùng các phòng liên quan kiểm tra, làm rõ để trả lời PV theo quy định.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ai-kiem-soat-khoang-san-tai-du-an-nao-vet-long-ho-nui-coc-thai-nguyen-192240725115028757.htm

Cùng chủ đề

Huy động trên 100 tỷ đồng chăm lo người nghèo và an sinh xã hội

Ngày 17/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại Hội nghị, Ủy ban MTTQ tỉnh hiệp thương kiện toàn bổ...

Năm 2024 là một năm bứt phá của du lịch Thái Nguyên

Mảnh đất Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn du khách đã và đang được quảng bá một cách rộng rãi góp phần xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm. ...

Giá trị văn hoá cần được bảo tồn

(CLO) Thái Nguyên - nơi hội tụ, chung sống lâu đời của 46 dân tộc anh em. Nhiều nơi trong địa bàn tỉnh vẫn giữ được những nét đẹp độc đáo, bản sắc dân tộc thông qua những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc. ...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ thi công nâng cấp hai tuyến đường bộ khu vực ĐBSCL

Tính hết tuần đầu tháng 12/2024, tiến độ thi công hai dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chưa đáp ứng kế hoạch do bất lợi về thời tiết. ...

Khi sắp xếp, tinh gọn thì chế độ, chính sách phải cao hơn hiện hành

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn phải có tính nhất quán, kế thừa các chính sách đã có từ trước đến nay và cao hơn chính sách hiện hành. ...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Ban Bí thư yêu cầu tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp tết Ất Tỵ 2025

Ban Bí thư yêu cầu tăng cường hướng dẫn, tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ dịp tết Ất Tỵ năm 2025. ...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Tạm giữ hình sự người đàn ông đánh tài xế xe tải ở Bình Phước

Tối 17/12, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Xoài (Bình Phước), đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) để điều tra về các hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Bùi Văn Hoàng Anh hành hung anh N.V.C (39 tuổi, ngụ TP.HCM), tài xế xe tải trên đường ĐT 741 khiến dư luận phẫn nộ hai...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Huy Tuấn, để nhận nhiệm vụ mới.  Tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg,...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Mới nhất

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm...

Nhan sắc xinh đẹp của nữ Tổng Giám đốc công ty sách vừa đăng quang hoa hậu

Nhà văn, Tổng Giám đốc công ty sách - Phạm Thị Ngọc Thanh - chia sẻ hình ảnh mới nhất sau khi đăng quang Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024. Phạm Thị Ngọc Thanh trình diễn trang phục dạ hội: Tổng Giám đốc công ty sách giành vương miện Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt NamPhạm Thị...

Đánh thức tiềm năng du lịch địa chất

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào...

Tăng cường hợp tác về tư tưởng, đào tạo cán bộ giữa quốc phòng hai nước Việt Nam – Belarus

(ĐCSVN) - Vui mừng trước kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Belarus thời gian qua, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết mong muốn quân đội hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công tác tư tưởng, thông tấn truyền thông quân sự, lịch sử quân sự, đào tạo cán bộ, tổ...

Mới nhất