Cá bống đất vùng rạch Tiểu Dừa ở huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có bông đen, nhỏ chỉ bằng đầu đũa. Khi xổ nước cạn, chúng nhảy tứ tung nên còn được gọi là cá bống nhảy, cá bống khỉ-một loại cá đặc sản.
Sau khi đặt lú, người dân vùng rạch Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) dùng xuồng bơi quanh, hoặc lội xuống nước để đuổi cá bống đất.
Theo ông Lê Văn Hiến (Ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), xứ này nhiều cá bống đất là do ở giáp ranh giữa hai vùng mặn – ngọt, nước biển theo cống thuỷ lợi hoà cùng nước ngọt nên thích hợp cho loài cá này sinh sôi.
Người ta dùng lú lưới mành giăng cặp mé kênh mương, rồi dùng dây thuốc cá (một loài cây có chứa chất làm cá say, dễ bắt) pha loãng rải xuống nước là cá bống đất chạy vào lưới.
Thời gian đặt lú để bắt cá bống đất khoảng 1 giờ là thu hoạch cá.
Cũng theo ông Hiến, cứ vài ba tháng là người dân thu hoạch cá bống đất một lần. Vuông nào trúng thu hoạch được vài trăm ký cá bống đất.
Thương lái thường mua mão từng miếng vuông với giá từ vài triệu đến chục triệu đồng, tuỳ theo lượng cá bống đất nhiều hay ít.
Ðể bảo quản cá đặc sản-cá bống đất được tươi ngon, sau khi thu hoạch, cá bống được nhanh chóng rửa sạch rồi ngâm đá lạnh, sau đó mới lựa bỏ cá tạp và đưa đi tiêu thụ.
Cá bống đất vùng rạch Tiểu Dừa ở huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) tươi rói vừa được thu hoạch ở dưới vuông.
Anh Phạm Ngô Chí Thiện (phải) và anh Trần Hữu Nghĩa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) mỗi ngày được trả công 300 ngàn đồng từ công việc lựa cá bống đất.
Món cá bống đất Tiểu Dừa kho tiêu có hương vị đậm đà, hấp dẫn.
Nguồn: https://danviet.vn/ca-bong-dat-ca-dac-san-o-vung-dat-ten-tieu-dua-cua-ca-mau-than-be-tin-hin-kho-tieu-dai-nha-giau-20240724141112628.htm