Việt Nam có bờ biển dài hơn 3 ngàn cây số, từ Móng Cái phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam và nhiều biển đảo. Từ đó nghề biển là nghề không thể thiếu của ngư dân Việt. Nghề biển đã trở thành một trong những nghề gian nan, vất vả, bởi để đánh bắt được thủy hải sản trên biển, người đi biển phải am hiểu về vị trí, hướng đi của các loài thủy sản. Đặc biệt là để bám trụ được với nghề biển đòi hỏi người đi biển phải có tính gan dạ, bởi biển lúc nào cũng có sóng to, gió lớn, rồi những đợt áp thấp nhiệt đới, mưa giông, bão thường xuyên xảy ra.
Bình minh về bến.
Tác giả Trần Hữu Minh đã đi nhiều nơi để sáng tác ảnh với nhiều chuyến đi ấn tượng. Trong những chuyến đi sáng tác đó, tác giả bắt gặp những hình ảnh đẹp về cuộc sống của những ngu dân miền biển, họ “bám biển” để sống cũng như biển là ngôi nhà thứ hai của họ. Sinh hoạt nghề biển của những ngư dân luôn là những hình ảnh rất sống động, những lần vượt sóng ra khơi cho đến những vật phẩm của họ mang về để phục vụ cho đời sống góp phần không nhỏ để phát triển kinh tế biển và bảo vệ đất nước. Bộ tác phẩm ảnh “Nghề biển” được chọn lọc là một quá trình sáng tác của bản thân, các tác phẩm ghi lại những khoảnh khắc đẹp của ngư dân nghề biển, họ rất chăm chỉ và hăng say lao động. Và chính hoạt động của họ trên biển đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và khẳng định quyền, chủ quyền hợp pháp vùng biển Việt Nam. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Trước giờ ra khơi.
Tùy vào ngành nghề khai thác và phương tiện lớn nhỏ để quyết định số lượng lao động trên ghe nhiều hay ít.
Ra khơi.
Thường cứ vào sáng sớm và chiều tối hàng ngày, chúng ta lại nhìn thấy không khí tất bật của ngư dân ở miền biển Cái Đôi Vàm. Người thì chuẩn bị ngư cụ, nguyên liệu để ra khơi khai thác, người thì cặp bến với những phần thưởng mà thiên nhiên trao tặng sau những giờ lênh đênh trên biển.
Lưới rùng.
Với sức khỏe dẻo dai, đôi bàn tay chai sạm, cộng với kinh nghiệm làm nghề, các ngư dân thuần thục từng khâu bủa lưới, giăng câu sao cho ngăn nắp và đảm bảo thời gian thu hoạch. Người làm nghề biển cũng đòi hỏi phải đảm báo các yếu tố, như: chịu được sóng gió, thời tiết xấu, có kinh nghiệm làm nghề,… Tùy vào ngành nghề khai thác và phương tiện lớn nhỏ để quyết định số lượng lao động trên ghe nhiều hay ít.
Những chiếc thúng đầy ắp cá tôm đã về bến.
Bội thu.
Vá lưới.
Chuẩn bị ngư cụ.
Ngày nay, nghề khai thác biển được trang bị phương tiện đầy đủ hơn nên thuận lợi cho ngư dân trong việc dò tìm các loài hải sản biển phù hợp với nghề của mình để khai thác, từ đó sản lượng thu được khá.
Vietnam.vn