Báo cáo “Hiện trạng rừng thế giới năm 2024 (SOFO 2024): Đổi mới trong ngành lâm nghiệp hướng tới một tương lai bền vững hơn” cho biết có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang khiến các khu rừng dễ bị tổn thương hơn trước các tác nhân gây căng thẳng như cháy rừng và sâu bệnh.
Cường độ và tần suất cháy rừng đang gia tăng, kể cả ở những khu vực trước đây không bị ảnh hưởng, với vụ cháy năm 2023 thải ra khoảng 6.687 mega tấn các-bon đi-ô-xýt trên toàn cầu. Lửa phương bắc trước đây chịu trách nhiệm cho khoảng 10% lượng khí thải các-bon đi-ô-xýt toàn cầu. Năm 2021, những đám cháy đã đạt đến một mức cao mới, chủ yếu do hạn hán kéo dài khiến mức độ nghiêm trọng và mức tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng, đồng thời chiếm gần 1/4 tổng lượng phát thải cháy rừng.
Biến đổi khí hậu cũng làm cho rừng dễ bị tổn thương hơn trước các loài xâm lấn, như côn trùng, sâu bệnh và mầm bệnh đe dọa sự phát triển và sinh tồn của cây. Tuyến trùng gỗ thông đã gây thiệt hại đáng kể cho rừng thông bản địa ở một số quốc gia ở châu Á và các khu vực ở Bắc Mỹ được dự đoán sẽ chịu thiệt hại nặng nề do côn trùng và dịch bệnh vào năm 2027.
Trong khi đó, sản lượng gỗ toàn cầu vẫn ở mức kỷ lục. Sau một thời gian ngắn sụt giảm do đại dịch COVID-19, sản lượng gỗ đã hồi phục trở lại mức khoảng 4 tỷ m3 mỗi năm.
Gần 6 tỷ người sử dụng lâm sản ngoài gỗ và 70% người nghèo trên thế giới dựa vào các loài hoang dã để làm thực phẩm, thuốc, năng lượng, thu nhập và các mục đích khác. Các dự báo chỉ ra rằng nhu cầu gỗ tròn toàn cầu có thể tăng tới 49% trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2050.
Trước những thách thức như vậy, báo cáo nhấn mạnh đổi mới trong ngành lâm nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Báo cáo Hiện trạng rừng thế giới 2024 chỉ ra 05 phương thức đổi mới giúp nâng cao tiềm năng của rừng nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu: công nghệ, xã hội, chính sách, thể chế và tài chính. Trong đó, con người có thể sử dụng AI để phân tích tự động một khối lượng lớn dữ liệu quang học, radar và lidar hiện tại và tương lai được thu thập hàng ngày bởi drones, vệ tinh và trạm vũ trụ; áp dụng gỗ khối và các cải tiến làm từ gỗ khác thay thế các sản phẩm làm từ hóa thạch trong xây dựng; các chính sách nhằm thu hút phụ nữ, thanh niên và người dân bản địa vào phát triển các giải pháp tại địa phương; và những đổi mới trong thu hút nguồn lực công, tư để nâng cao giá trị của rừng hiện tại.
05 hành động hỗ trợ sẽ giúp tăng cường đổi mới trong ngành lâm nghiệp là: nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng, năng lực và kiến thức đổi mới, khuyến khích quan hệ đối tác chuyển đổi, đảm bảo nguồn tài chính có thể tiếp cận nhiều hơn và phổ biến hơn cho đổi mới và cung cấp chính sách và môi trường pháp lý.
Báo cáo đề cập đến 18 nghiên cứu điển hình từ khắp nơi trên thế giới, cung cấp cái nhìn tổng quan về hàng loạt đổi mới về công nghệ, xã hội, chính sách, thể chế và tài chính trong ngành lâm nghiệp – và sự kết hợp của những đổi mới này – đang được thử nghiệm và triển khai trong điều kiện thế giới thực.
Nguồn: https://www.mard.gov.vn/Pages/fao-doi-moi-la-chia-khoa-cho-cac-phuong-phap-moi-ve-quan-ly-rung.aspx