Trang chủChính trịNgoại giaonhìn lại chiến thắng bản lĩnh giữa "đánh" và "đàm"

nhìn lại chiến thắng bản lĩnh giữa “đánh” và “đàm”


Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneva (Thụy Sỹ), trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954. Ảnh: TTXVN
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954. Ảnh: TTXVN

Sau gần 7 thập kỷ, những ý nghĩa, bài học sáng rỡ từ Hội nghị Geneva với hiệp định lịch sử vẫn còn mãi, đặc biệt về sự gắn kết chặt chẽ giữa thế và lực trong hoạt động ngoại giao. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.

Thành quả đấu tranh quật cường

Về sự kiện lịch sử này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hội nghị Geneva 1954 là diễn đàn đa phương có sự tham dự, đàm phán trực tiếp của các nước lớn mà lần đầu tiên Việt Nam tham gia.

“Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta luôn kết hợp khéo léo giữa “đánh” và “đàm”, giữa giành thắng lợi mang tính chiến lược trên chiến trường với giải pháp ngoại giao để bảo vệ nền độc lập, lập lại hòa bình.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG 
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG 

Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva là một sự kết hợp mẫu mực và điển hình như vậy. Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận chính trị và quân sự, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chuyển hóa những thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi về chính trị, pháp lý, đối ngoại.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosi Keomanivong chia sẻ với TTXVN, Hiệp định là thành quả đấu tranh quật cường của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Cùng với chiến thắng này, Hiệp định Geneve đã trở thành nguồn cảm hứng cho Nhân dân các nước bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới. Đây cũng là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là hiệp ước buộc thực dân đầu hàng chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam-Lào-Campuchia. Ông nhấn mạnh việc ký kết Hiệp định Geneva không chỉ là dấu mốc lịch sử của Việt Nam mà còn mang ý nghĩa thời đại bởi đây là thắng lợi toàn diện của 3 nước Đông Dương và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

“Sau khi chiến tranh chống thực dân kiểu cũ ở Đông Dương kết thúc, Việt Nam-Lào-Campuchia lại tiếp tục thực hiện đấu tranh cách mạng chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới, có vũ khí hiện đại hơn,” Thứ trưởng Phosi Keomanivong nhấn mạnh.

Nhiệm vụ đấu tranh cứu quốc trong giai đoạn này cũng đầy ác liệt nhưng vẫn sáng lên tinh thần hy sinh cao cả của quân và dân Việt Nam cũng như Lào và Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Chủ tịch Kaysone Phomvihane lãnh đạo cùng với các nhà lãnh đạo của Mặt trận Lào Itxala và ở Campuchia có Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Thành công này là sự kế thừa những truyền thống trong chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, giúp cho phong trào đấu tranh chống thực dân tiếp tục giành được chiến thắng, giải phóng đất nước.

Ý nghĩa và bài học còn mãi

Theo GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh những bài học quý báu từ Hiệp định Geneva đã phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật, sự trưởng thành và đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định Hiệp định là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 4/5/1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu cùng các đoàn đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Ngày 4/5/1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu cùng các đoàn đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ông Nguyễn Xuân Thắng nêu ra 5 bài học đó là: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao; Giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết; Quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; Phát huy sức mạnh của Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Giới quan sát nhận định, Hiệp định đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao cách mạng non trẻ Việt Nam; chính thức khôi phục hòa bình ở Đông Dương; công nhận nền độc lập và các quyền dân tộc cơ bản như chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho Nhân dân, cuộc đấu tranh thắng lợi của Việt Nam còn là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhiều nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ La-tinh trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Nghiên cứu về Hội nghị Geneva luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước, ngoài nước trong suốt 70 năm qua. Ảnh: BNG
Nghiên cứu về Hội nghị Geneva luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước, ngoài nước trong suốt 70 năm qua. Ảnh: BNG

Tựu chung lại, những bài học của Hiệp định Geneve trong hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước là giữ vững độc lập, tự chủ để tránh được những thỏa hiệp bất lợi cho ta; phải luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, dĩ bất biến ứng vạn biến; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tranh thủ, vận động sự đồng tình, ủng hộ từ phong trào yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới; cần chú trọng nâng cao tiềm lực và sức mạnh nội sinh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp nhịp nhàng các lĩnh vực đối ngoại, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, giữa ngoại giao và quân sự nhằm tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại nhất là về kỹ năng đàm phán và ứng xử trong các tình huống quốc tế; bồi dưỡng cho thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin sắt son vào lý tưởng của Đảng, tinh thần xung kích, dấn thân và không ngại gian khổ, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/70-nam-hiep-dinh-geneva-nhin-lai-chien-thang-ban-linh-giua-danh-va-dam.html

Cùng chủ đề

Đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dìu dắt, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại Đảng, đã vươn lên tầm vóc mới, vinh dự mang danh hiệu “ngoại giao Thời đại Hồ Chí Minh”. Đối...

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp, hình ảnh Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển

Chiều 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa đã làm việc với Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa gặp mặt Trưởng Cơ quan đại...

Nga cáo buộc Hàn Quốc làm gia tăng căng thẳng, kêu gọi ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga coi việc Hàn Quốc điều máy bay không người lái bay qua Triều Tiên là hành vi vi phạm chủ quyền nghiêm trọng và can thiệp vào công việc nội bộ nhằm phá hoại hệ thống nhà nước...

Chỉ số Quyền lực châu Á 2024: Việt Nam thăng hạng về ảnh hưởng ngoại giao và văn hoá

Theo Viện nghiên cứu Lowy, chỉ số quyền lực của Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia hạng trung, sự cải thiện lớn nhất của đất nước hình chữ S trong năm 2024 là sức ảnh hưởng về ngoại giao và văn hóa. Tình hữu nghị Việt Nam - Cuba là tấm gương trong quan hệ quốc tế và ngoại giao nhân dân ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

sẽ hỗ trợ 5 nghìn công nhân lao động về quê đón Tết

Kinhtedothi - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5 nghìn công nhân lao động về đón Tết tại các địa phương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La... LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) nhân dịp tết Nguyên...

rút ngắn khoảng cách vùng dân tộc miền núi và khu vực nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,38% Từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ III năm 2019, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và Quyết tâm thư của đại hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định sự quan tâm đặc biệt của TP Hà Nội. Thành công nổi bật trong nhiệm kỳ qua là những...

Đại hội dân tộc thiểu số Hà Nội lần IV và kỳ vọng của đại biểu

Kinhtedothi - Sáng nay (5/11), Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024 chính thức khai mạc. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức, là người dân tộc thiểu số, đại diện cho cộng đồng 53 dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 sẽ là dịp để TP Hà Nội đánh giá...

Quản lý an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ

Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo ATTP cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Xác định, đánh giá nguy cơ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia vừa công bố Quyết định thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về ATTP. Theo đó, Trung tâm đánh giá nguy cơ về ATTP thuộc Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia được thành lập theo...

tăng lên mức cao nhất trong hai tuần

Đồng chuẩn trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,6% lên 9.626 USD/tấn từ mức cao nhất trong phiên trước đó là 9.723,50 USD/tấn. Theo các nhà phân tích, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào ngày 6 - 7/11, những người kỳ vọng sẽ có thêm các đợt cắt giảm trong những tháng tới. Điều này đang gây áp lực lên đồng tiền...

Bài đọc nhiều

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Báo cáo niên vụ 2023 – 2024 cho thấy, xuất khẩu cà phê niên vụ này đã đóng góp hơn 5,4 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ngành cà phê từ trước tới nay, theo Vicofa.

Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Theo tờ Economist, nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu, mang lại doanh thu gần 4 tỷ USD mỗi năm. Kể từ khi ra đời cách đây 50 năm, Hello Kitty đã tạo ra tổng doanh thu ước tính lên tới 80 tỷ USD cho công ty.

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Trung Quốc “cậy nhờ” Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang hối thúc Cộng hòa Czech đóng vai trò tích cực trong quá trình góp phần giải quyết tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) liên quan xe điện.

Cùng chuyên mục

Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi ghi nhận tăng nhẹ tại cả 3 miền trong phiên sáng nay. Hiện tại, chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg.

Trung Quốc “gõ cửa” WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác

Ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Lý do các ngân hàng trung ương, nhóm BRICS và giới tỷ phú thi nhau mua vào. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.

Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Tạo bước đột phá trong hợp tác tiểu vùng Mekong trong giai đoạn phát triển mới

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng, toàn diện chưa từng có; xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, bao trùm trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, tiểu vùng Mekong cần có những bước "đột phá" để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc...

Mới nhất

Bộ Ngoại giao lên tiếng về thông tin Việt Nam trong danh sách nhóm đối tác BRICS

Việt Nam sẽ nghiên cứu những thông tin về quy chế đối tác của BRICS. Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam. Chiều 31/10, tại cuộc...

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank.. được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Tiến vào Kỷ nguyên xanh”, các ngân hàng hàng đầu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… đã được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia. Đây là những ngân hàng tiên phong, dẫn đầu thị trường...

Chủ tịch HĐQT THACO tham dự Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024

Ngày 03/11, Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024 chính thức khép lại sau trận chung kết và Lễ bế mạc tại sân vận động Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT THACO đã tham dự và trao Cúp vô địch cho đội bóng Công đoàn Quảng...

Ngắm Việt Nam gần trăm năm trước qua tư liệu quý của một người phụ nữ Ukraine

Gần một thế kỷ trước, với máy ảnh trên tay và đam mê khám phá trong tim, Sofia Yablonska - nữ nhà văn, nhiếp ảnh gia kiêm quay phim chuyên về du lịch khắp thế giới người Ukraine đã đến sống tại Việt Nam và ghi lại những tư liệu quý trong suốt 10 năm.   Ông Nguyễn Minh Nhựt, phó...

Mới nhất