Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?

Vẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?


Vẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?- Ảnh 1.

Thí sinh đến nghe tư vấn tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 tại TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo chuyên gia, phần lớn do thí sinh chưa hiểu rõ về ngành nghề và thậm chí không hiểu được chính mình nên cứ loay hoay trong việc chọn ngành và đổ xô vào ngành “hot”.

Thay đổi sau một đêm

Thí sinh Đăng Khôi (Vĩnh Long) đã đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm ngành công nghệ thông tin của một trường đại học ở TP.HCM nhưng mấy tuần qua vẫn thấy bối rối, chưa biết chốt nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.

Khôi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 với bài thi khoa học xã hội và điểm thành phần mỗi môn tương đối cao. Thực tế sức học của Khôi ở các môn khoa học tự nhiên không tệ, nhưng bạn vẫn không tự tin lựa chọn bài thi này để thi.

“Em nghe nhiều người bảo chọn ngành công nghệ thông tin sẽ có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao nên đã đăng ký xét tuyển sớm và đủ điều kiện trúng tuyển ngành này. Nhưng em cảm thấy rất lo vì thực sự bản thân không biết nhiều về công nghệ và cũng không đam mê ngành này. Điểm thi khối C00 đạt hơn 25 điểm, nhiều bạn khuyên em chọn ngành báo chí hoặc truyền thông đa phương tiện”, Khôi chia sẻ.

Do vậy, thí sinh này dự định đăng ký nguyện vọng theo thứ tự: truyền thông đa phương tiện, báo chí, công tác xã hội, quản lý nhà nước, công nghệ thông tin (đã trúng tuyển sớm). Nhưng do vẫn còn lăn tăn vì thực sự chưa hiểu rõ về ngành học nên Khôi đã liên hệ chuyên gia tư vấn tuyển sinh.

“Đi dự Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 ở Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) ngày 20-7, em được các thầy tư vấn. Sau một đêm suy nghĩ kỹ, em đã thay đổi hoàn toàn nguyện vọng xét tuyển dự kiến.

Nhận thấy mình phù hợp với ngành luật nên em ưu tiên chọn ngành này vào Trường ĐH Cần Thơ và rất hy vọng sẽ đậu. Trước giờ do thấy vẻ hào nhoáng của ngành báo chí – truyền thông nên em cứ muốn lao vào, trong khi thực sự chưa hiểu rõ”…

Đổ xô vào ngành “hot”

Đến mỗi mùa tuyển sinh đại học, thí sinh đều muốn chọn ngành “hot” để đăng ký xét tuyển, chấp nhận rủi ro cao, rớt hoặc khi vào học lại nhận thấy không phù hợp. Những ngành học được cho là “hot” những năm gần đây luôn thu hút đông đảo thí sinh gồm y dược, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, ô tô, du lịch, báo chí, truyền thông đa phương tiện, tâm lý, sư phạm tiếng Anh, quan hệ quốc tế, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế…

Những ngành học này liên tục nhiều năm qua đều có điểm chuẩn rất cao ở các trường, có ngành 29-30 điểm. Trong khi trên thực tế, với nhiều ngành khó tuyển, xã hội vẫn có nhu cầu nhân lực nhưng học sinh lại không muốn theo học nên có ngành chỉ vài thí sinh trúng tuyển. Lý giải về việc này, theo chuyên gia, do phần lớn học sinh và phụ huynh hiểu sai về ngành nghề.

GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, phó giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định: “Rất nhiều học sinh nghĩ rằng muốn làm việc trong một lĩnh vực ngành nghề nào đó thì phải chọn học ngành đó.

Điều đáng nói không chỉ học sinh mà ngay cả không ít phụ huynh cũng nghĩ như vậy nên thường định hướng và muốn con mình vào ngành “hot”. Tuy nhiên, hiểu như vậy là không chính xác vì một lĩnh vực nghề nghiệp cần nhân lực của nhiều ngành khác nhau. Bên cạnh đó, không ít học sinh chưa xác định rõ sở thích và năng lực bản thân nên nhiều lúng túng trong chọn ngành học”.

ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính – Marketing, cũng cho rằng việc chọn ngành học của thí sinh nhiều năm gần đây khá “thực dụng”.

“Ngành hot, nghề mốt, ra trường lương cao, cơ hội làm việc lớn, môi trường hấp dẫn luôn là những thông tin khiến thí sinh đổ xô theo học. Tôi cho rằng hiện nay học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phần lớn chọn nghề chưa thật phù hợp vì chưa có thông tin đầy đủ và chính xác về nghề, trong khi bản thân chưa hiểu hết khả năng và tố chất của mình”, thầy Châu nói.

Cân nhắc kỹ giữa đam mê và năng lực

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay ngành báo chí nhiều năm qua luôn nằm trong số ngành có điểm trúng tuyển cao nhất của trường do sự hào nhoáng của nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành truyền thông đa phương tiện cũng đang trở thành ngành “hot” thu hút đông đảo thí sinh và năm nay ngành này điểm chuẩn cao nhất ở các phương thức xét tuyển sớm của trường.

Truyền thông đa phương tiện là ngành học có tính ứng dụng cao bởi quá trình kết hợp giữa kiến thức về báo chí, công nghệ mới, tiếp thị, nghệ thuật… trong việc sáng tạo, thiết kế sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác cao ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí…

Người làm công việc này cần có khả năng viết lách tốt, có năng khiếu thẩm mỹ và nhạy cảm với vẻ đẹp của cuộc sống để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Để làm việc tốt và phát triển trong lĩnh vực này cần phải chăm chỉ, nhẫn nại và tinh thần học hỏi.

“Theo tôi, tùy theo sức học, đặc biệt thí sinh phải xác định rõ sở trường và đam mê của mình để chọn chuyên ngành nào đó. Không nhất thiết phải chọn đúng tên gọi ngành học cụ thể nào. Vì những khối kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành đều dựa trên nền tảng giống nhau.

Trong quá trình học tập và làm việc sau này có thể tìm hiểu, cập nhật kiến thức cho mình. Như vậy trước hết các bạn cầm tìm hiểu sở trường, tính cách của mình phù hợp với định hướng nghề nghiệp nào, từ đó tìm hiểu các ngành học lĩnh vực liên quan, hơn là chọn một ngành cụ thể”, thầy Hạ tư vấn.

Không nên quá mơ mộng khi chọn ngành học

Y khoa, răng hàm mặt và dược học là những ngành luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo thí sinh với lượng nguyện vọng đăng ký lớn. Thực tế có không ít phụ huynh mong muốn con mình chọn ngành y khoa, thậm chí còn “ép” con phải chọn ngành này.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, khuyên: “Việc chọn ngành cần cân nhắc kỹ giữa đam mê và năng lực của mình, không nên quá mơ mộng dẫn đến việc rớt đại học. Nếu thật sự quá yêu thích ngành y khoa nhưng không tự tin điểm số, thí sinh có thể chọn học ngành y học cổ truyền và y học dự phòng để theo đuổi đam mê của mình”.

Ngành ít, nghề nhiều

Theo ThS Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 240 trường đại học với gần 370 ngành đào tạo, trong khi có hơn 3.000 nghề khác nhau.

“Như vậy có thể thấy số ngành rất ít mà số nghề rất nhiều. Điều quan trọng nhất là các em cần biết mình phù hợp với công việc nào, muốn làm gì và nên chọn những ngành học mình có thế mạnh và yêu thích”, thầy Quán khuyên.

Sắp xếp nguyện vọng ra sao?

Vẫn chưa chọn được ngành học, làm sao?- Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), phát biểu tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 – Ảnh: NAM TRẦN

Chia sẻ ở Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – nhấn mạnh các thí sinh đã có kết quả trúng tuyển sớm của các trường vẫn phải đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Năm trước chúng tôi đã phải xử lý các trường hợp thí sinh yên tâm với việc đã trúng tuyển sớm nên đi du lịch mà không đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển lên hệ thống. Khi biết việc phải đăng ký thì hệ thống đã đóng lại” – bà Thủy nói.

Bà Thủy tư vấn thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng mà nên cân nhắc, phân bổ số nguyện vọng (có các ngành mình yêu thích và có các ngành có cơ hội đậu cao) để hạn chế rủi ro trượt tất cả các nguyện vọng.

Một phụ huynh hỏi nguyện vọng 1 có được ưu tiên hơn các nguyện vọng sau đó và nên sắp xếp các nguyện vọng ra sao. Trả lời câu hỏi này, bà Thủy khuyên thí sinh cần xếp thứ tự các nguyện vọng của mình theo thứ tự ưu tiên (sự mong muốn, yêu thích). Nếu thí sinh đỗ nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ không xét tiếp, cho dù thí sinh có đủ điều kiện trúng tuyển các nguyện vọng khác.

Về phía các trường, theo quy định hiện nay, không phải các trường ưu tiên nhận hết thí sinh có nguyện vọng 1 rồi mới xét nguyện vọng 2 hay 3… mà sẽ xét công bằng với tất cả các nguyện vọng, thí sinh đủ điều kiện sẽ được xét trúng tuyển.



Nguồn: https://tuoitre.vn/van-chua-chon-duoc-nganh-hoc-lam-sao-20240721234836904.htm

Cùng chủ đề

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Hụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ

Từ 2025, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ hình thức xét học bạ khiến nhiều thí sinh hụt hẫng. Từ khi vào lớp 10, Nguyễn Khôi Nguyên (SN 2007, Trà Vinh) đã xác định vào đại học bằng hình thức xét học bạ. Được nhiều học sinh khoá trên tư vấn hình thức này dễ trúng tuyển đại học hơn, Nguyên đã lên kế hoạch học tập bài bản để sở hữu học bạ đẹp với...

Bố mẹ dốc tiền cho con học IELTS

Chi hơn 100 triệu đồng cho con luyện IELTS theo lộ trình từ lớp 6 tới lớp 11 để đạt 6.5, chị Thành thấy mãn nguyện khi con trai vào được đại học nhờ xét tuyển chứng chỉ này. Con trai chị Nguyễn Thị Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đang là sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.  “Con thi không đủ 37 điểm để vào khoa mong muốn (điểm ngoại ngữ nhân đôi), học bạ không đẹp,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để Việt Nam Xanh là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày hội Việt Nam Xanh 2024. ...

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, năm 2023 và 2024 có ít nhất 282 bé...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

Mới nhất

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn...

Italy giới hạn chỉ 20.000 người được tham quan khu di tích Pompeii mỗi ngày

Thông báo giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày được đưa ra sau khi lượng du khách tới đây tăng đột biến, với đỉnh điểm hơn 36.000 lượt khách vào một ngày Chủ nhật miễn phí vé vào cửa. Khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ...

Huyết áp ở mức 160/90 có nguy hiểm?

Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng...

Mới nhất