Trang chủNewsThời sựThủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024

 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024.
Ảnh minh họa.
 

Ảnh minh họa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm, tăng lương được thực hiện theo lộ trình. Tăng trưởng GDP phục hồi mạnh, tính chung 6 tháng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; thu ngân sách nhà nước đạt 60% dự toán; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều tăng trưởng tốt. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, hiệu quả; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên.

Tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội nước ta còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, lãi suất USD thế giới neo ở mức cao, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu… Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen những khó khăn, thách thức nhiều hơn; áp lực lạm phát, tỷ giá có xu hướng tăng; thị trường tài chính, tiền tệ vẫn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn; thiên tai, hạn hán, sạt lở, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp…

Trước tình hình đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại các Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2024, số 108/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III năm 2024 như sau:

1. Tiếp tục tập trung tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người dân và doanh nghiệp

a) Bộ Tài chính

– Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm phí, lệ phí đã được ban hành.

– Khẩn trương nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7 năm 2024.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

– Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn …

– Phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng, gói tín dụng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản 30 nghìn tỷ đồng…

2. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư

a) Các thành viên Chính phủ chủ động xây dựng kế hoạch công tác để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 và 26 Tổ công tác theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2023.

b) Các Bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, coi giải ngân đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm; bám sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết từng dự án để tập trung chỉ đạo; chủ động, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; kịp thời điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định; khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024; khắc phục các bất cập để giải ngân nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn vốn ODA; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền trong tháng 7 năm 2024 điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan, địa phương theo chỉ đạo tại các Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2024, số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 và số 108/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024.

d) Các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan được giao làm Chủ dự án thành phần khẩn trương rà soát tổng thể các vướng mắc trong việc giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan để đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch được giao, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 6 trong tháng 8 năm 2024.

3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất.

4. Tiếp tục triệt để tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội

a) Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2024.

b) Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp số liệu tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2024. Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan trước ngày 27 tháng 7 năm 2024 để thống nhất phương án sử dụng khoản tiết kiệm chi theo nguyên tắc bố trí cho một số ít nhiệm vụ, dự án có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún.

5. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực

a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

– Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu….

– Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng; ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới.

b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

– Kịp thời có giải pháp quản lý, điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm, năng lượng và hàng hóa thiết yếu khác, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống.

– Thực hiện hiệu quả các chính sách đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Thực hiện kịp thời biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.

– Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường, các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài, đưa ra khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường phù hợp.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, làm cho nguồn cung dồi dào, đầy đủ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và đời sống của người dân; quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong thời gian sớm nhất.

d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể. Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm.

đ) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước:

– Triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực hơn vào bảo đảm các cân đối lớn về điện, xăng dầu, khí đốt nói riêng và vào phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 nói chung.

– Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, có thể sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác.

6. Tăng cường các biện pháp phòng, chống biến đổi khí hậu, thiên tai, không để bị động bất ngờ; tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, sớm hoàn thành Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, bão, lũ; tham mưu, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn đê điều, hồ đập trong mùa mưa bão; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 16 tháng 7 năm 2024, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2024.

7. Chú trọng hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Quan tâm thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các đối tượng chính sách, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thực hiện các hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân, đền ơn, đáp nghĩa nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 7 năm 2024 việc công bố thành lập và vận động, ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

8. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

a) Các bộ, cơ quan, địa phương:

– Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Giá, Luật Các tổ chức tín dụng…

– Tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản theo thẩm quyền; đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền và báo cáo Ban Chỉ đạo đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tổng hợp, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội đối với những vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật

– Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; trong đó, tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng cháy, chữa cháy, truy xuất nguồn gốc…

– Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

b) Bộ Tư pháp tổng hợp nội dung báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương về việc rà soát các văn bản pháp luật, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật để đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, ban hành văn bản phù hợp, hiệu quả để xử lý ngay các bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Tổng cục Thống kê khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia theo Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là các đề án trong Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã quá hạn, khắc phục ngay tình trạng nợ đọng các nhiệm vụ được giao. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

10. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này.

Nguồn: https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-dao-cac-nhiem-vu-giai-phap-trong-tam-thuc-day-tang-truong-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-kinh-te-vi-mo-thang-7-va-quy-iii2024-post820406.html

Cùng chủ đề

Nhắm đích tăng trưởng mới trên 7%

Nỗi lo về nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cơn bão số ba lịch sử được tạm gác lại khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu cho thấy, tăng trưởng GDP quý III/2024 đạt 7,4%, đưa mức tăng trưởng của chín tháng đạt 6,82%.

6 giải pháp cần quan tâm để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Mục tiêu kiểm soát lạm phát khả thi nhưng vẫn cần cẩn trọng Lạm phát được kiểm soát phù hợp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát 9 tháng năm 2024 ở mức 3,88%,...

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Ngày 23-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký công điện về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.Công điện nêu, trong thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường,...

Triển khai ngay phương án cấp cứu, điều trị người bệnh trong bão số 4

Ngày 19-9, Bộ Y tế có công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa, lũ, thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do...

Thủ tướng yêu cầu xây cầu Phong Châu mới kiên cố, an toàn

TPO - Thủ tướng giao UBND tỉnh Phú Thọ khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9 của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 13 kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

NDO - Thứ Ba, ngày 5/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười ba (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.   Quốc hội làm việc ngày thứ mười ba (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc...

Đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam

NDO - Tại cuộc họp của Hội đồng điều hành Tổ chức Hành chính miền đông thế giới (EROPA) lần thứ 69 tổ chức tại Indonesia, đại diện Đoàn Việt Nam đã trình bày đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam. Đề xuất này nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đại diện của các quốc gia thành viên EROPA. Thông tin từ Học viện Hành chính Quốc gia...

Học sinh Việt Nam giành nhiều giải thưởng lớn tại Cuộc thi Sáng tạo Sáng chế quốc tế iCAN lần thứ 9 năm 2024

NDO - Theo Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (Vifotec), các đội học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành được 14 giải thưởng ở các hạng mục khác nhau tại Cuộc thi Sáng tạo sáng chế quốc tế iCAN 2024. Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của 822 công trình đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. iCAN là cuộc thi thường niên...

Brazil điều tra việc TikTok truy cập dữ liệu trẻ vị thành niên

Quyết định này được đưa ra dựa trên các hoạt động “giám sát” mạng và TikTok đã đó có “dấu hiệu vi phạm” luật pháp quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân trong truy cập Internet. Cơ quan Bảo vệ dữ liệu quốc gia (ANPD) và Bộ Tư pháp Brazil thông báo sẽ điều tra để làm sáng tỏ về việc liệu nền tảng TikTok có truy cập dữ liệu trẻ vị thành niên hay...

FPT hợp tác với đối tác Hàn Quốc đẩy mạnh nền tảng low-code

NDO - FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác 3 năm với OutSystems, một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển ứng dụng nâng cao hiệu suất trong mảng lập trình. Thông qua hợp tác này, FPT chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai của OutSystems tại thị trường Hàn Quốc, bảo đảm thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí....

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

‘Gia đình Simpson’ có thể một lần nữa dự đoán đúng về thế giới

Al Jean, một trong những biên kịch nổi tiếng nhất của series phim hoạt hình The Simpsons, đã bình luận về điểm tương đồng này trên mạng xã hội X: "Tôi tự hào khi được là một phần trong 'dự đoán' của @TheSimpsons. Nhưng đây không phải lần đầu tiên...

Cùng chuyên mục

Ninh Thuận quan tâm chăm lo đôi ngũ Người có uy tín

Xác định đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để...

Ra mắt nền tảng đặt phòng khách sạn luôn có mã khuyến mãi cho người Việt

Nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến tiimhotel.vn vừa chính thức ra mắt luôn có sẵn mã khuyến mãi để người Việt đặt phòng giá tốt. Ngày 5.11, tại Trung tâm báo chí TP.HCM, Tiim Group chính thức giới thiệu nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến tại website: tiimhotel.vn. Nền tảng cung cấp đa dạng các loại phòng khách sạn, resort, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ dịch vụ và sắp tới là homestay trên toàn quốc. Bà Nguyễn Thị Ngoan,...

Người Việt cần ít nhất 3 tuần để chuyển nhà, ổn định nơi ở mới

Phần lớn người dùng mất hơn hai tuần để tìm được nơi ở phù hợp (50%), và cần ít nhất một tuần nữa để tìm được dịch vụ chuyển nhà như mong muốn (63%). Dịch vụ bất động sản ở Việt Nam vẫn bị đánh giá thiếu liền mạch, chưa có hệ sinh thái dịch vụ phát triển - Ảnh: N.BÌNH Báo cáo của Mordor Intelligence cho biết thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam được dự báo sẽ đạt...

Thảo nguyên Suôi Thầu như hiện ra từ cổ tích ở Hà Giang

Hà Giang - Từ tháng 10 đến tháng 12, thảo nguyên Suôi Thầu thu hút khách du lịch đến ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng tựa trong truyện cổ tích. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/thao-nguyen-suoi-thau-nhu-hien-ra-tu-co-tich-o-ha-giang-1417449.html

Cần gì để cổ phần hóa đăng kiểm thành công?

Theo quy định mới, các trung tâm đăng kiểm trực thuộc sở GTVT sẽ phải thực hiện cổ phần hóa. Khi không còn "đặc quyền" dành cho đơn vị đăng kiểm Nhà nước, để tồn tại các trung tâm buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ. ...

Mới nhất

(Trực tiếp) Đài CNN: Ông Trump đã giành 90 phiếu đại cử tri, bà Harris mới được 27 phiếu

Cuộc bầu cử Mỹ đã bắt đầu có những kiểm đếm phiếu cho cuộc đua giữa ứng viên Kamala Harris của Đảng Dân chủ và Donald Trump của Đảng Cộng hòa. Để giành chiến thắng, mỗi ứng viên cần đạt tối thiểu 270 phiếu đại cử tri. Trong cuộc đua lần này, các bang chiến trường như Arizona, Georgia, Michigan,...

Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Vảy nến thể giọt là một trong những bệnh lý về da và có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy rằng không gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ hội văn hoá – du lịch Việt Nam tại Vân Nam – Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác và đông đảo khán giả Việt - Trung đã thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Nguyện mãi tay trong tay, giữ trọn tấm lòng thành”. Chiều 5/11, trong chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự lễ hội...

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong phụ nữ Ba Na

Từ bao đời nay, cùng với cồng chiêng, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhằm giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống, mô hình Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã tập hợp chị em phụ nữ...

Công bố Bộ Pháp điển Việt Nam

Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương. Chiều 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thực...

Mới nhất