Trang chủNewsKinh tếTồn kho 65%, hàng nhập lậu tăng cao đẩy ngành đường trong...

Tồn kho 65%, hàng nhập lậu tăng cao đẩy ngành đường trong nước vào thế khó


Tồn kho 65%, hàng nhập lậu tăng cao đẩy ngành đường trong nước vào thế khó

Theo Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thời điểm tháng 7/2024, ngành đường Việt Nam còn tồn khoảng 65% sản lượng của vụ 2023/2024 cộng với đường nhập lậu ngày càng tăng và chiếm tới 30%, đẩy ngành này vào thế khó.

Thừa cung khiến giá giảm

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận định, ngành đường Việt Nam đang phải đấu tranh để sinh tồn vì đầu ra bị thu hẹp và sự cạnh tranh không công bằng của các loại đường nhập lậu.





Đường nhập lậu tăng quá cao, đẩy thị trường đường vào thế khó.

Theo ông Lộc, hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng nổ những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, thể hiện qua khối lượng kỷ lục đường lậu (nguồn gốc chủ yếu từ Thái Lan) bị các cơ quan chức năng phát hiện trong những tháng đầu năm 2024, đã bịt đầu ra của đường sản xuất từ mía, khiến đường các nhà máy không bán được. 

“Trong bối cảnh sức cầu đường kém do ảnh hưởng chung của kinh tế, lượng đường lỏng siro ngô nhập khẩu gia tăng càng làm thu hẹp thị phần đường từ mía trong ngành nước giải khát. Đường làm từ mía còn phải chịu áp lực ép giá kìm giá của các loại đường lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm đường nhập lậu và đường gian lận xuất xứ, đây đều là những loại đường giá rẻ vì có bản chất là đường phá giá xuất xứ Thái Lan”, Chủ tịch VSSA cho hay.

Ông Lộc dẫn chứng thông tin từ Tổ chức Đường quốc tế ISO (International Sugar Organization) trong ấn bản chính thức Sugar Year Book 2023 cho thấy, tình hình sản xuất tiêu thụ đường lạ lùng tại Campuchia và Lào. Trong khi Campuchia và Lào đều nhập khẩu khối lượng đường lớn hơn khả năng tiêu thụ nhiều lần từ Thái Lan. Và từ Campuchia và Lào đã xuất hiện dòng đường xuất khẩu không rõ nơi đến (unknown destination)  như sau:










Year

2020

2021

2022

Cambodia Import from Thailand

429,455

512,988

811,502

Laos Import from Thailand

117,156

136,569

457,242

Cambodia + Laos import from Thailand

546,611

649,557

1,268,744

Export unknown destination from Cambodia

200,000

300,000

350,000

Export unknown destination from Laos

25,000

100,000

320,000

 Total Export unknown destination from CPC + Laos

225,000

400,000

670,000

Dòng đường xuất khẩu không rõ nơi đến (unknown destination) nêu trên được xem là đường nhập lậu vào Việt Nam.

Năm 2023, Campuchia và Lào cũng nhập khẩu đường từ Thái Lan với khối lượng tương đương năm 2022, nghĩa là, năm 2023, khối lượng đường xuất khẩu không rõ nơi đến từ hai quốc gia này cũng khoảng 600.000 tấn. Như vậy, phần lớn lượng đường nhập khẩu thặng dư từ Thái Lan vào hai quốc gia này chính là nguồn gốc của các hoạt động nhập đường lậu đang diễn biến rất nghiêm trọng tại khu vực các tỉnh biên giới giữa Việt Nam với Campuchia và Lào, và bản chất đường nhập lậu vào Việt Nam chính là đường phá giá và trợ cấp xuất xứ từ Thái Lan.

“Giai đoạn 2022 – 2023, ước lượng cầu đường Việt Nam khoảng 2,1 – 2,2 triệu tấn. Nghĩa là đường nhập lậu đang chiếm đến khoảng 30% thị phần trong nước”, ông Lộc chỉ rõ.

“Thời điểm tháng 7/2024, ngành đường Việt Nam còn tồn khoảng 65% sản lượng của vụ 2023/24. Chuỗi liên kết mía đường đang đứng trước mối nguy cơ bị hủy hoại”, ông Lộc cho biết thêm.

Chính vì tồn kho lớn cộng với đường nhập lậu liên tục tăng đã đẩy ngành đường vào thực trạng thừa cung, theo đó, giá đường trong nước đang diễn biến theo chiều giảm. 

Ông Lộc thông tin, tất cả các nguồn cung đường chính bao gồm đường sản xuất từ mía, đường nhập khẩu kinh doanh chính ngạch, đường nhập lậu, đường nhập khẩu gian lận xuất xứ, đường lỏng si rô ngô HFCS  đều ghi nhận tương đương hoặc tăng so với cùng kỳ. 

“Ngoài dư cung thì giá đường trên thị trường quốc tế cũng đang có diễn biến giảm từ đầu năm đến nay cũng tác động đến giá đường trong nước. Nếu hai nguyên nhân này không thay đổi, giá đường khó tránh được xu hướng giảm giá kéo dài”, ông Lộc phân tích.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt

Cho rằng, việc đưa đường lậu có nguồn gốc Thái Lan qua biên giới Campuchia – Việt Nam đã hình thành đường dây có tổ chức, có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động để đối phó với các cơ quan chức năng, ông Lộc chỉ rõ số lượng đường lậu bị thu giữ vẫn rất “khiêm tốn” so với số lượng vận chuyển trót lọt vào nội địa. Mặt khác, công tác mật phục thường chỉ bắt được người vận chuyển thuê, với các vụ nhỏ lẻ, không bắt được các đối tượng chủ hàng. Vì vậy, công tác xử lý chỉ dừng lại ở tính chất xử phạt vi phạm hành chính, không nhiều vụ bị khởi tố, điều tra.

“Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhiều lần báo cáo đến các cơ quan Nhà nước về tình hình gian lận thương mại đường nhập lậu. Từ đầu năm 2022 đến nay, các hoạt động thương mại đường nhập lậu có diễn biến gia tăng đột biến tại khu vực các tỉnh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia. Nhưng trong ngắn hạn vẫn rất khó khắc phục các vấn đề nêu trên”, ông Lộc nhấn mạnh.

Để giải quyết vấn nạn tồn kho trong nước cũng như tình hình nhập lậu đường ngày càng tăng cao, trước mắt Chủ tịch VSSA kiến nghị cần vận dụng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật hiện hành để xử lý các bất cập và khe hở pháp luật đang bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận thương mại.

Thứ nhất, ông Lộc cho rằng, phương thức xử lý đường nhập lậu bị tịch thu không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm khi một số địa phương tổ chức tiêu hủy, một số địa phương lại tổ chức bán đấu giá để bổ sung công quỹ và hợp pháp hóa đưa đường lậu quy trở lại thị trường. Trong khi hành vi sản xuất kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi bị cấm.

Thứ hai, chỉ xử lý hành chính các hành vi nhập lậu và gian lận thương mại đường lậu khiến cho việc xử lý không có tính răn đe. Thực tế cho thấy, các đầu nậu buôn lậu đường đều thực hiện nhiều lần hành vi qua nhiều năm, và đến nay hầu như “bất khả xâm phạm”.

Ngoài ra, việc buông lỏng quản lý hoạt động san chia đóng gói đường và sản xuất đường phèn. Theo ông Lộc, hoạt động này có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, như không có giấy phép của nhà sản xuất và không ghi tên, địa chỉ của công ty sản xuất ra đường, trong khi việc san chia, sang chiết để đóng gói phải có giấy phép của nhà sản xuất ra hàng hóa. Thêm nữa là không tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hóa, thậm chí đường được đóng trong bao giấy hoặc nhựa trơn không có thông tin (thực chất là từ đường lậu) vẫn thoải mái lưu hành trên thị trường. Hay như việc không thực hiện truy xuất nguồn gốc nên hoạt động sản xuất đường phèn có thể thoải mái sử dụng đường lậu để sản xuất.

“Có một điều chắc chắn là hầu hết cơ sở sản xuất đường phèn đều không mua đường sản xuất từ mía của các nhà máy, nhưng vẫn duy trì hoạt động bình thường năm này qua năm khác”, Chủ tịch VSSA khẳng định.





Nguồn: https://baodautu.vn/ton-kho-65-hang-nhap-lau-tang-cao-day-nganh-duong-trong-nuoc-vao-the-kho-d220433.html

Cùng chủ đề

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Tuy nhiên, huyện A Lưới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị, huyện tiếp tục phát huy những thành quả đạt được; phát triển...

Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp

 Xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án BT chuyển tiếp để mở đường cho các dự án mới. “Mục tiêu là làm sao xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án chuyển tiếp, theo đúng tinh thần là tạo thuận lợi cho các dự án để có cơ sở thu hút các dự án mới. Vì các dự án chuyển tiếp mà không thuận lợi thì sẽ không...

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội “bắt sóng” để bứt phá Các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka) mới đây đã có...

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịchDo đã nộp báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, nên cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn sẽ không bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 11/9. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp

 Xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án BT chuyển tiếp để mở đường cho các dự án mới. “Mục tiêu là làm sao xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án chuyển tiếp, theo đúng tinh thần là tạo thuận lợi cho các dự án để có cơ sở thu hút các dự án mới. Vì các dự án chuyển tiếp mà không thuận lợi thì sẽ không...

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội “bắt sóng” để bứt phá Các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka) mới đây đã có...

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịchDo đã nộp báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, nên cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn sẽ không bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 11/9. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. Ban quản lý Khu kinh tế Hải...

Bài đọc nhiều

PV Power dự định làm 1.000 trạm sạc xe điện đến năm 2035

Trong tháng 9/2024, PV Power sẽ đưa trạm sạc đầu tiên tại số 6 phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội có chi phí đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng vào hoạt động thí điểm. Trạm có trang bị 2 cổng sạc với công suất 50 - 60 kW/cổng sạc. Sau khi trạm sạc số 6 Huỳnh Thúc Kháng đi vào hoạt động, Tổng công...

Giá vàng hôm nay 9/9/2024: Vàng nhẫn đồng loạt giảm cả hai chiều

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh giảm. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,15-78,45 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng hạ 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua...

Bạc duy trì đà tăng

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 850.000 đồng/lượng mua vào và 899.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 852.000 đồng/lượng mua vào và 901.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới niêm yết ở mức giá 689.000/ounce mua vào và 694.000/ounce bán ra. Cụ thể thông tin mới nhất về giá bạc hôm...

Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông lâm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số sản phẩm, doanh nghiệp được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm...

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), đặc biệt từ ngày 8 đến sáng ngày 9/9/2024, mực nước sông Kỳ Cùng dâng cao đã làm cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt. Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu...

Cùng chuyên mục

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội “bắt sóng” để bứt phá Các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka) mới đây đã có...

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 8 đạt 1.146 tấn...

Lùi thời hạn nộp bản trả lời vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm plastic Gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi vụ điều tra rà soát chống bán phá giá sản phẩm plastic Ngày 9/9/2024, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thông báo gia hạn thời gian nộp Bản trả lời câu hỏi...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. Ban quản lý Khu kinh tế Hải...

Mới nhất

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu...

Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng

Vào ngày 10/9, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra dọc tuyến đê hữu sông Cầu, từ khu vực xã Tam Đa (huyện Yên Phong) đến phường Vạn An (TP Bắc Ninh). Nhiều ngôi nhà của người dân trong khu vực này đã bị ngập sâu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và tài sản...

Lùi thời hạn nộp bản trả lời vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm plastic Gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi vụ điều tra rà soát chống bán phá giá sản phẩm plastic Ngày 9/9/2024, Cục...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. ...

Mới nhất