Trang chủNewsThời sựLần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế

Lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế

‘Lúc đó thực sự đã 2 giờ sáng ngày 21. Sau cùng Pháp đưa ra bờ sông Bến Hải, gần sát vĩ tuyến 17. Thứ trưởng Tạ Quang Bửu phải ký điều khoản quân sự như vậy. Vậy là Hiệp nghị Genève (tức Geneva – PV) đã ký vào ngày 21, nhưng được công bố ngày 20.7.1954 để cho đúng với lời hứa của Thủ tướng Pháp’, nhà ngoại giao Hoàng Nguyên công bố trong hồi ức Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, NXB Công an Nhân dân, 2015.

Ngày 8.5.1954, Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng nói với Trưởng đoàn Pháp, Ngoại trưởng Georges Bidault: “Các ông nói Việt Minh là “những con ma”. Hôm nay, “những con ma” ấy đứng trước các ông đây”. Đó là lời mỉa mai lại của Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng khiến Ngoại trưởng Georges Bidault cùng các thành viên phái đoàn nước Pháp ngượng ngùng.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được quốc tế công nhận rộng rãi, trừ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Để hạ bệ uy tín của chúng ta, Pháp gọi là “những bóng ma”. Đoàn Việt Nam với 5 thành viên chủ chốt (Phạm Văn Đồng, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan) đều là những con người bằng xương bằng thịt, những người vừa nhận tin chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” từ trong nước sang.

Lúc 16 giờ 30 chiều 8.5.1954, Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc tại phòng V – Palais des Nations (khu phức hợp, nơi hội họp và trụ sở của nhiều tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc ở châu Âu). Chủ tọa là Ngoại trưởng Anthony Eden, Trưởng đoàn Vương quốc Anh. Khai mạc hội nghị, với kinh nghiệm gần 30 năm trên trường ngoại giao, Ngoại trưởng Eden chủ tọa phát biểu xong đã trao lời ngay cho Ngoại trưởng Bidault.

Lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế- Ảnh 1.

Lãnh đạo phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ trái qua phải) Trần Công Tường, Phan Anh, Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu

Tư liệu gia đình đại tá Hà Văn Lâu

Luật sư Phan Anh viết trong nhật ký ngày 8.5.1954: “Bidault nói xong đến lượt đoàn ta, cả cử tọa chăm chú. Ai cũng đeo máy nghe vào để nghe. Anh Tô (tức Phạm Văn Đồng – PV) nói tiếng Việt (đế quốc tưởng ta nói tiếng Pháp), Hoàng Nguyên dịch ra tiếng Pháp. Thế là lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế”.

Tròn 70 năm sau hội nghị, những nhân chứng lịch sử của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ còn lại 2 người: ông Đoàn Đỗ và ông Nguyễn Lanh. Ông Đoàn Đỗ (sinh năm 1926) trong cuộc đời mình đã từng đảm nhận các công việc thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Viện phó rồi quyền Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương… Tham gia Hội nghị Geneva 1954, ông được phân công làm văn phòng, chuẩn bị tài liệu phục vụ hội nghị.

Lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký văn bản Hội nghị Geneva 1954

T.L

“Trong lịch sử ngoại giao, không có một nước nào đi hội nghị quốc tế lại ít người và khó khăn như Việt Nam”, ông Đoàn Đỗ nói và kể thêm: “Phái đoàn Việt Nam gồm có 5 đồng chí, nhân viên giúp việc lúc bắt đầu lên đường cũng chỉ có 5 người. Một người là bác sĩ Lê Văn Chánh, một người là đại tá Hà Văn Lâu, đồng chí Việt Phương là thư ký của Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng và tôi với 1 đồng chí nữa chọn ở phái đoàn Việt Nam ở Đông Âu lo việc hậu cần. Công việc lúc bấy giờ rất khó khăn. Việc thì nhiều mà người thì ít cho nên mỗi người phải kiêm nhiều việc”.

Theo ký ức của ông Đoàn Đỗ, trong các vòng đàm phán thì việc đấu trí rất căng thẳng, song Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đã luôn luôn tìm cách chủ động trong mọi hoàn cảnh. Ông Đoàn Đỗ lấy ví dụ, tại phiên họp khai mạc hội nghị, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đã tự tay viết bài diễn văn mở đầu của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành 3 bản dài ngắn khác nhau.

“Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng với một hội nghị lớn như thế có thể sẽ bị hạn chế thời gian phát biểu, viết 3 bài dài ngắn khác nhau để ứng phó nói đủ rõ được lập trường, tư tưởng của Việt Nam. Bài diễn văn của Việt Nam tuy ngắn nhưng được coi trọng”, ông Đoàn Đỗ bình luận.

Lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế- Ảnh 3.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tặng hoa đại diện gia đình Thứ trưởng Tạ Quang Bửu, Trần Việt Phương và Hoàng Nguyên tại Lễ kỷ niệm 70 năm Hội nghị Geneva

Phan Chí Hiếu

Nhà ngoại giao Hoàng Nguyên (1924 – 2007), thành viên tham gia tổ đàm phán quân sự, sau này trong hồi ức của mình (Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, NXB Công an Nhân dân, 2015) đã viết:

“Tôi khi đó là thư ký của Phái đoàn Việt Nam được Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cử tham gia tiểu ban quân sự, và tôi còn nhớ cuộc đàm phán về chuyển quân tập kết ở Việt Nam đã kéo dài suốt tối cho tới đêm mà vẫn chưa ngã ngũ. Tình hình rất khẩn trương vì đã tới 12 giờ đêm vẫn chưa thỏa thuận được với nhau. Ông Tạ Quang Bửu kiên quyết giữ vững vĩ tuyến 16, còn Pháp thì đòi vĩ tuyến 18 (…). Lúc đó thực sự đã 2 giờ sáng ngày 21. Sau cùng Pháp đưa ra bờ sông Bến Hải, gần sát vĩ tuyến 17. Thứ trưởng Tạ Quang Bửu phải ký điều khoản quân sự như vậy. Vậy là Hiệp nghị Geneva đã ký vào ngày 21, nhưng được công bố ngày 20.7.1954 để cho đúng với lời hứa của Thủ tướng Pháp”.

Lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế- Ảnh 4.

Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 25.4.2024 tại Hà Nội

Phan Chí Hiếu

Vì ngày 20.6.1954, Thủ tướng Mendès-France đã tuyên bố trước nhân dân Pháp sẽ hoàn thành đàm phán trong 30 ngày, nếu không thành công ông ta sẽ từ chức.

Là một trong 2 nhân chứng cuối cùng, ông Nguyễn Lanh (sinh năm 1932), nhân viên đánh máy của Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Geneva 1954, cho biết khi đi phục vụ hội nghị, ông mới 22 tuổi. Ông nhớ lại một số kỷ niệm của cá nhân mình:

“Năm thành viên lãnh đạo đoàn ở biệt thự Le Cèdre ở Versoix, bên hồ Léman. Biệt thự này còn có tên gọi khác là Chateau de Versoix, có nhiều cây cối. Còn các nhân viên, tùy tùng phục vụ phái đoàn ở Hôtel d’Angleterre. Để săn đón tin tức, các nhà báo luôn sẵn sàng thường trực ở bên ngoài tòa nhà phái đoàn ta ở. Hồi đó chưa có ống kính tê-lê nên nhiều phóng viên trèo cả lên tường để chụp ảnh. Tôi còn nhớ, mỗi khi họp báo, nhiều anh em trong đoàn lại được huy động ra làm phục vụ viên.

Lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong hội nghị quốc tế- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Lanh, một trong 2 nhân chứng cuối cùng của Hội nghị Geneva 1954

Kiều Mai Sơn

Chúng ta đã có sự chủ động để chuẩn bị cho hội nghị. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cùng 4 thành viên khác đã bàn bạc với nhau tìm mọi cách để đối phó với mọi khả năng, mọi diễn biến có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Lanh, nhân viên đánh máy của Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Geneva 1954

Công việc của tôi tại Hội nghị Geneva là nhân viên đánh máy của bộ phận văn thư do anh Đoàn Đỗ phụ trách. Cuộc họp nào tôi cũng phải xách máy đến Hôtel d’Angleterre, ngồi trực ở đấy, nhiều khi phải thức cả đêm. Có lần các anh em ra về, bỏ quên tôi ở đấy”.

Theo ông Nguyễn Lanh, có một số người sau này viết với ý kiến cá nhân cho rằng phái đoàn ta thụ động trong việc chuẩn bị nội dung đàm phán, điều đó không đúng.

“Chúng ta đã có sự chủ động để chuẩn bị cho hội nghị. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cùng 4 thành viên khác đã bàn bạc với nhau tìm mọi cách để đối phó với mọi khả năng, mọi diễn biến có thể xảy ra”, ông Nguyễn Lanh chia sẻ.

Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc ngày 8.5.1954, bế mạc ngày 21.7.1954, trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, được chia làm 3 thời kỳ đàm phán.

Thời kỳ thứ nhất, từ ngày 8.5.1954 tới ngày 19.6.1954. Thời kỳ thứ hai, từ ngày 20.6.1954 tới ngày 10.7.1954, coi như hội nghị tạm nghỉ. Các trưởng đoàn về nước báo cáo, chỉ có các cuộc họp hẹp và các đoàn quân sự họp với nhau. Thời kỳ thứ ba, từ ngày 11.7.1954 đến khi kết thúc hội nghị 21.7.1954.

“Ngày 21.7.1954, Hiệp định Geneva được ký. Nói chung, cảm giác ở trong phái đoàn là nửa mừng và nửa lo. Mừng là vì đất nước đã có một vùng giải phóng rộng lớn làm căn cứ để có thể tiến lên kháng chiến lâu dài và chiến thắng. Lo là vì chắc chắn là Mỹ sẽ nhảy vào thay cho Pháp. Như thế cuộc chiến tranh sẽ kéo dài và rất ác liệt. Ký Hiệp định Geneva, sự thực ra, người tin 2 năm bầu cử là những người ở ngoài thôi, còn thành viên chủ chốt giúp việc trong Hội nghị Geneva thì không tin bởi vì Mỹ không dễ dàng gì chấp nhận đâu. Nhưng nếu không có Hội nghị Geneva thì không có chiến thắng năm 1975”.

Ông Đoàn Đỗ, thành viên tham gia giúp việc cho Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/lan-dau-tien-tieng-viet-nam-vang-trong-hoi-nghi-quoc-te-185240720182941099.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về du lịch nông thôn

Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn do Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) thực hiện dự kiến diễn ra từ ngày 9-11/12 tới tại tỉnh Quảng Nam.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị quốc tế về chống chủ nghĩa cực đoan

Việt Nam đóng góp với Hội nghị năm giải pháp để góp phần đưa hợp tác quốc tế về phòng, chống cực đoan hóa và bạo lực cực đoan đi vào hiệu quả chiều sâu, thiết thực. Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 25/9, tại Moskva đã khai mạc Hội nghị quốc tế về phòng chống chủ nghĩa cực đoan bao lực lần thứ 4. Hơn 40 đoàn đại biểu các quốc gia và tổ chức đã tham...

Khai mạc hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Nông Thị Hà, Thứ trưởng-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng....

Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu châu Á

Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia...

Cao Bằng đăng cai Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á

Chiều 22/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu dùng, khiến quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Do đó, các đại biểu đề nghị quy...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu khi các phương tiện đang lưu thông qua cầu phao Phong Châu từ huyện Lâm Thao sang huyện Tam Nông...

Mới nhất

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên - những “chiến binh Rồng” đích thực (Ảnh minh họa) Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du tịch tỉnh Cà Mau,...

Nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật xanh, an toàn

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, nhờ các chương trình đào tạo, tập huấn của các ngành chức năng, doanh nghiệp, nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đó, bà con sử dụng đúng cách thuốc (đúng đối tượng), đúng liều lượng, đúng thời...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Mới nhất