Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiến sĩ lịch sử chia sẻ cách học và thi theo năng...

Tiến sĩ lịch sử chia sẻ cách học và thi theo năng lực phẩm chất


Tiến sĩ lịch sử chia sẻ cách học và thi theo năng lực phẩm chất- Ảnh 1.

Chuyên gia chia sẻ tại hội thảo

Sáng nay (20.7), Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo quốc gia “Nam bộ từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Giơ-ne-vơ 70 năm nhìn lại (1954-2024)”. Hội thảo quy tụ 37 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trong cả nước.

Chia sẻ thêm với phóng viên, PGS-TS Trần Thị Mai, giảng viên cao cấp khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), nói: “Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất là thông qua chương trình giáo dục, sách giáo khoa và vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học của người thầy, học sinh được tham gia vào quá trình tìm hiểu, khám phá và thực hành những tri thức lịch sử, vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn, đúng với tinh thần người học là trung tâm”.

“Người ta thường hay quan niệm học sử là phải biết thật nhiều sự kiện, ghi nhớ thật nhiều ngày tháng, số liệu… Đó là quan niệm không đúng. Quan điểm học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất chú trọng vào tính hệ thống, tiếp nhận những tri thức cốt lõi, nắm được bản chất của sự kiện, quá trình lịch sử và biết vận dụng vào thực tiễn. Mà thực tiễn không ở đâu xa, nó ở ngay trong vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội… ngay trong địa phương của mình”, PGS-TS Trần Thị Mai cho hay.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 2.108 bài thi đạt điểm 10 lịch sử.

Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử của cả nước năm 2024 cho thấy mức điểm trung bình là 6,57. Mức điểm mà các học sinh đạt được nhiều nhất là 6,75. Môn thi này có 2.108 bài thi đạt điểm 10 nhưng có 19 bài thi 0 điểm.

Chia sẻ về phương pháp này, TS Mai cho biết: “Về vấn đề bảo tồn giá trị của những di sản văn hóa, các em có thể tham gia trực tiếp với vai trò là người tìm hiểu, sưu tầm, giới thiệu, quảng bá di sản ở địa phương mình. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình và góp phần cùng cộng đồng bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Học đi đôi với thực hành lịch sử, học gắn liền với thực tiễn, kết nối với cuộc sống và có thêm hiểu biết về địa phương, không chỉ giúp củng cố tri thức được học mà còn bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất cho học sinh”.

Tiến sĩ lịch sử chia sẻ cách học và thi theo năng lực phẩm chất- Ảnh 2.

Toàn cảnh hội thảo quốc gia sáng nay

Theo PGS-TS Trần Thị Mai, đề thi bây giờ không ra theo kiểu chú trọng kiểm tra kiến thức mà là thi đánh giá năng lực, chú trọng việc người học đã học được gì, tiếp nhận và vận dụng tri thức ra sao. Học theo năng lực phẩm chất thì thi cũng phải theo năng lực phẩm chất, xóa đi tâm lý học sử phải học thuộc lòng.

“Học lịch sử để mình hiểu biết và vận dụng nên đề thi cũng kiểm tra sự hiểu biết, khả năng vận dụng của người học”, giảng viên cao cấp khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ thêm về vấn đề học và thi lịch sử.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tien-si-lich-su-chia-se-cach-hoc-va-thi-theo-nang-luc-pham-chat-185240720182404789.htm

Cùng chủ đề

Giáo viên dạy thêm: Đừng để ‘chân ngoài dài hơn chân trong’

Lời tòa soạn: Dự thảo về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đến hết 22/10 làm dấy lên nhiều tranh cãi và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường. Quy định mới này có thể mang đến những thay đổi đáng kể cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, liệu nó sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục hay có thể tạo thêm...

Năm 2025, Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức thi tuyển sinh riêng

Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 (HPU2) vừa thông báo các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.Theo đó, năm 2025 nhà trường tuyển sinh theo 6 phương thức xét tuyển, tăng thêm 1 phương thức so với năm 2024.Cụ thể theo thông báo, năm 2025 sẽ là năm đầu tiên Trường đại học Sư phạm Hà...

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 được điều chỉnh thế nào?

GS. Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Váy ren, hoa sang trọng là điểm nhấn cho phong cách mùa thu

Nếu trang phục in hoa có sự sống động của màu sắc thì váy ren, váy cotton ren...

Trào lưu uống cà phê ngắm bình minh Đà Nẵng lúc 4 giờ sáng

Từ 4 giờ sáng, nhiều bạn trẻ đã di chuyển đến các quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng (TP.Đà Nẵng) để kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Hàn lúc bình minh. Thời gian gần đây, "trào lưu" dậy sớm đi cà phê, ngắm bình minh bên bờ sông Hàn được giới trẻ tại TP.Đà Nẵng hào hứng trải nghiệm. Để có được vị trí thuận lợi, nhiều người đã phải dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị và nhanh...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Thành tích học tập đáng nể

Được tuyển thẳng vào trường công an nhờ thành tích đáng nểNhững ngày này, Sùng A Chua đang chuẩn bị cho quá trình nhập học tại Học viện An ninh Nhân dân. "Em đang rất háo hức, chờ đến ngày nhập học", nam sinh người Mông...

Giải pháp giám sát hành trình VNPT

Quản lý hành trình xe máy, xe điện, xe đạp - chống trộm hiệu quảVới VNPT Safe Motor, phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi lộ trình di chuyển của con qua ứng dụng di động. Mỗi khi xe di chuyển, thiết bị sẽ cung...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Mới nhất

Mới nhất

HUD đang kinh doanh ra sao?