Trang chủSự kiện70 năm Hiệp định GenevaHiệp định Geneva: Thắng lợi trên bàn đàm phán còn có thể...

Hiệp định Geneva: Thắng lợi trên bàn đàm phán còn có thể lớn hơn

Sau hơn 2 tháng đàm phán (từ ngày 8.5.1954), Hiệp định Geneva 1954 về Đông Dương được ký ngày 20.7.1954. Tuy nhiên, bản hiệp định đạt được chưa phản ánh đầy đủ thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân 3 nước Đông Dương nói chung trên chiến trường do sự chi phối của xu thế hòa hoãn và sự thỏa hiệp của các nước lớn.

Bàn cờ của những nước lớn

Từ mùa hè năm 1953, Pháp đã sa lầy và đang đứng trước bờ vực thất bại, muốn tìm con đường rút ra khỏi cuộc chiến Đông Dương. Các nhân vật cầm quyền ở Pháp khi đó, từ Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, cho đến Tổng tư lệnh quân viễn chinh, tướng Henri Navare đều công khai tỏ ý muốn kết thúc chiến tranh.

Ngày 26.11.1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: Nếu Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng thương lượng thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó của phía Pháp.

Hiệp định Geneva: Thắng lợi trên bàn đàm phán còn có thể lớn hơn- Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị Geneva

TƯ LIỆU

Trong xu thế hòa hoãn lúc đó, ban lãnh đạo mới ở Liên Xô do N. Khrutchep đứng đầu đã có sự phối hợp với Trung Quốc để đi đến kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Họ cũng muốn tiến tới kết thúc chiến tranh Đông Dương. Do sự “năng nổ” của Liên Xô, ngày 18.2.1954, tại Berlin (Đức), Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã thống nhất triệu tập một hội nghị quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Trật tự thế giới hai cực và cục diện Chiến tranh lạnh đã chi phối kết quả việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng một hội nghị quốc tế, với sự tham gia của nhiều cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) khi lẽ ra việc đàm phán để kết thúc chiến tranh phải là công việc chủ yếu giữa các bên tham chiến.

Hội nghị Geneva bắt đầu ngày 8.5.1954, đúng lúc tin tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp sụp đổ được loan báo khắp thế giới. Hội nghị có 9 thành viên với tương quan chênh lệch. Phía Pháp gồm Pháp, Mỹ, Anh và 3 chính quyền liên kết với Pháp là Lào, Campuchia và Nam Việt Nam (Chính quyền Bảo Đại). Pháp dựa vào Anh và Mỹ, để tạo thế mạnh trên bàn hội nghị, dùng thêm 3 chính quyền liên kết để cản phá Việt Nam và “phá rối” khi cần. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có Liên Xô, Trung Quốc là đồng minh.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tìm mọi cách dàn xếp các vấn đề tại hội nghị theo hướng giành lợi ích tối đa cho Trung Quốc trên cơ sở chia cắt Việt Nam lâu dài (như với Triều Tiên), tạo một “khu đệm” tránh cho Trung Quốc đối đầu trực tiếp với lực lượng của Mỹ, xóa ảnh hưởng của Việt Nam và tăng dần ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào và Campuchia để tăng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á.

Đoàn Pháp tránh đàm phán trực tiếp với đoàn Việt Nam. Pháp nắm được mục tiêu và ý đồ của Trung Quốc nên coi Trung Quốc là đối tác đàm phán chính và thỏa thuận ngầm mọi việc với Trung Quốc. Trung Quốc cũng lợi dụng tình thế và cơ hội, gây thêm sức ép cho Việt Nam trên bàn hội nghị để mặc cả với Pháp.

Để tóm tắt về diễn biến Hội nghị Geneva, có thể dẫn nhận xét của học giả Laury Anne Bellessa (Pháp) tại Hội thảo quốc tế chiến thắng Điện Biên Phủ – 50 năm nhìn lại (Hà Nội, 4.2004). Học giả này cho rằng: “Nếu chúng ta đi sâu vào chi tiết các cuộc thương lượng, chúng ta sẽ nhận thấy rằng các điều khoản của hiệp định chỉ để nhằm làm thỏa mãn các cường quốc… Vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực Đông Nam Á mà các cường quốc đã tự quy định phần lớn các điều khoản trong hiệp định, không cần tính đến phản ứng của các nước Đông Dương.

Không còn sự lựa chọn nào khác, các nước Đông Dương phải nhượng bộ trước các áp lực rất lớn này… Thắng lợi trên thực địa nhưng tại bàn hội nghị, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể khai thác được thế mạnh quân sự của mình”.

Những kết quả không tương xứng

Những gì Việt Nam đạt được ở Hội nghị Geneva cũng đã được khẳng định: buộc Pháp phải rút hết quân và công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; miền Bắc được giải phóng hoàn toàn và có điều kiện xây dựng những cơ sở vật chất đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hòa bình; tạo cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc để đấu tranh thống nhất đất nước sau đó… Đó là kết quả đáng tự hào của cuộc kháng chiến 9 năm anh dũng, nhiều hy sinh gian khổ của nhân dân Việt Nam.

Hiệp định Geneva: Thắng lợi trên bàn đàm phán còn có thể lớn hơn- Ảnh 2.

Đoàn Việt Nam trong phiên khai mạc Hội nghị Geneva

TƯ LIỆU

Tuy nhiên, những kết quả Việt Nam đạt được ở Hội nghị Gionevo không tương xứng với thực tế trên chiến trường. Mặc dù Pháp đã thảm bại trong trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, muốn rút khỏi “bãi lầy chiến tranh” Đông Dương trong danh dự, Việt Nam đến hội nghị với tư thế của người chiến thắng nhưng lại không có vị thế cao về ngoại giao trên bàn hội nghị. Việc bàn giải pháp cho cuộc chiến Đông Dương không do hai bên trực tiếp tham chiến thảo luận mà do các nước lớn giữ vai trò chính.

Pháp là bên tham chiến trực tiếp nhưng luôn lẩn tránh đàm phán trực tiếp với phái đoàn Việt Nam mà dùng vai nước lớn để thỏa thuận với Liên Xô và đặc biệt là với Trung Quốc. Đoàn đàm phán Việt Nam gặp nhiều bất lợi, bị cô lập, không bảo vệ được những yêu cầu quan trọng của mình.

Hiệp định Geneva: Thắng lợi trên bàn đàm phán còn có thể lớn hơn- Ảnh 3.

Thiếu tướng Delteil thay mặt Bộ Tư lệnh quân đội liên hiệp Pháp ký Hiệp định Geneva

TƯ LIỆU

Hội nghị Geneva đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến ở 2 nước này. Đại diện cho cả 3 chính phủ kháng chiến ở Đông Dương chỉ có một đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 – tương ứng với Nha Trang (rồi 16 – tương ứng với Đà Nẵng) theo phương án của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17 theo đòi hỏi của Pháp muốn giữ quyền kiểm soát đường 9.

Việt Nam mất 3 tỉnh khu V và nhiều vùng tự do phía nam vĩ tuyến 17. Ở Lào, lực lượng kháng chiến chỉ được một vùng tập kết gồm 2 tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ – nhỏ hơn nhiều so với vùng giải phóng thực tế. Lực lượng kháng chiến Campuchia phải phục viên tại chỗ. Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam không phải là 6 tháng như phương án của Việt Nam, mà là 2 năm.

Dù vậy, việc này đã không thể thực hiện do chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ. Nhân dân cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam còn phải đi tiếp chặng đường dài 21 năm với nhiều sự hy sinh, mất mát, đau thương hơn để đạt tới điều lẽ ra đã diễn ra tháng 7.1956.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/hiep-dinh-geneva-thang-loi-tren-ban-dam-phan-con-co-the-lon-hon-185240719131721882.htm

Cùng chủ đề

Tận mắt chiêm ngưỡng Tượng đồng Nữ thần Durga

NDO - Tượng nữ thần Durga 4 tay là pho tượng đồng lớn nhất, đại diện tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật văn hóa Champa được phát hiện cho đến nay. Sau khi được "hồi hương", bức tượng sẽ tiếp tục được hoàn thiện hồ sơ pháp lý, bảo quản và nghiên cứu. Sau nhiều năm "lưu lạc" tại nước ngoài, cuối tháng 8/2024, tượng đồng nữ thần Durga -...

Nguồn cổ vũ và động viên tinh thần mạnh mẽ từ tư tưởng Hồ Chí Minh

Với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, cũng như trải nghiệm và khảo cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới, các phong trào cách mạng trong nước của các bậc tiền bối, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết rằng, con đường cách mạng của Việt Nam là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo TTXVN, phát biểu tại hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm và làm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới tiếc thương, chia buồn

Những ngày qua, hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân (là những bạn bè, đối tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên) từ khắp nơi trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên Trung...

Nhân dân Việt Nam đã tặng cho phong trào cộng sản thế giới một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa

NDO - Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới toàn thể nhân dân Việt Nam, những người cộng sản của phong trào cộng sản thế giới trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người đồng chí, nhà chính khách, nhà hoạt động chính trị xuất sắc, người theo chủ nghĩa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áo khoác dạ, áo khoác dài sang xịn không thể thiếu mùa này

Tiết trời êm ả cuối năm chính là môi trường hoàn hảo để mặc các thiết kế từ...

Điểm du lịch đầu tiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu được trao chứng nhận trung hòa carbon

Viện nghiên cứu Ứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (Sở KH-CN TP.HCM) trao chứng nhận điểm đến trung hòa carbon cho Suối Rao Ecolodge. Đây là điểm du lịch đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chứng nhận này.   Ngày 9.9, ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết Suối Rao Ecolodge tại thôn 2, xã Suối Rao (H.Châu Đức) vừa được Viện nghiên cứu Ứng dụng và...

Những món ăn thơm ngon lạ miệng tại Lyon mà bạn nhất định phải thử

Mỗi món ăn tại Lyon đều mang trong mình một câu chuyện riêng, phản ánh sự đa dạng...

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Vỡ đập thuỷ lợi trên sông, nước tràn ồ ạt gây ngập 3 thôn

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, làm phần đập đất vai trai của công trình thuỷ lợi Hà Thanh (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) vỡ khoảng 50m, gây ngập 3 thôn ở xã Đông Hải (huyện Tiên Yên).   Ngày 9/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và phòng thủ dân sự Quảng Ninh đã có báo cáo nhanh về sự cố công trình thủy lợi Hà Thanh,...

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30-35 nền kinh tế lớn

Thủ tướng yêu cầu phải đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực...

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông

(Dân trí) - Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu. Trưa 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu để kiểm tra và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ với các nạn nhân,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique chứng kiến lễ ký văn kiện hợp tác giữa hai nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. NDO - Ngày 9/9/2024, sau hội đàm tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi chứng kiến...

Màn tái xuất ngoạn mục với loạt thương hiệu đình đám của Vincom Plaza Imperia Hải Phòng

Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động. Trải nghiệm mua sắm độc đáo lần đầu có mặt...

Mới nhất

Mới nhất