Trang chủKinh tếNông nghiệpCần cơ chế minh bạch trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học

Cần cơ chế minh bạch trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học


Cần có cơ chế cụ thể và minh bạch để thúc đẩy quá trình chuyển giao sản phẩm khoa học, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Các nhà khoa học và doanh nghiệp cần đồng hành ngay từ khi có ý tưởng trong nghiên cứu cho đến ra sản phẩm cuối cùng.
Các nhà khoa học và doanh nghiệp cần đồng hành ngay từ khi có ý tưởng trong nghiên cứu cho đến ra sản phẩm cuối cùng.

“Sống” được là nhờ áp dụng khoa học công nghệ

Ông Trần Trung Đức – Giám đốc Hợp tác xã chuối Viba chia sẻ, Hợp tác xã có 100% xã viên ở Hòa Bình, mọi điều kiện thua xa đối thủ. Điều duy nhất để “sống” được là áp dụng khoa học công nghệ. Sản phẩm đầu tiên của công ty có áp dụng khoa học công nghệ là giấm ủ chuối.

Năm 2015, việc ủ chuối và các loại hoa quả bằng thuốc diễn ra phổ biến. Việc này khiến người tiêu dùng rất lo sợ. Ông Đức khi đó kinh doanh chuối, nên đi tìm tài liệu nước ngoài đọc và vô tình gặp tài liệu của Việt Nam.

“Chúng tôi xuất phát là doanh nghiệp cung ứng hoa quả, nên hiểu thị trường. Khi có doanh số tốt, chúng tôi quay lại phát triển vùng trồng. Giống đầu tiên chúng tôi biết là giống chuối tiêu hồng cấy mô không biến đổi gen (Non-GMO). Sản phẩm do Viện rau quả Trung ương nghiên cứu sản xuất, cho phẩm chất chất lượng cao, đồng nhất như nhau”, ông Đức cho biết.

Bà Trần Kim Liên – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) cho biết, Vinaseed đã lựa chọn 3 sản phẩm khoa học của các viện, trường để đưa vào hệ thống của doanh nghiệp. Các giống cây đạt tiêu chuẩn về hình thái, sở hữu những tính trạng cải tiến như ngắn ngày, đảm bảo năng suất cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

Từ năm 2006 đến nay, Vinaseed đã phối hợp với các viện nghiên cứu công lập để chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào sản xuất. Theo bà Liên, những giống này chiếm khoảng 50% cơ cấu doanh thu của công ty.

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaibinhSeed chia sẻ, hợp giữa doanh nghiệp với các viện trường là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả. Ví dụ, để phát triển giống kháng bệnh đạo ôn với quốc tế có thể tốn đến 3 triệu USD, nhưng khi ThaibinhSeed hợp tác với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chúng tôi đã thành công cho ra đời những giống đạt chất lượng.

Theo TS. Nguyễn Đức Hưng – Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, doanh nghiệp và người dân có nhiều ý tưởng và sản phẩm trên thị trường song thực tế, doanh nghiệp sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu và các nhà khoa học chưa tiếp cận được nguồn thông tin.

Công ty đã kết nối với các Viện nghiên cứu và trường đại học để thực hiện các đề tài, trong đó có đề tài về khử đắng trong nước cam và nước chuối trong (clear juice). Mục đích nghiên cứu kỳ vọng giúp nước trái cây không bị tách nước và có thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường lâu hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Cần minh bạch hóa các dự án khoa học công nghệ

GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện Viện đang tăng cường quá trình kết nối thị trường, chuyển giao cho nông dân. Trước kia, công việc này phụ thuộc các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Gần đây, Viện trực tiếp liên kết với doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký với Viện.

Theo GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện cũng có nhiều hình thức đổi mới, mong muốn doanh nghiệp cùng tham gia như việc doanh nghiệp đầu tư liên kết từ đầu, để các nhà nghiên cứu làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện có 18/106 giống theo mô hình này. Có 8 giống được đầu tư từ đầu. 10 giống là được đầu tư trong lúc đang nghiên cứu.

TS. Nguyễn Công Tiệp – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện chủ trương nghiên cứu các đề tài đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các hợp tác, doanh nghiệp, nhà sản xuất… hãy đặt hàng Học viện để chúng tôi từ nghiên cứu sẽ triển khai vào ứng dụng, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, ông Báo đề xuất, cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp. Cần có cơ chế cụ thể và minh bạch để thúc đẩy quá trình chuyển giao này, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Ông Báo đề nghị cần có những cải cách và điều chỉnh cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Cuối cùng, một trong những yếu tố then chốt để phát triển khoa học công nghệ là chuyển giao sản phẩm từ nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và tăng cường khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Hưng cho rằng, thực tế người dân, doanh nghiệp chưa mặn mà với kết quả nghiên cứu nói chung do thụ hưởng của người dân và doanh nghiệp chưa cao. Cần minh bạch hóa về tính thẩm định của hệ thống tiêu chuẩn, để khi sản phẩm đưa ra thị trường có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị sản phẩm và người dân thụ hưởng đúng với chất lượng.

“Doanh nghiệp kỳ vọng khối tư nhân sẽ có nguồn thông tin cụ thể về dự án, từ đó tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Chúng tôi muốn đi chặng đường dài hơi, tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam”, bà Trần Kim Liên cho biết.

Theo đó, bà kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn các ý tưởng từ các viện, trường. Dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ, xác định các danh mục đầu tư cụ thể, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng tình với kiến nghị của Vinaseed và cho rằng, cần minh bạch hóa các dự án khoa học công nghệ của Bộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu sắc hơn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/can-co-che-minh-bach-trong-chuyen-nhuong-san-pham-khoa-hoc-153674.html

Cùng chủ đề

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông nghiệp tuần hoàn đối với Việt Nam vừa không mới vừa mới. Không mới bởi trên thực tế, những mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính tuần hoàn đã được áp dụng ở Việt Nam từ nhiều năm. Mô hình kinh doanh bao trùm: Hóa giải thách thức phát triển nông nghiệp bền vững Tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế ...

Phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng tầm sản vật quê hương

Trong thế giới đầy biến động hôm nay, những người phụ nữ dân tộc thiểu số đang chứng minh rằng họ không chỉ là những người giữ gìn văn hóa truyền thống, mà còn là những nhà tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để...

Trẻ em gái đam mê trải nghiệm sân chơi công nghệ

Trong số hàng nghìn trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên tham gia STEAMese Festival 2024 để khám phá sức mạnh của giáo dục STEAM, có nhiều trẻ em gái hào hứng với sân chơi công...

Khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực nghiên cứu khoa học công nghệ tại Bắc Kạn

Những năm qua, hàng trăm tỷ đồng đã được tỉnh Bắc Kạn đầu tư triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ để ứng dụng vào thực tiễn, thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu hiệu quả, không ít đề tài, dự án xa rời thực tiễn, không có tính ứng dụng dẫn tới lãng phí nguồn lực đầu tư, đây là vấn đề cần sớm khắc phục. Năm 2020,...

Phát huy sức mạnh của văn học, nghệ thuật trong vai trò quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế

(Tổ Quốc)- Ngày 25/10/2024, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Chương trình Hội thảo Khoa học “Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam: Thực trạng và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Bài đọc nhiều

Giữ lò rèn đỏ lửa

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm với nghề nhưng lò rèn nhà ông Cứ Văn Lộng, bản Lọng Háy, xã Mường Phăng vẫn luôn đỏ lửa mấy chục năm qua. Mỗi sáng sớm, ông Lộng và con trai Cứ A Nếnh lại nổi lửa, đổ than, quai búa… để khởi động ngày mới rồi mới đi làm những việc khác trong gia đình.Gọi là lò rèn nhưng cũng khá đơn giản. Chỉ có một hố nhỏ, quây...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

TOP 10 cổ phiếu khuyến nghị có hiệu suất đầu tư vượt trội

Hiệu suất đầu tư gấp 3 lần VN-Index, danh mục BSC 10 có gì đặc biệt?BSC 10 là danh mục 10 cổ phiếu được chọn lọc và khuyến nghị bởi Trung tâm Phân tích Nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV(BSC), đặc biệt phù hợp với nhu cầu đầu tư trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư được hỗ trợ danh mục cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong ngắn hạn, sàng lọc rủi...

Cùng chuyên mục

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

một xã được đầu tư hơn 406 tỷ đồng, cán đích NTM nâng cao

Xã Hoàng Diệu nằm ở phía Đông Nam của huyện Chương Mỹ, có 7 thôn, 2.710 hộ với 11.263 người. Sau khi được công nhận xã NMT năm 2015, từ năm 2016 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoàng Diệu luôn kiên trì con đường phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2023 tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 492 tỷ 220 triệu đồng, thu nhập bình...

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Tập đoàn ThaiBinh Seed kỷ niệm 15 năm thành lập chi nhánh Bắc Trung Bộ

Sáng 9/11, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed (gọi tắt ThaiBinh Seed) tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Chi nhánh Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa. ...

Mới nhất

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. ...

Mới nhất