Trang chủPolitical ActivitiesChỉ bàn làm, không bàn lùi để thúc đẩy mạnh mẽ động...

Chỉ bàn làm, không bàn lùi để thúc đẩy mạnh mẽ động lực chuyển đổi số


Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; các đồng chí Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành, thành viên Ủy ban; lãnh đạo các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin.

Chỉ bàn làm, không bàn lùi để thúc đẩy mạnh mẽ động lực chuyển đổi số- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chỉ bàn làm, không bàn lùi để thúc đẩy mạnh mẽ động lực chuyển đổi số

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã báo cáo tóm tắt về tình hình chuyển đổi số quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2024.

Dữ liệu số là tài nguyên mới, yếu tố sản xuất mới, là đầu vào của kinh tế

Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, phát triển kinh tế số năm 2024 tập trung vào 4 trụ cột chính: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; Kinh tế số các ngành; Quản trị số và Dữ liệu số.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế số ước đạt 22,4%, chiếm 18,3% GDP. Với đà như vậy, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra là kinh tế số Việt Nam tăng trưởng 20% vào năm 2025 là sẽ đạt được. Ngành công nghiệp ICT đã lấy lại được đà tăng trưởng như trước COVID-19, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lần đầu tiên chúng ta soạn thảo một bộ luật riêng cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, đó là Luật phát triển công nghiệp công nghệ số. Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua luật này vào năm 2025. Việt Nam sẽ là một trong số rất ít nước có một bộ luật riêng về phát triển công nghiệp công nghệ số, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành công nghiệp công nghệ số. Đây là ngành công nghiệp nền tảng, là cốt lõi để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số.

Chỉ bàn làm, không bàn lùi để thúc đẩy mạnh mẽ động lực chuyển đổi số- Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Lần đầu tiên chúng ta soạn thảo một bộ luật riêng cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, đó là Luật phát triển công nghiệp công nghệ số”

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển kinh tế số các ngành, Bộ trưởng chỉ rõ, đây chính là sự hội tụ của công nghệ số vào giáo dục, y tế, thương mại, ngân hàng…, để không chỉ góp phần hiện đại hóa và số hóa các ngành này mà còn làm ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, tạo thành động lực chính cho tăng trưởng của các ngành này. Kinh tế số của các ngành sẽ là phần chính, chiếm tới 70% của nền kinh tế số.

Phát triển dữ liệu số được coi là một yếu tố sản xuất mới, là đầu vào của kinh tế. Dữ liệu số là một loại tài nguyên mới, do con người sử dụng công nghệ số tạo ra. Chính phủ đã ban hành một nghị định về phát triển các cơ sở dữ liệu cấp quốc gia và cấp Bộ, ngành, yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các cơ sở dữ liệu cốt lõi. Muốn phát triển kinh tế số nhanh thì phải nhanh chóng xây dựng các cơ sở dữ liệu này. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương phải có một đề án như Đề án 06 của Bộ Công an và nên tập trung làm dữ liệu cốt lõi của địa phương mình, của ngành mình. Năm nay, Bộ TT&TT sẽ thí điểm sàn giao dịch dữ liệu.

Về quản trị số, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động về xây dựng chính phủ số, chỉ đạo điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Để làm được việc này thì tất cả các Bộ, ngành và địa phương phải kết nối trực tuyến với Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương vì vậy cũng phải chuyển đổi số để chỉ đạo điều hành cấp mình một cách trực tuyến và sử dụng dữ liệu.

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, để kế hoạch hành động này thành công thì một việc có vai trò quyết định là: Toàn bộ hoạt động hàng ngày của cán bộ công chức viên chức từ cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền phải được thực hiện trên môi trường số, nếu không phải được cập nhật theo định kỳ. Bởi vậy, việc quan trọng nhất của chuyển đổi số là các cấp chính quyền phải thể chế hóa, có quy định về làm việc trên môi trường số và nhập liệu của cán bộ công chức.

Về phát triển kinh tế số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh ba vấn đề, đó là:

Thứ nhất, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị về mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành tại Toà án Nhân dân tối cao. Sắp tới sẽ có thêm Hội nghị về mô hình dịch vụ công trực tuyến và mô hình Trung tâm điều hành thông minh, để sau nhiều năm làm về chuyển đổi số chúng ta tổng kết được các mô hình thành công và nhân rộng.

Thứ hai, về ứng dụng AI, Bộ trưởng khuyến khích phát triển trợ lý ảo để hỗ trợ cán bộ công chức trong các hoạt động của họ, đặc biệt là về văn bản pháp luật, quy định và quy trình.

Thứ ba, Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua các chương trình đào tạo chuyển đổi số cho người đứng đầu các cấp, từ Bộ trưởng đến Chủ tịch UBND các tỉnh, cùng với đó là kế hoạch chuyển đổi số tổng thể cấp quốc gia, giao việc chuyển đổi số cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương.

Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược. Thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, hiệu quả hơn. Công tác tổ chức thực hiện từ Trung ương đến cơ sở được triển khai đồng bộ, tích cực hơn. Kết quả mang lại thiết thực, tích cực và thuyết phục hơn.

Chỉ bàn làm, không bàn lùi để thúc đẩy mạnh mẽ động lực chuyển đổi số- Ảnh 3.

Toàn cảnh Phiên họp

Thủ tướng đánh giá cao sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các Bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác Đề án 06. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ chậm tiến độ như việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa kịp thời. Nhiều nhiệm vụ theo kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra.

Theo Thủ tướng, phát triển kinh tế số chưa tương xứng với tiềm năng, đầu tư còn dàn trải. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng “manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt, co cụm dữ liệu” (hạ tầng số, nền tảng số của nhiều cơ quan đầu tư thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin). Vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có đường cáp quang; nhiều điểm lõm sóng, lõm điện, còn 821 điểm lõm sóng di động. Công tác an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao.

Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu trong chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ này, ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số đã đề ra, với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm phải có sản phẩm, hiệu quả cụ thể.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức và ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Mục tiêu đến năm 2025 là 100% dịch vụ công trực tuyến được thực hiện toàn trình; 50% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân; 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; 50% thủ tục, giấy tờ của người dân liên quan đến dữ liệu dân cư được cắt giảm…

Thủ tướng giao Bộ TT&TT tổ chức họp với các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện và trình Thủ tướng ban hành “Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030” trong tháng 7/2024. Bộ cũng cần khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản thi hành Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông và nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn về địa chỉ số quốc gia./.

Một số kết quả nổi bật trong chuyển đổi số quốc gia 6 tháng đầu năm 2024

Về dịch vụ công trực tuyến, tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình (trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính) cả nước đạt 42% (cuối năm 2023 là 17%); Bộ, ngành đạt 61% (cuối năm 2023 là 38%); địa phương đạt 17% (cuối năm 2023 là 9%).

Kinh tế số 6 tháng đầu năm ước đạt tăng trưởng 22,4% và tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%.

Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin (kinh tế số ICT) ước đạt 1.928.311 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2023.

– Tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm đạt trên 97.000 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023. Tốc độ tăng trưởng doanh số trên sàn giao dịch bán lẻ trực tuyến tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023.

– Số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng 8% so với cùng kỳ.

– Về quản trị số, lần đầu tiên sau hơn 20 năm việc giám sát, đo lường dịch vụ công trực tuyến được thực hiện tự động, online; hệ thống giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện đánh giá chất lượng online.

– Lần đầu tiên Việt Nam đo lường chất lượng mạng viễn thông di động và băng rộng cố định trực tuyến bằng công cụ Make in Vietnam.

– Giao dịch chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng, hệ thống thông tin qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia 6 tháng đầu năm tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm 2023.



Nguồn: https://mic.gov.vn/chi-ban-lam-khong-ban-lui-de-thuc-day-manh-me-dong-luc-chuyen-doi-so-197240711104933379.htm

Cùng chủ đề

Tìm cơ hội từ kinh tế số

“Một nền kinh tế độc lập và tự chủ không đồng nghĩa với việc Lào phải tự sản xuất, chế tạo mọi thứ, mà đúng hơn là nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực tiềm năng khác của đất nước”.

Ngành thuế và cơ hội việc làm trong nền kinh tế số

Thuế - lĩnh vực gần gũi và quan trọng Thuế là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh hàng ngày của mỗi người dân và doanh nghiệp (DN); do vậy, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững và công bằng xã hội. Tại các trường đại học, khi theo học ngành thuế, bên cạnh việc được đào tạo kiến thức cơ...

Ứng dụng GenAI giúp doanh nghiệp tài chính, ngân hàng Việt ‘đi tắt đón đầu’

Những bài toán khó trong chuyển đổi số ngành BFSI Theo báo cáo từ Precedence Research (2023), quy mô thị trường GenAI trong ngành tài chính - ngân hàng dự kiến đạt hơn 12 tỷ USD vào năm 2032 trên toàn cầu. Tại Việt Nam, làn sóng chuyển đổi số trong ngành BFSI cũng đang diễn ra mạnh mẽ.  “Nhiều doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay đang đứng trước “cuộc đua" chuyển đổi...

Bộ giải pháp AI tạo sinh cho ngân hàng, tài chính và bảo hiểm

ViFi là công cụ hữu ích nhằm giúp doanh nghiệp có những bước đột phá trong vận hành, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cũng như nâng tầm trải nghiệm khách hàng trong thời đại số. Bộ giải pháp ViFi bao gồm: Trợ lý ảo Tài chính, Trợ lý ảo Ngân hàng, Trợ lý ảo Bảo hiểm và Trợ lý ảo Nội bộ. Những trợ lý ảo có thể hỗ trợ đa dạng tác vụ, linh...

MISA chia sẻ ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất tại Tech4life 2024

Chiều 13/9/2024, tại Triển lãm và Hội nghị Tech4life 2024, Công ty Cổ phần MISA (MISA) trình bày bài tham luận với chủ đề “Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất”. Đây là chương trình thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề “Công nghệ nâng tầm cuộc sống”. Gian...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh giác khi đăng tải, chia sẻ thông tin không chính thống liên quan đến cơn bão số 3 và hoàn lưu của bão

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thúy - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ: Với tốc độ lan truyền thông tin tức thời, nhanh chóng, việc các đối tượng lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo trên mạng xã hội không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện...

Bài đọc nhiều

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là...

Bộ Nội vụ ủng hộ tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra

Tham gia Đoàn công tác có Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng; Chủ tịch Công đoàn Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Nguyễn Thị Bích Thủy; Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh; Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ Thang Thị Hạnh; Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Bá Chiến; Phó Chánh Văn phòng Bộ Doãn Đức Hảo, cùng đại diện lãnh đạo các Hội, Quỹ chung tay hỗ trợ đồng...

“Thắng” bão, vịnh Hạ Long đón hàng nghìn du khách

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh, trong đó có vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, với tinh thần “thắng” bão, chính quyền cùng các doanh nghiệp, người dân nỗ lực khắc phục hậu quả, đón hàng nghìn khách trở lại. ...

Khai mạc Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024 tại Bắc Giang

Sáng 12/9, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Jujitsu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức khai mạc Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024. ...

Cùng chuyên mục

Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số cơ quan Tổng cục Chính trị

(Bqp.vn) - Chiều 16/9, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Cơ quan Tổng cục Chính trị. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Những tháng đầu năm 2024, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của Cơ quan Tổng cục...

Các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh như bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe...

Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(MPI) – Tại Thông báo số 416/TB-VPCP ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp của Tổ Công tác số 2 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đầy đủ đề xuất, kiến nghị của các Bộ,...

“Dạ tiệc đêm Rằm” – Lan tỏa tinh thần sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, 20h tối ngày 16-17/9, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dạ tiệc đêm Rằm" tại Rạp Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nhà hát sẽ trích lợi...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Mới nhất

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm...

Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024: Âm vang miền duyên hải

Tối 16-9, tại Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024, chủ đề “Nghinh Ông Cần Giờ - Âm vang miền duyên hải” và Lễ mừng công Ngư dân Cần Giờ. Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các...

ACB: NGÂN HÀNG LƯU KÝ NỘI ĐỊA, ĐỐI TÁC HÀNG ĐẦU CHO NHÀ ĐẦU TƯ TRONG & NGOÀI NƯỚC

TP.HCM - Tháng 8 vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức được cấp phép trở thành Thành viên lưu ký của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, là một trong số ít các ngân hàng lưu ký nội địa tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ các...

Mới nhất