Trang chủKinh tếNông nghiệpTăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội

Tăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội


Nhờ nguồn vốn chính sách, mô hình trồng rau sạch của người dân xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) mang lại thu nhập ổn định Ảnh: Phương Uyên  
Nhờ nguồn vốn chính sách, mô hình trồng rau sạch của người dân xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) mang lại thu nhập ổn định Ảnh: Phương Uyên  

Gia đình bà H (ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, vốn liếng không có cho nên cái nghèo cứ đeo bám.

Bà H chia sẻ: “Từ năm 2013, gia đình tôi được tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, được bình xét cho vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn để chăn nuôi bò. Từ nguồn vốn vay này, gia đình tôi mua được hai con bò giống, lại được các cán bộ tư vấn, hướng dẫn cách chăn nuôi, chăm sóc; từ đó nhân giống, phát triển thành một đàn bò khỏe mạnh, tăng gia sản xuất, có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và thoát nghèo. Đặc biệt, nhờ có nguồn vốn vay từ chương trình cho vay học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hai con của tôi đã được học hành đầy đủ, hiện đã có việc làm ổn định”.

Tuy còn khó khăn về nguồn thu ngân sách, nhưng huyện Chương Mỹ vẫn luôn ưu tiên bố trí một phần ngân sách hàng năm cho tín dụng chính sách xã hội. Đại diện Huyện ủy Chương Mỹ cho biết, 10 năm qua, huyện đã triển khai mô hình quản lý tín dụng chính sách chặt chẽ, hiệu quả với sự tham gia của 451 tổ tiết kiệm và vay vốn, 32 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Qua đó, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi.

Tổng dư nợ 10 chương trình đến hết tháng 6/2024 đạt 829 tỷ đồng với 16.222 hộ gia đình đang vay vốn. Chất lượng tín dụng trên địa bàn từng bước được củng cố, nâng cao. Cuối năm 2014, nợ quá hạn lên đến 820,5 triệu đồng, thì đến nay, huyện Chương Mỹ không còn nợ quá hạn.

Có thể nói, tín dụng chính sách xã hội thời gian qua đã được lan tỏa, phủ rộng trên khắp địa bàn Hà Nội, trở thành một trong những giải pháp căn cơ, trọng điểm để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững. Các tổ chức chính trị-xã hội TP đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung công việc được ủy thác, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội, chính quyền địa phương trong việc quản lý và củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội. Cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, hàng năm, HĐND, UBND các cấp đã quan tâm bố trí ngân sách, chuyển vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, hiện nay, TP đang quản lý và triển khai thực hiện cho vay 19 chương trình tín dụng chính sách. Doanh số cho vay 10 năm giai đoạn 2015 đến ngày 30/4/2024 là 38.759 tỷ đồng với 1.031.013 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, doanh số thu nợ đạt 28.078 tỷ đồng. Tổng dư nợ 19 chương trình tín dụng đến ngày 30/4/2024 đạt 15.397 tỷ đồng với 272.412 khách hàng đang vay vốn, tăng 10.676 tỷ đồng so với đầu năm 2014.

Tuy nhiên, dù nguồn vốn tín dụng chính sách đã được quan tâm bổ sung nhưng do nhu cầu vay vốn nhiều, mặt bằng chi phí, giá cả ở Hà Nội lại cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, dẫn đến một số địa bàn có tình trạng chia nhỏ vốn cho nhiều người vay, mức cho vay thấp, làm giảm hiệu quả vốn tín dụng chính sách.

Trước hạn chế này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị TP trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tiếp tục nghiên cứu chuyển một phần ngân sách sang chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP cho người dân vay vốn. Các cấp, các ngành, các tổ chức và đơn vị có liên quan chủ động xây dựng chương trình, dự án, gắn kết giữa đầu tư các mô hình kinh tế với việc triển khai tín dụng chính sách xã hội và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề để người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần xác định việc tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và trong từng giai đoạn; đưa nội dung triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội gắn với bố trí nguồn lực tại địa phương, coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, lâu dài để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, hạn chế cũng như nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết, đến nay, tổng dư nợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách cho các hội viên nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm vay đạt hơn 600 tỷ đồng; dư nợ tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 21,594 tỷ đồng và Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hơn 19 tỷ đồng. Các nguồn vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện và giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 3.000 lao động mỗi năm; giúp huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đạt các chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, từ cuối năm 2019, Gia Lâm không còn hộ nghèo, hiện chỉ còn 147 hộ cận nghèo, chiếm 0,18%.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tang-cuong-nguon-von-cho-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi.html

Cùng chủ đề

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong nghiên cứu chính sách ngành TN&MT

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nghiên cứu về chính sách TN&MT là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và là tài lực quan trọng nhất...” Do đó, Viện cần tổ chức nghiên cứu bài bản về nhiệm vụ này và có những đề xuất nghiên cứu...

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách

Tham dự hội nghị về phía T.Ư có Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Hồng Sơn. Về phía TP Hà Nội có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải. Hơn 1 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn Báo cáo tại hội nghị cho thấy, qua 10 năm triển...

Kinh tế số đang đặt ra yêu cầu mới với tín dụng chính sách xã hội

Ngày 2/7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải...

Trình bổ sung chính sách đặc thù cho Nghệ An phát triển nhanh và bền vững

Đề xuất 4 chính sách mới phù hợp thực tiễn phát triển của tỉnh Nghệ AnVề nhóm chính sách tương tự đã được áp dụng tại các địa phương khác hoặc tương tự nhưng có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực...

Lựa chọn lĩnh vực đột phá để tập trung phát triển Đà Nẵng

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà NẵngTrình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Nghị quyết bao gồm 3 chương với 18 Điều. Các nội dung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng đi nào cho báo chí truyền thống?

Diễn đàn năm nay được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận, với sự tham dự hơn 100 Tổng Biên tập các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí. Phiên thứ nhất với chủ đề Báo chí giải pháp - Xu hướng và tiềm năng; Phiên thứ hai với chủ đề Triển khai báo chí giải pháp: Cách thức, mô hình nào hiệu quả? Phát...

đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Chương trình số 07-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025” đã xác định 7 nhóm chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp đến năm 2025 đạt trên 70% (hiện đang ở mức 46%). Để thực hiện Chương trình...

Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam có văn bản số 4184/TM-QH gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo Bộ Tổng Tham mưu, bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, hạ tầng kinh tế-xã hội đối với các tỉnh phía...

tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triền bền vững các khu công nghiệp

Hội nghị diễn ra ngày 20/9 do Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chủ trì, với sự tham dự của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các sở, ban, ngành và nhiều doanh nghiệp. Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy công nghiệp làm động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, đồng thời...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thị sát vết nứt trên đồi

Ngày 21/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cùng lãnh đạo sở, ban, ngành và huyện Nam Giang đã có mặt tại thôn 56B, xã Đắc Pre, huyện Nam Giang để đi thị sát thực tế. Đây là địa phương vừa xuất hiện các vết nứt sâu từ 1,3-5m với chiều dài gần 150m trên ngọn đồi phía sau khu dân cư. Hơn 5 tiếng di chuyển, đoàn lãnh đạo tỉnh đã đi bộ lên...

Bài đọc nhiều

Cây sâm Bố Chính, xáo tam phân, trinh nữ chữa nhiều bệnh gì mà doanh nghiệp đổ về Đồng Nai đầu tư?

Đồng Nai có diện tích đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất lớn phù hợp để trồng chuyên canh cây dược liệu hoặc theo mô hình nông - lâm kết hợp. Tỉnh đã thu hút một số doanh nghiệp (DN) đầu tư các vùng trồng dược...

Một ông nông dân Long An sáng chế máy sạ hàng 3 trong 1, mang ra ruộng chạy cả làng phục lăn

Sáng chế máy sạ hàng 3 trong 1 (máy sạ hàng, cụm - trang bằng mặt ruộng - đánh rãnh thoát nước) của anh Lê Văn Lừng đã góp phần giảm chi phí, giảm nhân công lao động và tăng năng suất lúa, mang lại hiệu...

Nước lên cao 2m, nông dân Tân Hoá quá quen, lên nhà phao ở, bình thản với lũ

Xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) đã được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh là "Làng du lịch tốt nhất thế giới" vào năm 2023, đáng chú ý, thích ứng với thời tiết là...

Thấy con trăn gấm, động vật hoang dã quý hiếm mắc trong lưới, ngư dân ở Thừa Thiên Huế đem giao nộp công an

Ngày 20/9, Công an xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tiếp nhận một cá thể động vật hoang dã quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp.Đó là cá thể trăn gấm nặng khoảng 10kg do anh Trương Vinh (SN 1978, trú...

Nước đổ về, dân một xã ở Quảng Bình kéo ra sông Nhật Lệ tung lưới bắt toàn cá đặc sản ngon

Ghi nhận của PV báo Dân Việt, sau những trận mưa lớn, lũ đổ về, người dân ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau ra sông Nhật Lệ kéo lưới bắt cá, tôm.Clip:...

Cùng chuyên mục

Người trưởng xóm dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên giúp nhiều bà con có thu nhập ổn định từ làm ván bóc

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồng cho biết: Nhận thấy địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rừng, do đó năm 2014, ông đã quyết định mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ bóc với quy mô 10.000m2 tại xóm Cầu...

đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Chương trình số 07-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025” đã xác định 7 nhóm chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp đến năm 2025 đạt trên 70% (hiện đang ở mức 46%). Để thực hiện Chương trình...

Nuôi con động vật hoang dã chỉ thích ăn tre, nứa, anh thanh niên Bình Phước thu 300 triệu đồng nhàn tênh

Năm 2019, gắn bó nhiều năm với nghề cạo mủ cao su thu nhập ngày càng eo hẹp, anh Tâm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế mới, qua tìm hiểu và so sánh nhiều mô hình kinh tế khác nhau, nhận thấy nuôi dúi...

Mới nhất

Ấm áp tinh thần “tương thân, tương ái” của Petrovietnam tại Hòa Bình và Sơn La

Ấm áp tinh thần "tương thân, tương ái" của Petrovietnam tại Hòa Bình và Sơn La Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên BCH Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS); cùng các cán bộ, nhân viên Petrovietnam và các đơn vị. Điểm đến đầu...

Một quận ở Hà Nội cần tuyển 19 hiệu phó

UBND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa có thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc năm 2024. Cụ thể, quận này cần tuyển 19 phó hiệu trưởng cho 17 trường, gồm: THCS Mỹ Đình 2; THCS Phú Đô; THCS Trung Văn; THCS Đại Mỗ; THCS Nguyễn Quý Đức;...

Mới nhất