Trang chủPolitical ActivitiesLễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên...

Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2024


Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết: Chủ đề của Tuần lễ Quốc gia năm 2024 là “Hành động sớm – Chủ động trước thiên tai”, với mục đích thúc đẩy Tuyên bố Hạ Long về tăng cường hành động sớm trong quản lý thiên tai khu vực ASEAN – một sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 tổ chức tại Quảng Ninh vào năm 2023.

Hành động sớm là phương pháp tiếp cận mới trong quản lý rủi ro thiên tai, được Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai nhằm tăng cường hơn nữa khả năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và chú trọng tới những đối tượng dễ bị tổn thương, tiêu biểu như các hoạt động: Tăng cường dự báo, cảnh báo về thiên tai và thông tin tới cộng đồng; kiểm tra đảm bảo an toàn các công trình phòng, chống thiên tai; sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn…” – Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.

Trong những năm gần đây, thiên tai ở nước ta diễn ra khắp các vùng miền trên cả nước với xu thế ngày càng gia tăng, bất thường và khốc liệt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng, tài sản, đời sống, sản xuất của người dân, trong đó đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Trong vòng 20 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm trên 300 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 1,0 ÷ 1,5% GDP. Chỉ tính riêng năm 2023, trên các vùng miền cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai, trong đó có 1.964 trận thiên tai được thống kê, làm 169 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế hơn 9.300 tỷ đồng. Tại khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là miền núi phía Bắc, thiên tai xảy ra hầu như mọi thời điểm trong năm, với nhiều loại hình như mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại… Trong đó, lũ quét, sạt lở đất diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng, chính là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn cho khu vực. Điển hình như đợt mưa lớn kèm theo lũ quét, sạt lở đất hồi đầu tháng 8/2023 tại khu vực miền núi phía Bắc làm 17 người chết, mất tích, hơn 2.000 nhà dân bị thiệt hại, hàng nghìn héc-ta lúa, cây hoa màu bị hư hại…

Trước những diễn biến ngày một cực đoan, khó lường của thiên tai, chính quyền và người dân luôn khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống thiên tai ở cả 3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Nhân sự kiện ngày hôm nay, tôi xin ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực không ngừng của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân trong công tác phòng, chống thiên tai.

Từ đầu năm tới nay, hiện tượng khí hậu El Nino đã gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, còn tại miền núi phía Bắc là các đợt rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét gây ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của người dân. Trong khi dự báo thiên tai từ nay đến cuối năm 2024 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cần tập trung hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại.

Bên cạnh buổi lễ mít tinh, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2024 tại tỉnh Phú Thọ còn bao gồm các hoạt động như: Cuộc thi sáng tác tranh “Góc nhìn trước thiên tai”; Cuộc thi rung chuông vàng “Cùng em phòng, chống thiên tai – Kiến tạo tương lai bền vững”; Hoạt động ngoại khóa vẽ tranh tường “Sẵn sàng trước thiên tai và biến đổi khí hậu”. Đây là những hoạt động đầy bổ ích, góp phần lan tỏa thông điệp về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu tới cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

Phát biểu hưởng ứng tại buổi lễ, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam khẳng định: Lễ mít tinh ngày hôm nay cho thấy cam kết của tất cả chúng ta về việc chung tay đối mặt với các thách thức khí hậu và rủi ro thiên tai, trong đó tập trung và có cách tiếp cận phù hợp với trẻ em. Bởi lẽ, nếu huy động được sự tham gia của trẻ em trong công tác phòng, chống thiên tai thì chúng ta sẽ đạt được hiệu quả với toàn cộng đồng. Hành động sớm, nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của các chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang – Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh bày tỏ cam kết hành động của địa phương về việc nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai của địa phương: “Tỉnh Phú Thọ cam kết triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mang tính toàn diện, căn cơ về phòng, chống thiên tai như: Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; kiểm tra, đảm bảo an toàn cho các công trình; cải thiện năng lực dự báo, cảnh báo; phát huy hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai của cộng đồng…, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em.”

Tại buổi lễ, các đại biểu đã trao quà cho các em học sinh xuất sắc đoạt giải tại hai cuộc thi “Rung chuông vàng: Cùng em phòng, chống thiên tai – Kiến tạo tương lai bền vững” và cuộc thi sáng tác tranh “Góc nhìn trước thiên tai”.

 



Nguồn: https://www.mard.gov.vn/Pages/le-mit-tinh-huong-ung-tuan-le-quoc-gia-phong-chong-thien-tai-nam-2024.aspx?item=39

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết, mục tiêu của Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo giá trị gia tăng cao, chủ...

Sử dụng đa dạng sinh học thay vì thuốc trừ sâu có thể làm giảm thiệt hại từ côn trùng…

Giống như con người, thực vật tương tác với những cá thể xung quanh chúng. Nếu những người xung quanh bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng của chính bạn cũng tăng lên và ngược lại, điều tương tự cũng xảy ra với thực vật. Khi các loại gen khác nhau của cùng một loài thực vật được trộn lẫn và trồng cùng nhau sẽ cho ra đời một số tổ hợp có khả...

Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống thiên tai

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước bày tỏ sự cảm ơn đối với Thụy Sĩ về những hỗ trợ cho tỉnh Yên Bái nhằm khắc phục hậu quả của bão số 3. Yên Bái là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão số 3. Hơn 7 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng. Toàn bộ hệ thống thông tin...

FAO công bố Atlas lục địa về ruồi xê xê ở Châu Phi

Ruồi xê xê (phân loài Glossina) là loài côn trùng hút máu đóng vai trò là nơi ấp trứng và mang mầm bệnh trypanosome, loại ký sinh trùng đơn bào gây ra các bệnh suy nhược và thường gây tử vong. Ở người, căn bệnh này còn được gọi là "bệnh ngủ", căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh với biểu hiện là các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu dữ dội và hôn mê. Nếu...

Bàn giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trong lĩnh vực lâm nghiệp

Theo Cục Lâm nghiệp, cơn bão số 3 gây tổn thất lớn đến người và tài sản, gây tổn hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Trong đó, ngành lâm nghiệp chịu thiệt hại nặng nề tới hoạt động sản xuất lâm nghiệp, chế biến, thương mại lâm sản tại vùng chịu ảnh hưởng. Diện tích rừng trồng sản xuất...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái …

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT quy định về Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu. Trên cơ sở kết quả tổng kết, đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 08 tháng 10 năm 2024,...

Hội thảo góp ý cuốn “Lịch sử Đảng bộ Bộ GDĐT, giai đoạn 1990-2020”

Dự hội thảo có đại diện Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ Bộ GDĐT qua các thời kỳ, cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT.   Quang cảnh hội thảo Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ GDĐT Vũ Thị Hạnh cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của...

Tham vấn thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ đồng chủ trì hội thảo Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo Sở GDĐT, các Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục mầm non. Giải quyết ba nhóm chính sách lớn đối với giáo dục mầm non Phát biểu mở đầu hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi chia...

Bộ Quốc phòng gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bạc Liêu

(Bqp.vn) - Sáng 9/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Bạc Liêu. Thừa ủy quyền của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Đại tá Ngô Thị Lệ, Phó Cục trưởng Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị) chủ trì buổi gặp mặt. Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.Bạc Liêu là tỉnh miền Tây Nam...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế. Theo đó, dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được ban hành để sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước nhằm xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng. Một đơn vị...

Cùng chuyên mục

Bộ GDĐT kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại TPHCM

Nhiều ưu điểm vượt trội Tại buổi kiểm tra, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), Phó Trưởng đoàn thường trực thông tin, trong ngày 9 và 10/10, đoàn đã làm việc tại Phòng GDĐT TP Thủ Đức và Phòng GDĐT Quận 5. Tại mỗi đơn vị, đoàn làm việc với 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 Trường THCS và 1 Trường THPT và 1 Trung tâm Giáo dục...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, trong đó nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội...

Mới nhất

Kỳ vọng mới cho thị trường bất động sản

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, giai đoạn 2022 - 2023, thị trường bất động sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nguyên nhân liên quan tới các vướng mắc pháp lý. Tuy nhiên, từ năm 2024, thị...

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản, ASEAN + 3 và ASEAN

* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 27, lãnh đạo các nước đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo vào tháng 12/2023, và hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ thời gian qua....

Khách hàng VinaPhone tại nhiều địa phương sẽ được trải nghiệm 5G miễn phí

Trước đó, vào tháng 3/2024, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trúng đấu giá thành công khối băng tần C2 (3700MHz - 3800MHz) dành cho 5G. Việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép VNPT có nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai...

Ông Phạm Ngọc Dương giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng

Chiều 10/10, Thường trực Thành ủy Hải Phòng triệu tập hội nghị công bố quyết định về công...

Mới nhất