Trang chủNewsKinh tếĐẩy mạnh chuyển đổi sản xuất lúa gạo theo mô hình carbon...

Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất lúa gạo theo mô hình carbon thấp


Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (không) trong giai đoạn 2030 – 2050. Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính Việt Nam vào năm 2023, tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực trong đó có sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, lúa là cây trồng chính của Việt Nam và có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh lương thực, do đó, việc cắt giảm sản lượng lúa là một thách thức. Thay vào đó, chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa gạo carbon thấp là một chiến  lược phát triển nông nghiệp bền vững và nằm trong nỗ lực để Việt  Nam thực hiện tiến trình đưa phát thải ròng về 0.






Nhân rộng các mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh: PV) 

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi sang mô hình này gồm có:

Một là, triển khai cơ chế bù trừ và trao đổi tín chỉ carbon cho các mô hình trồng lúa carbon thấp.

Cơ chế trao đổi tín chỉ carbon và thị trường tín chỉ carbon sẽ mang lại nhiều nguồn lợi thúc đẩy việc chuyển đổi sang mô hình trồng lúa carbon thấp. Doanh thu từ việc trao đổi giấy phép carbon có thể dùng để tái đầu tư vào mô hình sản xuất. Theo đó, cấp địa phương cần nhận thức rõ ràng, thị trường carbon với quy mô và phạm vi rộng và phức tạp thường sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nhưng đồng thời đòi hỏi sự chuẩn bị và cơ sở pháp lý, kỹ thuật chi tiết và chặt chẽ. Để triển khai thị trường carbon, cần có một hệ thống thuế, phí và mua bán hạn ngạch và việc này đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài.

Ở giai đoạn ban đầu, Việt Nam cần cân nhắc về mức độ quy mô khi thiết lập thị trường, có thể thí điểm ở quy mô ngành (như Liên minh châu Âu) hoặc dạng tự nguyện (như Thái Lan), hoặc cơ chế cấp địa phương (như Trung Quốc). Việt Nam có thể áp dụng bài học từ Thái Lan khi thiết lập các cơ chế trao đổi tín chỉ carbon tự nguyện trước khi triển khai thị trường carbon bắt buộc. Chương trình bù đắp carbon sẽ có thể tận dụng được sự đóng góp của các bên tham gia (tổ chức trong nước và quốc tế, các quỹ carbon) để hỗ trợ các hoạt động giảm phát khí thải trong nước. Trong thời gian ngắn, việc bù đắp carbon sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Một thuận lợi khác của Việt Nam là đã có nhiều năm kinh nghiệm và hoạt động tích cực trong các cơ chế tạo tín chỉ song phương và đa phương như CDM và JCM.

Xem xét đưa ra lộ trình tham gia thị trường carbon cụ thể đối với mô hình trồng lúa carbon thấp. Hoàn thiện khung pháp lý để người nông dân có thể tiếp cận các nguồn doanh thu và đầu tư thông qua các chương trình trao đổi và thương mại tín chỉ carbon.

Nghị định số 06/2022/ND-CP ngày 07/01/2022 về quy định giảm nhẹ phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đưa ra lộ trình triển khai thị trường carbon trong nước. Theo đó, giai đoạn từ nay đến hết năm 2027 sẽ tập trung xây dựng các hệ thống pháp lý để quản lý tín chỉ, trao đổi và vận hàng trên sàn giao dịch. Từ năm 2028 trở đi sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức. Việt Nam cần sớm thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon theo quy định tại Điều 6 Thảo thuận Paris về thành lập và vận hành thị trường carbon trong nước. Đối với mô hình trồng lúa carbon thấp, cần phải đưa ra một lộ trình cụ thể tương ứng với thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước nói chung. Lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng có thể thực hiện các chính sách đơn giản hơn khi mức độ sẵn sàng tham gia giao dịch là thấp và tăng dần lên các hệ thống phức tạp hơn theo thời gian.

Phát triển Hệ thống Đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV), thu thập và thử nghiệm dữ liệu từ việc để các khu vực tự nguyên thiết lập và phân bổ mục tiêu. Bất kỳ thị trường carbon nào cũng cần phải xây dựng hệ thống MRV. Triển khai thành công hệ thống MRV có thể xem là một trong những bước đầu tiên để tiến tới hình thành thị trường carbon trong nước. Phương pháp đo lường và đánh giá phát thải là một quy trình ràng buộc bởi các cam kết của quốc gia để tạo thành các khuôn khổ pháp lý cho hệ thống MRV. Vì vậy, đối với các mô hình trồng lúa carbon thấp, trước hết cần xây dựng hệ thống MRV đối với lĩnh vực này với các quy định, quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định rõ ràng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các cơ quan về công tác đo đạc, báo cáo và thẩm định. Việc xây dựng hệ thống MRV có thể lấy kinh nghiệm từ dự án thí điểm VnSAT và các dự án CDM, JCM đã thực hiện ở Việt Nam. Hệ thống MRV có thể giúp nhà quản lý xây dựng được hệ thống dữ liệu thử nghiệm đối với lượng giảm thải carbon ở mô hình trồng lúa carbon thấp trên các khu vực.

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người nông dân về tín chỉ carbon và cách thức vận hành của các cơ chế bù trừ cũng như trao đổi carbon. Thị trường carbon và các cơ chế bù trừ tín chỉ carbon là lĩnh vực rất mới, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng. Vì vậy, nâng cao nhận thức của người nông dân về lợi ích của việc tham gia vào các chương trình này là những bước quan trọng. Thứ nhất, cần cung cấp các khóa đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho doanh nghiệp và người nông dân. Thứ hai, cần triển khai các hệ thống đo lường, giám sát, các cơ sở hạ tầng kĩ thuật  để người dân thuận tiện trong việc tiếp cận tín chỉ carbon.

Hai là, tạo các điều kiện thúc đẩy tài chính hướng tới mô hình trồng lúa carbon thấp. Các chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện khung pháp lý, các tiêu chí cụ thể để đưa các mô hình lúa gạo carbon thấp vào danh mục được cấp tín dụng xanh. Trong nỗ lực hướng đến các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 do Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều kế hoạch và Chương trình hành động, trong đó có tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng, Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Mặc dù mức tăng trưởng dư nợ đối với các lĩnh vực xanh khá cao (khoảng 23%/năm trong giai đoạn 2017 – 2022), tập trung chủ yếu vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp xanh, tuy nhiên, hiện nay chưa có khung pháp lý, tiêu chí môi trường, danh mục dự án xanh nên chưa xây dựng được căn cứ và tiêu chí cụ thể để phân loại dự án xanh. Điều này gây ra nhiều hạn chế cho quá trình thẩm định cấp tín dụng xanh. Vì vậy, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và NHNN cần phối hợp để hoàn thiện các khung pháp lý, hướng dẫn về các tiêu chí môi trường  và việc xác nhận mô hình trồng lúa carbon thấp là phù hợp với phân ngành kinh tế, quy định về tiêu chí để tạo điều kiện và căn cứ cho quá trình thẩm định, đánh giá và giám sát của các tổ chức tín dụng khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Khuyến khích người nông dân đầu tư vào mô hình lúa gạo carbon thấp thông qua nâng cao hiểu biết và chính sách hỗ trợ Hệ thống và các trung tâm khuyến nông cần tuyên truyền, hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận thông tin, nâng cao hiểu biết về dịch vụ tài chính ngân hàng, tín dụng vi mô và các nguồn tín dụng chính thức. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể phối hợp cùng trung tâm khuyến nông để mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về các nguồn vốn và vai trò của tín dụng trong các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững. Nông dân cần được cập nhật các thông tin về các hình thức thế chấp khác nhau khi vay vốn, chương trình vay tín dụng tiêu dùng không cần thế chấp, vay thấu chi tại thị trường nông thôn.






Ở Việt Nam, hiện nay, nhiều giải pháp canh tác lúa carbon thấp đã được giới thiệu, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực và chứng minh được tính khả thi về kinh tế (Ảnh: PV)

Ngân hàng Nhà nước cần tăng khả năng cung ứng vốn cho các nông dân. Kéo dài thời gian vay, cơ chế bảo lãnh đặc thù và thiết kế các điều kiện vay phù hợp với mô hình trồng lúa carbon thấp. Ngoài ra, Bộ TN&MT cần có cơ chế định giá đất trồng lúa với các địa phương áp dụng mô hình trồng lúa carbon thấp nói riêng và nông nghiệp bền vững nói chung để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân bảo lãnh các khoản vay.

Ba là, xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất (quy trình sản xuất) và người tiêu dùng (thị trường) thông qua chứng nhận chất lượng về lúa gạo trồng theo mô hình carbon thấp liên kết giữa thị trường và sản xuất đối với lúa gạo carbon thấp có thể thúc đẩy người nông dân chuyển sang mô hình trồng lúa carbon thấp. Theo đó, người nông dân có động lực chuyển đổi sang mô hình sản xuất carbon thấp khi thị trường công nhận và có nhu cầu về loại lúa này. Một trong những cách thức để nông dân có thể tiếp cận các cơ hội thị trường là bằng cách thông qua các chứng nhận chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, tạo ra mối liên kết giữa quy trình sản xuất và thị trường. Bộ NN&PTNT cần thống nhất và đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với quy trình sản xuất lúa gạo carbon thấp.

Hiện nay, nhiều giải pháp canh tác lúa carbon thấp đã được giới thiệu, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực và chứng minh được tính khả thi về kinh tế. Một số chương trình như kỹ thuật “1 phải 5 giảm” được áp dụng trong dự án VnSAT, Quy chuẩn canh tác bền vững SRP được áp dụng trong “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, chương trình “3 giảm 3 tăng”, một số kỹ thuật được áp dụng riêng lẻ của từng tỉnh như kỹ thuật “1 phải 6 giảm” áp dụng tại Kiên Giang. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra các quy trình trồng lúa bền vững áp dụng riêng cho doanh nghiệp. Trên thực tế, việc đưa ra một mô hình chung và thống nhất còn gặp nhiều khó khăn cho điều kiện khí hậu, canh tác và tài nguyên của mỗi khu vực đều khác nhau. Vì vậy, để có thể đưa ra chứng nhận chất lượng đối với các mô hình lúa gạo carbon thấp, các chuyên gia cần nghiên cứu và thống nhất bộ tiêu chuẩn.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cập nhật và tích hợp các tiêu chuẩn về lúa gạo carbon thấp vào các chứng nhận chất lượng hiện có và đưa ra các chứng nhận chất lượng mới.

Việc đưa các tiêu chuẩn về trồng lúa carbon thấp vào chứng nhận chất lượng có thể: (i) thúc đẩy sản xuất xanh bằng cách kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp tại nguồn; và (ii) nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường của các sản phẩm lúa gạo carbon thấp và thúc đẩy tăng trưởng thu nhập của nông dân, từ đó thúc đẩy nông dân thực hành sản xuất lúa gạo carbon thấp.

Hiện nay, Việt Nam đã có một số chứng nhận chất lượng cho lúa gạo, ví dụ: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về nông nghiệp hữu cơ cho lúa gạo, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu, Global GAP (tiêu chuẩn chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu); ISO 22000 (tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm); HACCP (hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu); Chứng nhận JAS (tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản, áp dụng cho dòng gạo hữu cơ). Có thể tích hợp tiêu chuẩn của các chứng nhận chất lượng này cho các mô hình trồng lúa carbon thấp. Bên cạnh đó, có thể đưa ra các khung tiêu chuẩn quốc gia và chứng nhận về mô hình trồng lúa carbon thấp. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN cần tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng về lợi ích của các sản phẩm sản xuất theo quy trình giảm phát thải nói chung và lúa gạo carbon thấp nói riêng, nhằm tăng độ nhận diện và từng bước thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó có thể tạo lập và phát triển thị trường lúa gạo carbon thấp, thúc đẩy mô hình sản xuất lúa gạo này.

Nhóm chuyên gia cũng đề xuất, dựa vào nguồn tài nguyên bản địa, Bộ NN&PTNT phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo dựa trên thương hiệu và kết hợp các đặc điểm về văn hóa, lịch sử, địa lý của khu vực để thúc đẩy cộng đồng trồng lúa phát triển bền vững./.

 



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/day-manh-chuyen-doi-san-xuat-lua-gao-theo-mo-hinh-carbon-thap-672783.html

Cùng chủ đề

HLV Kim Sang Sik ưu tiên giành thành tích hơn đào tạo trẻ

HLV Kim Sang Sik đã có buổi trả lời phỏng vấn với báo Asia Today của Hàn Quốc. Trong đó ông chia sẻ nhiều mục tiêu sắp tới của bản thân và bóng đá Việt Nam.   HLV Kim Sang Sik thời còn làm việc tại Hàn Quốc - Ảnh: JHM Khi nhận được câu hỏi về sự chuẩn bị dài hạn với tuyển Việt Nam, ông Kim Sang Sik thẳng thắn trả lời: "Tôi từng nói về việc chuyển giao thế hệ với...

Bộ Văn hóa chỉ đạo tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhằm có những chỉ đạo kịp thời trước tình mình mưa lũ tại miền Bắc. Trong văn bản này, Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục kiểm tra, rà soát, có phương án bảo vệ các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch và cơ sở vật chất...

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục giảm xuống, mực nước dưới mức báo động 3

Trong vòng 4 giờ đồng hồ (từ lúc 4 giờ đến 8 giờ sáng nay), mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục chững lại ở mức dưới báo động 3, song đã giảm xuống 10cm (từ 11,30m xuống còn 11,20m). Đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết đến 8 giờ ngày 12/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội...

Đến 7 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 325 người

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: 7h ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích); 807 người bị thương.   Cùng với đó, nhà hư hỏng là 130.268 nhà; 57.857 nhà bị ngập. Về nông nghiệp, có 195.929 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 35.010 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt...

Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc

Saigon Co.op đảm bảo nguồn hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả không biến động và có các chương trình khuyến mãi đậm dành riêng cho thị trường miền Bắc, góp phần bình ổn thị trường, ổn định tâm lý người dân. Cơn bão số 3 Yagi đã gây ảnh hưởng đến một số tỉnh thành miền Bắc, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Thường trực hội kiến với Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trưởng Khu hành chính đặc biệt  Hong...

Tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của hai dân tộc Việt Nam

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới...

6 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá nữ vô địch U19 quốc gia 2024

Giải bóng đá nữ vô địch U19 quốc gia tiền thân là giải U18 do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức từ năm 2007. Trải qua gần 20 năm tổ chức, giải đấu đã nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ, đóng góp chung vào thành công của bóng đá nữ Việt Nam. Tại buổi lễ, Tổng Thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi cho biết, sau nhiều năm gắn bó với bóng đá...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ 9

Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần thứ 9 tại Hồng Công, Trung Quốc. ...

Giới thiệu du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng

Đại diện lãnh đạo ngành du lịch 3 địa phương giới thiệu về tiềm năng du lịch của...

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 8 đạt 1.146 tấn...

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam tăng gần 37 lần Việt Nam chi gần 2,3 tỷ USD mua hạt điều trong hơn 7 tháng đầu năm Theo Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, sản lượng hạt điều của Campuchia 7 tháng đầu năm đạt 830.000 tấn. Còn theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7...

Cơ hội kinh doanh cho ngành F&B

Hoa Kỳ quảng bá thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam Sắp diễn ra Triển lãm Thực phẩm, đồ uống quy tụ 650 doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh Triển lãm quốc tế, chuyên ngành nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam 2024, sẽ diễn ra vào ngày 9 - 11/10/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển...

Khu đô thị Smart City được điều chỉnh tiến độ đến năm 2025

Quảng Nam: Khu đô thị Smart City được điều chỉnh tiến độ đến năm 2025Dù đã được gia hạn tiến độ, tuy nhiên, Khu đô thị Smart City chưa thể hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng, tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều chỉnh tiến độ dự án đến năm 2025. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng vừa ký quyết định...

Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để tăng trưởng xanh

Để đảm bảo sản xuất, tăng trưởng xanh, các doanh nghiệp vẫn rất cần nguồn vốn xanh. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn trên từ nhiều nguyên nhân. ...

Cùng chuyên mục

Sẽ có 8 giải thưởng cho ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

368 gian hàng tham gia triển lãm Vietstock 2018 Triển lãm Vietstock 2024: Hơn 400 doanh nghiệp giao thương, phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi Vietstock là triển lãm quốc tế đầu ngành về chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thú y, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam, thuộc chuỗi triển lãm chăn nuôi tại khu vực châu...

Giá heo hơi hôm nay 12/9: Tăng nhẹ tại miền Trung

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 12/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 12/9/2024 duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và giao dịch trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 12/9/2024 duy trì đà đi ngang ...

Cải thiện môi trường đầu tư, tăng hút vốn FDI

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm nay, tính đến ngày 31/8, Việt Nam đã thu hút được tổng vốn FDI lên đến 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, 2.247 dự án mới đã được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD, thể hiện sự tăng trưởng tích cực (tăng 27% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái).Cũng theo Tổng cục Thống kê,...

Tỉnh Bắc Ninh xác định nguyên nhân ngập úng trong doanh nghiệp

Chiều 11/9, nhận thông tin Công ty Samsung Industrial (KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn) bị ngập úng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi đã trực tiếp đến doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng ngập...

Sợ ngập lụt mất điện, dân Hà Nội hối hả sắm bếp gas mini, tậu bếp cồn

Buổi chiều sau khi đón con tan học về, chị Nguyễn Thị Bình, ở Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), vội xuống siêu thị ở khu chung cư để sắm bếp gas mini và vài bình gas nhỏ phòng ngừa mất điện. Chị Bình tâm sự, chung cư nhà chị nằm ở vùng trũng nên cứ mưa to là ngập. Hai ngày nay, đường trong nội khu đều ngập hết. Nhà chị ở tầng cao không lo ngập,...

Mới nhất

(Trực tiếp) Huy động mọi lực lượng hỗ trợ dân dựng lại nhà

(Dân trí) - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường cho biết sáng nay, chó nghiệp vụ đã được đưa vào hiện trường vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ để phục vụ tìm kiếm các nạn nhân. Tình hình thiên tai miền Bắc ngày 12/9 Diễn biến mưa lũ, sạt lở, ngập lụt ở các tỉnh thành miền...

T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế qua việc hợp tác...

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf - đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class". 54, với...

Nhà Trắng đang hoàn thiện kế hoạch mở rộng phạm vi Ukraine có thể tấn công vào Nga

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra ở cả Donetsk và Kursk, trang Politico hôm 11/9 dẫn lời một quan chức phương Tây và...

Taylor Swift và Lisa đọ dáng gợi cảm trên thảm đỏ VMAs 2024

Ngày 12/9 (giờ Việt Nam), lễ trao giải MTV Video Music Awards 2024 diễn ra với sự tham gia của nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới. Trong đó, sự xuất hiện của Taylor Swift và "em út" nhóm Blackpink - Lisa - thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Lisa trở thành tâm điểm...

Mới nhất

Nước mắt Làng Nủ