Trang chủKinh tếNông nghiệpMột người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật...

Một người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật hoang dã có trong sách Đỏ lên vỏ tràm


Gắn bó với vùng đất bưng biền chua phèn của Tam Nông từ những ngày thơ bé nên hình ảnh về những cánh rừng tràm bạt ngàn, những đàn sếu đầu đỏ bay lượn gọi nhau về tổ sau khi ánh hoàng hôn buông xuống đã sống mãi trong tâm thức của thầy Nguyễn Văn Cảnh (SN 1969) – giáo viên dạy môn Mỹ Thuật Trường Tiểu học Phú Đức (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). 

Từ chỗ yêu mến thiên nhiên, nặng lòng với sếu đầu đỏ, đã thôi thúc thầy Nguyễn Văn Cảnh miệt mài nghiên cứu và tái hiện những nét sinh hoạt sống động của loài sếu bằng những bức tranh được làm từ vỏ tràm khô của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Một người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật hoang dã có trong sách Đỏ lên vỏ tràm- Ảnh 1.


Thầy Nguyễn Văn Cảnh, giáo viên  dạy môn Mỹ Thuật Trường Tiểu học Phú Đức (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) khắc họa hình ảnh sếu đầu đỏ trên vỏ cây tràm một cách sống động qua từng tác phẩm.

Có năng khiếu mỹ thuật ngay từ nhỏ, tuy nhiên, con đường nghệ thuật của thầy Nguyễn Văn Cảnh chỉ thật sự “thăng hoa” khi chính thức bén duyên với nghề làm tranh vỏ tràm. 

Khoảng năm 2012, sau giờ dạy học trên lớp, thầy Cảnh bắt đầu dành thời gian cho niềm đam mê thứ hai là làm tranh xé dán với các tác phẩm tranh phong cảnh, khắc họa về nét đẹp thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt đời thường ở quê hương Tam Nông. 

Ban đầu, thầy Cảnh chọn nhiều nguyên liệu để sáng tác như: vải vụn, mạt cưa, vỏ cây, vỏ tràm, lục bình, củ năng khô… 

Tuy nhiên, sau thời gian quan sát, thầy Cảnh nhận thấy vỏ tràm và cọng năng ở Vườn Quốc gia Tràm Chim là 2 loại nguyên liệu rất đặc biệt có thể giúp thầy Cảnh khắc họa chân thật vẻ đẹp hoang sơ của Vườn Quốc gia Tràm Chim và vẻ đẹp của loài sếu đầu đỏ quý hiếm (sếu đầu đỏ là loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ Việt Nam, sách Đỏ thế giới).

Một người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật hoang dã có trong sách Đỏ lên vỏ tràm- Ảnh 2.

Thầy Nguyễn Văn Cảnh thực hiện nhiều công đoạn lựa chọn vỏ tràm để tác phẩm về sếu đầu đỏ-một loài chim hoang dã quý hiếm có màu sắc như thật

Ban đầu, thầy Cảnh chỉ sáng tác tranh vì đam mê, nhưng khi nhận được lời động viên từ nhiều người, thầy mạnh dạn “bén duyên” và gắn bó với nghề làm tranh từ vỏ tràm. 

Tranh vỏ tràm của thầy Cảnh phong phú với nhiều thể loại như: tranh phong cảnh, tranh mã đáo thành công, tranh anh hùng tương ngộ… nhưng thể loại được thầy Cảnh ưu ái và đặt nhiều tâm huyết nhất là tranh khắc họa về sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Một người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật hoang dã có trong sách Đỏ lên vỏ tràm- Ảnh 3.

Thầy Nguyễn Văn Cảnh dùng bút lửa khắc họa từng đường nét của sếu đầu đỏ trên bức tranh.

Thầy Nguyễn Văn Cảnh chia sẻ: “Hình ảnh quê hương là một phần máu thịt trong tôi, vì vậy, tôi muốn được mang “hơi thở” cuộc sống của quê hương mình vào trong tranh. 

Bên cạnh khắc họa lại cuộc sống làng quê bình dị, tôi còn muốn giới thiệu đến bạn bè phương xa về sếu đầu đỏ, một loài chim quý tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. 

Thông qua những tác phẩm tranh, tôi mong muốn bạn bè phương xa hiểu hơn về sếu đầu đỏ, về quê hương Tam Nông nghĩa tình, nơi đất lành chim đậu”.

Gắn bó với nghề làm tranh từ vỏ tràm từ năm 2012 đến nay, thầy Cảnh đã sáng tác trên 3.000 bức tranh với nhiều thể loại và kích cỡ khác nhau. 

Trong đó, nổi bật hơn hết là 2 tác phẩm: “Sếu gọi mùa xuân về” và “Vũ điệu trong nắng mới”. Đây là 2 bức tranh được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 của tỉnh Đồng Tháp.

Một người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật hoang dã có trong sách Đỏ lên vỏ tràm- Ảnh 4.


Thầy Nguyễn Văn Cảnh bên tác phẩm “Sếu gọi mùa xuân về” đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2022.

Chất liệu chính cho những tác phẩm tranh của thầy Cảnh là vỏ tràm, nguyên liệu này dễ tìm, sẵn có ở địa phương. 

Vỏ tràm già với cấu tạo hàng trăm lớp xếp chồng lên nhau, mỗi lớp, mỗi phía tùy vào tác động của thiên nhiên, tuổi thọ cây sẽ có màu sắc rất đẹp. 

Đây là yếu tố làm cho tác phẩm vừa sinh động, vừa tự nhiên. Mỗi bức tranh sếu đều phải trải qua rất nhiều công đoạn như: phân loại vỏ tràm, gia công nền tranh, tạo hình sếu, hoàn chỉnh bố cục… Qua quá trình dày công sáng tạo, bức tranh giúp cho người xem có nhiều cảm xúc.

Một người Đồng Tháp vẽ sếu đầu đỏ, một con động vật hoang dã có trong sách Đỏ lên vỏ tràm- Ảnh 5.


Tác phẩm “Vũ điệu trong nắng mới” khắc họa loài chim hoang dã quý hiếm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2022.

Hiện tranh vỏ tràm của thầy Cảnh không chỉ được người yêu nghệ thuật trong nước yêu thích mà rất nhiều tác phẩm của thầy đã chiếm được cảm tình của khách du lịch nước ngoài khi có dịp ghé thăm. 

Tác phẩm tranh sếu làm từ vỏ tràm của thầy Cảnh được “xuất ngoại” đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, hiện thầy Cảnh còn phối hợp với một số điểm du lịch tại Tam Nông để đón tiếp khách du lịch đến xưởng tranh tham quan và trải nghiệm các công đoạn thực hiện một tác phẩm tranh vỏ tràm.

Thầy Nguyễn Văn Cảnh tâm sự: “Tôi đang phối hợp làm “vệ tinh” cho một số điểm du lịch tại Tam Nông nhận đón tiếp khách du lịch và hướng dẫn du khách trải nghiệm một số hoạt động làm tranh tại cơ sở của tôi. 

Đến với xưởng tranh của tôi, ngoài việc được tham quan, tìm hiểu quy trình làm tranh vỏ tràm, khách du lịch còn được chia sẻ những câu chuyện liên quan đến loài sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. 

Thông qua những câu chuyện, những tác phẩm tranh của mình, tôi hy vọng du khách có sự trải lòng, thấu hiểu hơn về ý nghĩa của việc chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sếu đầu đỏ…”.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-nguoi-dong-thap-ve-seu-dau-do-mot-con-dong-vat-hoang-da-co-trong-sach-do-len-vo-tram-20240717234626948.htm

Cùng chủ đề

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên

Quỹ Hỗ trợ nông dân TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã giải ngân vốn cho 3 nông dân trẻ đầu tư nuôi dúi-một loài động vật hoang dã. Trên địa bàn Bình Phước, các mô hình nuôi động vật hoang dã, nuôi con đặc sản đang mang lại hiệu quả...

Chim công, động vật hoang dã, chim hoang dã sách Đỏ, Cần Thơ nuôi thành công, bán 6 triệu/cặp.

Với sự đam mê và lòng nhạy bén trong kinh doanh, anh Trần Văn Toản khu vực Bình Yên B (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trở thành chủ sở hữu trang trại nuôi chim công cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. ...

Lan hài chai, lan hài cuốn, hai loài hoa lan rừng nguy cấp của Việt Nam đang bảo tồn, nhân giống

Các nhà khoa học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã xây dựng thành công đề tài về mô hình bảo tồn, phát triển hai loài lan quý hiếm ở Việt Nam là Lan hài chai và Lan hài đài cuốn. ...

Vô tình đụng trúng con động vật hoang dã đang cho con bú ở vườn điều Bình Phước, báo công an

Trong 2 tháng qua, nhiều loài động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ đã được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, thả về rừng tự...

Được người dân nộp một con chim chuyên đi bắt rắn, kiểm lâm Bắc Giang chuyển ngay cho Trung tâm cứu hộ Hà Nội

Cụ thể, sáng 21/10, Hạt Kiểm lâm Tân Việt Hòa (Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang) chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội một cá thể diều hoa Miến Điện trong thể trạng ốm yếu.Cá thể diều hoa Miến Điện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cam cao chưa từng có (từ 45.000 - 50.000 đồng/kg) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Ông nông dân Kiên Giang nuôi rắn hổ đất, con hoang dã kịch độc, đẻ sòn sòn, bán cao 1 triệu/kg

“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. ...

Nuôi cá rô đồng, nuôi ếch dày đặc chung một ao, một ông nông dân Bắc Giang phát tài, bán hút hàng

Mỗi năm trang trại của anh Giáp Văn Bảo, nông dân nuôi ếch kết hợp nuôi cá rô đồng trong cùng một ao ở thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) thu hàng trăm triệu tiền lãi. Trang trại cung cấp ra thị trường 15-17 tấn...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Giữ lò rèn đỏ lửa

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm với nghề nhưng lò rèn nhà ông Cứ Văn Lộng, bản Lọng Háy, xã Mường Phăng vẫn luôn đỏ lửa mấy chục năm qua. Mỗi sáng sớm, ông Lộng và con trai Cứ A Nếnh lại nổi lửa, đổ than, quai búa… để khởi động ngày mới rồi mới đi làm những việc khác trong gia đình.Gọi là lò rèn nhưng cũng khá đơn giản. Chỉ có một hố nhỏ, quây...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Cá bông lau, cá đặc sản bơi sông lớn, nay nuôi thành công ở ao đất tại Bến Tre, bán 150.000 đồngkg

Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở âp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), là người tiên phong thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm...

Rau muống Linh Chiểu ở Phúc Thọ, rau tiến vua, còn một con động vật đặc sản tiến vua, là con gì?

Cho đến nay, dư vị ngọt, giòn, trắng ngần của thức đặc sản dân dã rau muống Linh Chiểu vẫn được người dân nơi đây truyền tụng.Đặc sản nức tiếng gần xaNhắc đến sản vật rau muống Linh Chiểu, cho đến nay nhiều cao niên trên...

Cùng chuyên mục

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cam cao chưa từng có (từ 45.000 - 50.000 đồng/kg) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một...

Ông nông dân Kiên Giang nuôi rắn hổ đất, con hoang dã kịch độc, đẻ sòn sòn, bán cao 1 triệu/kg

“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. ...

Nuôi cá rô đồng, nuôi ếch dày đặc chung một ao, một ông nông dân Bắc Giang phát tài, bán hút hàng

Mỗi năm trang trại của anh Giáp Văn Bảo, nông dân nuôi ếch kết hợp nuôi cá rô đồng trong cùng một ao ở thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) thu hàng trăm triệu tiền lãi. Trang trại cung cấp ra thị trường 15-17 tấn...

Không chỉ bán sản phẩm thu tỷ đô, doanh nghiệp ngành gỗ dán Việt Nam còn làm đủ sản phẩm, có cả vợt pickleball

Ông Trịnh Xuân Dương, Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ, Chi Hội trưởng Chi hội Gỗ dán (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) cho biết, các doanh nghiệp trong ngành gỗ dán đang có sự chuyển đổi sản xuất ngoạn mục, cho ra đời nhiều sản phẩm ứng...

Mới nhất

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao,...

Diễn đàn mùa thu tại Mỹ 2024: Định hình rõ hơn mô hình Trung tâm tài chính cho TP.HCM

Diễn đàn mùa thu TP.HCM tại Mỹ 2024 kéo dài từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11-2024, ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế và tri thức. ...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ "An" | 03/11/2024 ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Mới nhất