Trang chủNewsKinh tếDư luận quốc tế đánh giá tích cực về kinh tế Việt...

Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam

NDO – Trong tháng 6/2024, dư luận báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, triển vọng kinh tế của Việt Nam được đánh giá vẫn khả quan; Việt Nam là ngôi sao đang lên, điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối, cũng như được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số.
Truyền thông nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. (Ảnh minh họa: TTXVN)
 

Truyền thông nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Tăng trưởng GDP vẫn khả quan trong thời gian tới

Truyền thông, báo chí nước ngoài phân tích một số khó khăn, thách thức của kinh tế Việt Nam, trong đó nhấn mạnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại do giá năng lượng tăng cao và lạm phát kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam vốn dựa vào xuất khẩu và sản xuất.

Tuy nhiên, nhìn chung, báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, theo đó triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, với dự báo tăng trưởng đạt 4,5%-6% trong năm 2024 và 4,7%-7% trong năm 2025.

Cụ thể, Oxford Economics dự báo GDP năm 2024 tăng 5,6%, trong khi Ngân hàng United Oversea – UOB (Singapore) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6% trong năm 2024 và 6,4% vào năm 2025.

Hãng Maybank Research dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2024 và 2025, lần lượt ở mức 4,5% và 4,7%, so với 4% năm 2023, còn trang ING THINK dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 là 6%, một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và dự kiến ​​sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2025.

S&P Global Ratings dự báo, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, với tăng trưởng GDP thực tế ở mức 5,8% trong năm 2024 và quay trở lại xu hướng dài hạn là từ 6,5-7% trong 3 đến 4 năm tới.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu nhiều khả năng sẽ quay lại mức tăng trưởng ổn định trong năm 2024. Thặng dư tài khoản vãng lai sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 5,5% GDP trong năm 2024, trước khi giảm theo xu hướng dài hạn từ năm 2025.

Nền kinh tế vĩ mô ổn định và ngày càng đa dạng, với lĩnh vực sản xuất đang bùng nổ, chủ yếu là nhờ FDI. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, khi các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa hoạt động trong khu vực.

Việt Nam với tư cách là điểm đến thu hút FDI ở Đông Nam Á nhờ lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn ngày càng cao và có tính cạnh tranh, điều này sẽ giúp duy trì sự phát triển trong dài hạn.

Mạng lưới logistics phục vụ xuất khẩu ngày càng hoàn thiện, giúp ngành sản xuất trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn toàn cầu trong ngành điện tử, điện thoại di động và dệt may.

Các ngành có vốn FDI tiếp tục thúc đẩy hoạt động trong nước, với cơ hội việc làm tốt hơn và mức lương cao hơn, theo đó thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cá nhân.

Kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng của ngành bán dẫn cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 khi xuất khẩu của ngành bán dẫn tăng lên.

Về lĩnh vực dịch vụ, du lịch xuyên biên giới đang phục hồi, trong đó lượng khách du lịch Trung Quốc tăng đột biến. Nhu cầu trong nước cũng đang phục hồi dù vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đầu tư công có khả năng tăng tốc dần trong những năm tới, chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Việt Nam là ngôi sao đang lên,  điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối

Trang web của chính quyền thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đánh giá, Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á.

Việt Nam, được mệnh danh là nền kinh tế mới nổi ở châu Á, phát triển thành quốc gia lớn thứ 35 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lớn thứ 26 thế giới về sức mua tương đương (PPP) tính đến năm 2023 (thống kê của IMF).

GDP bình quân đầu người là khoảng 4.300 USD, tương đương khoảng 14.000 USD tính theo PPP. Đây là một khoảng cách rất xa so với con số chỉ 1.200 USD khi Việt Nam bắt đầu cải cách. Hiện Việt Nam đã trở thành nước có quy mô kinh tế vừa và nước có thu nhập trung bình thấp về thu nhập.

Khi cải cách kinh tế tiến triển, hệ thống kinh tế của Việt Nam cũng thay đổi. Cơ cấu công nghiệp đã trở thành hình mẫu điển hình cho các nước đang phát triển.

Việt Nam xuất siêu từ năm 2012 (trừ năm 2015). Đây chủ yếu là kết quả xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khi Việt Nam thực hiện các chính sách cải cách, đặc biệt kể từ năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Khi kinh tế Việt Nam phát triển, không chỉ các công ty FDI mà cả các công ty trong nước cũng ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chuỗi cung ứng toàn cầu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao như nguyên liệu khoáng sản như đất hiếm, pin xe điện, chất bán dẫn. Việt Nam cũng đang cố gắng không tụt hậu trong ngành công nghệ cao.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nỗ lực bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin bằng cách thu hút các trung tâm công nghệ thông tin của các công ty đẳng cấp thế giới đến Việt Nam.

Trong khi đó, hãng CNBC (Mỹ) trích ý kiến của ông Kai Wei Ang, chuyên gia kinh tế ASEAN tại BofA Securities Inc. đánh giá, Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng ở Đông Nam Á, là điểm sáng ở Đông Nam Á bất chấp tình trạng thiếu điện xảy ra vào năm ngoái và bất động sản suy yếu.

Ông Kai Wei Ang nhấn mạnh, Việt Nam và ASEAN rõ ràng là những bên hưởng lợi lớn nhất từ ​​chiến lược “Trung Quốc + 1”. Đông Nam Á là lựa chọn tự nhiên vì gần Trung Quốc. Lợi thế của Việt Nam về thị trường lao động cạnh tranh và một loạt các FTA giúp xuất khẩu sang các thị trường khác như Liên minh châu Âu dễ dàng hơn nhiều. Những lợi thế này cung cấp hỗ trợ cơ bản giúp Việt Nam thu hút đầu tư.

Việt Nam cũng được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi sự hợp tác năng động giữa các nhà đầu tư toàn cầu và các nhà đổi mới công nghệ địa phương.

Theo xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 2 về phát triển kinh tế kỹ thuật số trên thế giới. Ngân hàng Thế giới cho rằng, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025 nhờ sự tập trung liên tục vào việc thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm các sáng kiến ​​tích hợp AI.

Lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng tăng là một trong nhiều yếu tố giúp Việt Nam nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho đổi mới kinh doanh.

Chính phủ đã đưa ra một loạt sáng kiến ​​và chính sách nhằm tăng cường giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin. Việt Nam có 57.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Sản xuất chất bán dẫn là lĩnh vực khác đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Đầu tư của Mỹ và mối quan hệ sâu sắc hơn với các tập đoàn lớn như Microsoft, Nvidia và Marvell giúp Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong ngành trong những năm tới.

Nguồn: https://nhandan.vn/du-luan-quoc-te-danh-gia-tich-cuc-ve-kinh-te-viet-nam-post819313.html

Cùng chủ đề

Việt Nam là ngôi sao sáng trong nền kinh tế ASEAN

Đó là nhận định của ông Heng Koon How, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore. Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam kéo dài sang 6 tháng cuối năm 2024 Theo ông Heng Koon How, tỷ trọng kinh tế của Việt Nam trong tổng GDP của ASEAN tăng trưởng...

Việt Nam tiếp tục là ‘miền đất hứa’ của FDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN tiếp tục tăng và có những thay đổi khá tích cực, đó là vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng tăng mạnh. Dòng vốn ngoại đến từ Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN, Bộ KH-ĐT), 8 tháng năm 2024, cả nước thu hút vốn FDI được hơn 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số dự...

Gia tăng hợp tác vì một tương lai bền vững

Tăng cường hợp tác thương mại, dịch vụ Việt Nam – Thuỵ Điển thông qua Viet Nam International Sourcing 2023 và EVFTA Chuỗi sự kiện đặc biệt chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9 và 55 quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thuỵ Điển Tham dự diễn đàn có ông Trần Văn Tuấn - Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển,...

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương - đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên...

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Tình hình địa chính trị và biến động của các nền kinh tế lớn toàn cầu khiến viễn cảnh kinh tế thế giới khó đoán định. Tuy vậy, các dự báo năm 2025 cho thấy, ASEAN vẫn được xem là khu vực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay và Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 208 nghìn học sinh, sinh viên vui mừng đón chào

Do bị ảnh hưởng bão số 3, một số xã ở vùng cao, biên giới trong tỉnh Điện Biên có mưa lúc đầu giờ sáng, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các thầy, cô và chính quyền địa phương, lễ khai giảng chào mừng năm học mới tại các trường trong tỉnh Điện Biên vẫn được tổ chức trang trọng, ấm áp. Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Trao Quyết định số 1517-QĐ/TW, ngày 27/8/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định đồng...

Động lực mới cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Để trí tuệ nhân tạo (AI) thật sự trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững, cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ. Việc phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với điều chỉnh quan hệ sản xuất, bảo đảm rằng các yếu tố này không trở...

Nét mới trong ngày lễ khai trường ở Bạc Liêu

Đại diện lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo ngành Giáo dục-Đào tạo đến dự trong ngày đầu chính thức khai giảng, bước vào năm học mới. Theo đó, tổng số hơn 160.000 học sinh các cấp của hơn 280 trường học, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tỉnh nô nức đến trường trong ngày đầu năm học mới. Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn...

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng, Bắc Kạn bị ảnh hưởng do lũ

VOV.VN - Do chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3, các khu vực ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng với lượng phổ biến từ 100mm đến hơn 200mm kèm gió giật cấp 6, cấp 7. Hàng ngàn hộ dân ở Cao Bằng bị ảnh hưởng do lũ Tại thành phố Cao Bằng, vào lúc 22h ngày 8/9, các khu dân cư thuộc khu vực ven sông, trũng thấp thuộc phường Hợp...

Giá lúa gạo hôm nay 9/9/2024: Giá lúa giảm 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều với lúa và gạo, giá gạo tăng 150-300 đồng/kg, giá lúa giảm 100-200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… giá lúa nội địa giảm, chất lượng lúa ảnh hưởng do mưa bão, giao dịch chậm. ...

1 người tử vong, 20 người mất tích do mưa lũ ở Cao Bằng

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại về người, nhà ở, công trình.. và ảnh hưởng sinh hoạt của người dân. Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (Bão Yagi), từ đêm 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mưa lớn gây ngập lụt...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sáng 9-9 cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Sập cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Phú Thọ, hình ảnh từ hiện trường - Video: TUẤN PHÙNG - MẠNG XÃ HỘI Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp - Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết...

Xuyên đêm khắc phục sự cố lưới điện 220kV và 500kV sau bão tại Quảng Ninh

Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại.   Hiện PTC1 đang khắc phục sự cố đổ cột 220kV đường dây Tràng Bạch - Uông Bí dọc theo quốc lộ 18 và TBA 500kV ở Quảng Ninh, đảm bảo sớm cấp điện phụ tải trở lại. Theo đó, do ảnh hưởng của v đã...

Mới nhất

Mới nhất