Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam

Thiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam


MỘT GIÁO VIÊN PHẢI “ÔM” NHIỀU MÔN

Thiếu giáo viên (GV) là bài toán nan giải đối với Quảng Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt là ở các huyện miền núi. Điều đáng nói, dù năm nào tỉnh này cũng tổ chức tuyển dụng, song không tuyển đủ chỉ tiêu.

Đơn cử, từ năm 2022, ngành giáo dục huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) đã tổ chức kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục riêng để chủ động nguồn tuyển. Tuy nhiên, trong kỳ thi tuyển dụng đầu tiên, huyện có 262 chỉ tiêu nhưng chỉ có 97 thí sinh trúng tuyển. Nhiều năm nay, huyện vùng cao này liên tục thiếu hụt GV khiến việc dạy và học gặp nhiều khó khăn.

Thiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam- Ảnh 1.

Hiện hầu hết các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam thiếu giáo viên trầm trọng, một giáo viên phải “ôm” nhiều môn

Trường THCS Trà Mai nằm ở trung tâm huyện vùng cao Nam Trà My trước đây có nhiều thầy cô giáo xin chuyển đến vì điều kiện đi lại thuận lợi. Tuy nhiên, năm học mới sắp đến nhưng ngôi trường vẫn đang thiếu 7 GV ở nhiều bộ môn như: tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc, địa lý…

Ông Nguyễn Khắc Điệp, Hiệu trưởng Trường THCS Trà Mai, cho biết việc thiếu GV không chỉ xảy ra tại nhà trường mà hầu hết các trường học trên địa bàn huyện đều cùng cảnh ngộ, kéo dài nhiều năm nay. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn cho nhà trường trong việc dạy và học vì một GV phải “ôm” nhiều môn.

NGHỊCH LÝ SINH VIÊN SƯ PHẠM RA TRƯỜNG LOAY HOAY TÌM CHỖ DẠY

Hằng năm có khoảng 60% học sinh miền núi thi đậu vào ngành sư phạm. Tuy nhiên, khi ra trường, các sinh viên này không được xét tuyển mà phải cạnh tranh qua thi tuyển. Có thể nói, việc thi tuyển để cạnh tranh vào suất biên chế, với các sinh viên miền núi là chuyện rất khó khăn. Vì vậy, nhiều sinh viên miền núi ra trường phải làm trái ngành, trong khi giáo dục miền núi lại rất cần GV người tại chỗ.

Theo ông Điệp, để “giữ chân” GV gắn bó lâu dài với các địa phương miền núi thì tỉnh cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với GV biên chế cũng như GV dạy hợp đồng. “Với con em miền núi đã dạy hợp đồng nhiều năm thì tỉnh cần phải cho địa phương có một cơ chế, kế hoạch nhằm xét tuyển vào biên chế thay vì thi như hiện nay, để họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với ngành giáo dục miền núi”, ông Điệp kiến nghị.

Ông Điệp cho rằng năm nào số lượng sinh viên sư phạm ra trường cũng đông, phải loay hoay tìm việc; trong khi nhiều địa phương lại thiếu GV giảng dạy thì đây là một nghịch lý. “Để các địa phương miền núi không còn kéo dài tình trạng thiếu hụt GV, tôi nghĩ về lâu dài cần phải có chính sách đào tạo GV người địa phương tại chỗ để bù vào khoảng trống thiếu GV trầm trọng như hiện nay”, ông Điệp đề xuất.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Trà Don (H.Nam Trà My) cũng trong tình trạng thiếu GV trầm trọng do nhiều người nghỉ việc hoặc xin chuyển về đồng bằng, khiến lãnh đạo nhà trường “đau đầu”. “Hiện nay một số GV dạy hợp đồng có mức lương rất thấp nên nhiều người không mặn mà. Chúng tôi cũng mong các cấp, các ngành quan tâm đến việc tuyển dụng GV biên chế hoặc ưu tiên cho những người đã dạy hợp đồng nhiều năm có cơ hội vào biên chế để được cống hiến trí tuệ, sức trẻ cho ngành giáo dục miền núi”, ông Nguyễn Nguyên Bá, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Trà Don, kiến nghị.

Thiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam- Ảnh 2.

Thiếu GV là “bài toán nan giải”. Nhiều năm qua, các địa phương liên tục tuyển dụng song không tuyển đủ chỉ tiêu

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÓ KHĂN, THIẾU GIÁO VIÊN ĐẠT CHUẨN

Toàn huyện miền núi Nam Trà My có 877 biên chế, nhưng hiện còn thiếu hơn 300 GV. Địa phương đã nhiều lần tuyển dụng cũng như “đỏ mắt” tìm GV hợp đồng để lấp khoảng trống nhưng vẫn không được.

Ông Nguyễn Đăng Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT H.Nam Trà My, thừa nhận việc thiếu GV ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học. Câu chuyện thiếu GV là “bài toán nan giải” không chỉ của ngành giáo dục mà còn cả xã hội. Nhiều năm qua, huyện liên tục tuyển dụng song không tuyển đủ chỉ tiêu. Nguyên nhân là môi trường làm việc còn khó khăn, mức lương thấp nên không thu hút nguồn nhân lực. Ngoài ra, thời gian qua chế độ đãi ngộ, chính sách thu hút GV dưới đồng bằng lên chưa thỏa đáng, rất khó để kêu gọi thu hút GV phục vụ cho việc giáo dục miền núi.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, thừa nhận có một thực tế đang diễn ra những năm gần đây là dù địa phương tổ chức thi tuyển nhưng nhiều nơi vẫn không đáp ứng chỉ tiêu đề ra. Theo ông Tường, tình trạng thiếu viên chức giáo dục của tỉnh nói chung và tại một số huyện miền núi nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể, đối với cấp bậc tiểu học, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định của luật Giáo dục năm 2019, theo đó nâng mức chuẩn của GV tiểu học từ trung cấp lên ĐH dẫn đến thiếu do số lượng đăng ký tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu của địa phương, mặc dù năm nào cũng tổ chức thi tuyển.

Riêng đối với các huyện miền núi thì sau thời gian công tác, nhiều GV xin về lại đồng bằng, trong khi nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng, dẫn đến thiếu nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện nay một số trường ở vùng phía đông của tỉnh số lượng học sinh qua các năm tăng cao do dân số cơ học tăng. Mặt khác, đối với các huyện miền núi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đảm bảo nên khó thu hút, giữ chân đội ngũ GV yên tâm công tác lâu dài…

ĐẶT HÀNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Để lấp “khoảng trống” thiếu GV như hiện nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo, phân cấp về cho các địa phương triển khai công tác tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục qua từng năm. Trong trường hợp thiếu GV biên chế thì tiếp tục hợp đồng GV trong số lượng người làm việc được giao để đảm bảo chủ trương “có học sinh thì phải có GV”. “Về lâu dài HĐND tỉnh sẽ ban hành một cơ chế, chế độ, chính sách cho GV miền núi như hỗ trợ thêm kinh phí ngoài lương được nhận để giữ chân họ. Ngoài ra, nhằm góp phần tạo nguồn nhân lực bền vững, lâu dài cho ngành giáo dục, tỉnh đang có chủ trương đặt hàng đào tạo GV cho các trường ĐH sư phạm theo Nghị định 116 của Chính phủ”, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam nói.

Còn hơn 2.000 biên chế chưa sử dụng nhưng vẫn thiếu hơn 1.000 giáo viên

Sở GD-ĐT Quảng Nam cho biết năm 2024, toàn ngành giáo dục được giao tổng cộng 23.741 biên chế, tuy nhiên đến nay mới sử dụng 21.354 biên chế. Hiện toàn tỉnh còn đến 2.387 biên chế chưa sử dụng, trong đó tập trung phần lớn ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS do các địa phương quản lý với 2.273 biên chế. Riêng cấp học THPT chỉ có 114 biên chế chưa sử dụng. Dù vậy, số biên chế giao vẫn còn thiếu 422 chỉ tiêu so với định mức của Quyết định 2428 của UBND tỉnh, còn nếu theo quy định của Bộ GD-ĐT thì thiếu 1.173 chỉ tiêu biên chế.

Tình trạng này cũng diễn ra tại TP.HCM. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện TP chưa sử dụng hết chỉ tiêu so với số biên chế được giao theo quy định trong 2 năm học gần nhất là 2022-2023 và 2023-2024. Cụ thể, tính đến nay số biên chế chưa sử dụng là 8.379 người, trong đó bậc mầm non là 1.192 người; tiểu học 2.787 người; THCS 3.184 người; THPT 938 người; giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên 154 người; giáo dục chuyên biệt 84 người, trung cấp 40 người.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay lý do không sử dụng được hết biên chế là không tuyển dụng được GV phù hợp. Mặc dù nhu cầu về nhân lực rất cấp thiết nhưng các trường học vẫn không thể tuyển đủ số lượng cần thiết do một số vị trí không có ứng viên đăng ký tuyển dụng.

Mỗi năm, trung bình TP.HCM cần tuyển thêm khoảng 5.000 GV cho các bậc học từ mầm non cho đến THPT, nhưng số GV trúng tuyển chỉ đạt khoảng 50% so với nhu cầu, thậm chí có môn học rơi vào tình trạng không có ứng viên.

Mạnh Cường – Bích Thanh




Nguồn: https://thanhnien.vn/thieu-giao-vien-tram-trong-o-quang-nam-185240715180059446.htm

Cùng chủ đề

Học sinh Đà Nẵng hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Năm học 2024-2025 với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”, toàn ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng thực hiện các nội dung chuẩn bị cho năm học mới theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Triển khai các giải pháp tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước để thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi...

Chú ý, bộ đề ôn thi viên chức giáo viên tại Quảng Ngãi đang phát tán trên mạng là lừa đảo

Ngày 12-9, ông Nguyễn Ngọc Thái - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi - cho biết sở chưa phát hành bộ đề ôn thi viên chức ngành giáo dục năm 2024. Bộ đề trên mạng xã hội phát tán là lừa đảo, mọi người cần cảnh giác.Theo đó, ông Thái cho biết chủ tịch UBND tỉnh Quảng...

Bến Tre hơn 250 nghìn học sinh bước vào năm học mới

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Trần Thanh Lâm đến dự khai giảng năm học mới tại Trường tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam). Tại lễ khai giảng, thầy và trò Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày cùng các đại biểu đã được nghe thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi các...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dự khai giảng năm học mới 2024-2025

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đến dự lễ khai giảng tại 9 trường học ở các huyện: Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi nhưng không phát biểu và đánh trống khai trường. Đây là năm thứ hai liên tiếp lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dự lễ khai giảng nhưng không thực hiện nghi thức phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vụ lũ quét ở Làng Nủ: Thêm 3 người mất tích trở về

Chiều nay, lực lượng chức năng đã xác định được 3 mẹ con trong danh sách những người mất tích ở thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, H.Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) trở về. Như vậy, tính đến thời điểm này, khu vực này còn 36 người mất tích. Chiều 13.9, đại diện UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tính đến 16 giờ 15 cùng ngày, đã xác định được 48 người chết, 36 người mất tích trong vụ sạt lở xảy ra...

Bài đọc nhiều

Khởi động Cuộc thi “The Future CEO 2024”

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, sáng tạo và có khả năng thích ứng cao chưa bao giờ lớn đến thế. Trước thực tiễn này, cuộc thi The Future CEO 2024 (Cuộc...

Thủ khoa đầu ra Trường ĐH Luật Hà Nội từng có ý định nghỉ học giữa chừng

Nỗ lực thực hiện ước mơ Khi được hỏi cơ duyên nào khiến bản thân chọn theo học, Minh Tâm cười hiền chia sẻ: “Gia...

Cần đổi mới tư duy giáo dục chứ không phải đồng phục

TPO - Quan ngại về chất lượng giáo dục, Chủ tịch thành phố Buôn Ma Thuột yêu cầu đổi mới tư duy, chứ không phải đổi quần, áo mới. Chiều 11/9, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023–2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024–2025. Theo báo cáo, tính đến cuối năm học 2023-2024, thành phố có 135 trường học từ mầm non đến THCS với...

Cơ sở mầm non đã chậm trễ, thiếu trách nhiệm!

Vụ bé gái 13 tháng tuổi tố bị gãy chân: Bất ngờ với văn bản trả lời của cơ sở mầm nonNgày 12/9, trao đổi với PV Dân Việt, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an...

Ngành sư phạm có cần kỳ thi riêng?

Điểm chuẩn bổ sung ngành sư phạm gần 29 điểmNăm 2024, dù số thí sinh đăng ký nguyện vọng vào ngành sư phạm tăng mạnh, điểm chuẩn cao chót vót nhưng nhiều trường đại học vẫn đang xét...

Cùng chuyên mục

Bà mẹ gây sốt vì gửi thư xin giáo viên miễn bài tập về nhà cho con

Trong một video được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, Cayley, một bà mẹ ba con ở Arizona (Mỹ), cho biết rằng con trai chị đã nhận được một xấp bài dày 15-20 trang, in kín hai mặt giấy, ngay ngày đầu tiên vào mẫu giáo.  Chồng bài này bao gồm tất cả các bài tập cho tháng 8, nhưng khi thấy con trai có vẻ căng thẳng, người mẹ đã quyết định gửi một email nhẹ nhàng...

Nam sinh Hà Nội bị đánh dã man ngay giữa lớp học, nhà trường nói gì?

Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số clip ghi lại cảnh học sinh bị bạn đánh tới tấp vào đầu ngay tại lớp học. Đáng nói, vụ việc xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác nhưng không ai can ngăn, khiến nạn nhân chỉ biết ngồi “chịu trận”. Được biết, sự việc xảy ra tại Trường THCS-THPT Hoàng Diệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngay sau khi các đoạn clip được đăng...

‘Cá ao’ bơi ra biển lớn, có làm thì mới có sai

TPO - Khi đọc xong cuốn sách “Có làm mới có sai” của tác giả Noburu Koyama, Lê Thị Thu Hồng,  hiểu ra rằng trên con đường đi đến thành công, không có chỗ cho những người nhút nhát, rụt rè, lo sợ, chưa làm đã nản, chưa thử đã vội buông. Thực ra phải làm mới có thất bại, có thất bại mới có thành công. Sáng nay, 12/9, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ...

Quỹ phát triển Châu Á trao học bổng 200 học sinh và sinh viên Long An

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Tập đoàn COBI, Chủ tịch Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) Kim Joon IL đến dự. Tại buổi lễ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn COBI CIF (thuộc Tập đoàn COBI) trao 100 suất dành cho học sinh trung học phổ thông, mỗi suất 3 triệu đồng và 100 suất dành cho sinh viên, mỗi suất 5 triệu đồng....

Nhiều trường đại học ở TPHCM kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

TPO - Trước những mất mát, đau thương của đồng bào nhiều tỉnh, thành phía Bắc do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều trường đại học tại TPHCM đã kêu gọi và tổ chức quyên góp với tinh thần “lá lành đùm lá rách” góp phần hỗ trợ người dân vùng bị bão lũ sớm vượt qua mất mát, khó khăn. Ngày 12/9, tại TPHCM, nhiều trường đại học tổ chức phát động...

Mới nhất

Phát hiện ung thư phổi từ triệu chứng đau thắt lưng

Một nam bệnh nhân bàng hoàng phát hiện ung thư phổi ăn mòn đốt sống sau khi đi khám vì triệu chứng đau thắt lưng. Vừa qua, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Gò Vấp tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân đến khám với triệu...

Chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của các phi hành gia tư nhân

Ngày 12/9, các phi hành gia tư nhân trên tàu vũ trụ Crew Dragon cải tiến của Tập đoàn công nghệ không gian SpaceX đã đi bộ ra ngoài không gian, đánh dấu bước...

Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em

Chiều 12/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8/2024. Cử tri bày tỏ chia sẻ, đồng cảm với những thiệt hại, mất mát do...

Mới nhất