Trang chủNewsNhân quyềnNgười làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu


Nghỉ hưu không nghỉ việc

Sau ngày giải phóng, chàng trai người Cơ Tu – Ra Pát A Ray rời quân ngũ trở về quê hương ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế) tham gia công tác xã hội. Từ Bí thư Huyện Đoàn Nam Đông đến Trưởng phòng Văn Hóa, rồi đến Chủ tịch HĐND xã Thượng Long…Dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Trong suốt quá trình công tác, ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, ông trở thành “hạt nhân” trong công tác bảo tồn những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu…

(Bài KH): “Bảo Tàng sống” lưu giữ nét đẹp văn hóa đồng bào Cơ Tu
Nhà Gươl được ông Ra Pát A Ray xây dựng trong khuôn viên nhà mình đã trở thành địa chỉ giao lưu, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu

Theo lời ông chia sẻ, là người con của đồng bào Cơ Tu, ngay từ khi còn công tác, ông đã luôn đau đáu việc giữ gìn văn hóa của dân tộc mình. Ông thường suy nghĩ tự đặt ra câu hỏi, làm sao để nhà Gươl – Biểu tượng của người Cơ Tu không bị mất đi; làm sao để những điệu dân ca, tiếng kèn bè…không bị mai một theo thời gian.

Nghĩ là làm, vào ngày nghỉ, ông tập hợp người trẻ yêu văn văn hóa truyền thống của người Cơ Tu để truyền dạy thổi kèn bè, hát điệu dân ca truyền thống; ông tham gia và gây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở địa phương. Nhờ vậy mà phong trào văn nghệ ở địa phương ngày một phát triển, từ chỗ nguy cơ thất truyền hát dân ca truyền thống, thổi khèn bè, đánh cồng chiêng, thì nay rất nhiều người trẻ biết đánh cồng đánh chiêng, thổi khèn bè, hát dân ca truyền thống.

Năm 2004, ông Ra Pát A Ray về nghỉ hưu theo chế độ, nhưng với ông “nghỉ hưu chứ không nghỉ việc”. Ông lại được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thượng Long. Đặc biệt, kể từ khi ông được đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, người dân suy tôn là Người uy tín ở thôn A Xăng, ông Ra Pát A Ray luôn tiên phong vận động đồng bào tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình để vươn lên thoát nghèo. 

Cùng với đó, ông tích cực vận động đồng bào Cơ Tu xóa bỏ tục thách cưới, tổ chức ma chay kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng tới đời sống kinh tế – văn hóa. Cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang để phù hợp việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Ông cũng tích cực vận động hội viên, Nhân dân tích cực tham gia các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào từ các nguồn lực Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Ông Ra Pát A Ray từng qua nhiều vị trí công tác nên trong vai trò là Người có uy tín ông có nhiều kinh nghiệm để vận động Nhân dân, từ việc  bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống, xóa bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bà con rất tín nhiệm và nghe theo lời ông Ra Pát A Ray khuyên bảo, vận động”.

Nặng lòng với văn hóa đồng bào Cơ Tu

Nhiều năm nay, nhà Gươl – nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa của người Cơ Tu, và cũng là biểu tượng của sự đoàn kết, sức mạnh của người Cơ Tu đã không còn hiện hữu ở các bản làng khiến ông Ra Pát A Ray trăn trở. Ông quyết tâm làm cho nhà Gươl “sống lại” cùng với không gian văn hóa Cơ Tu ngay trong khuôn viên nhà mình.

Không chỉ biết dựng nhà Gươl, Người uy tín Ra Pát A Ray còn biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào Cơ Tu
Không chỉ biết dựng nhà Gươl, Người uy tín Ra Pát A Ray còn biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào Cơ Tu

Theo đó, hành trình 365 ngày dựng nhà Gươl được ông kiên trì thực hiện, từ khâu vẽ phát thảo, rồi tìm kiếm nguyên vật liệu, dựng nhà…; Năm 2010, căn nhà Gươl được ông dựng lên theo kiến trúc đặc trưng của người Cơ Tu, từ mái lợp tranh, các vật dụng đan lát trang trí…, gần như nguyên vẹn mô hình nhà Gươl truyền thống.

Những năm qua, trong khuôn viên nhà Gươl của ông Ra Pát A Ray trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào Cơ Tu, cũng là nơi ông tiếp khách quý đến thăm. Mỗi chiều, sau khi hoàn thành việc nương rẫy, ông Ra Pát A Ray lại ngồi trong Gươl vót tre, chẻ mây đan nong, nia, gùi, giỏ…

Ông Ra Pát A Ray cho biết, ông rất vui và tự hào khi nhà Gươl truyền thống hoàn thành. Đây không chỉ là thỏa mãn tâm nguyện của ông, mà còn góp phần bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu: “Tôi luôn nghĩ, nếu mình không cố gắng gìn giữ, trao truyền thì văn hóa truyền thống của đồng bào mình sẽ mất. Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức, còn khỏe còn làm.”

Ấn tượng nữa là ông Ra Pát A Ray còn có tài chơi trống chiêng, khèn và một số nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu. Trong những năm qua, ông Ra Pát A Ray đã tham gia biểu diễn trống chiêng ở các lễ hội, sự kiện văn hóa và du lịch trong và ngoài tỉnh. Những lúc rảnh rỗi, ông truyền dạy cho thế hệ trẻ Cơ Tu cách đánh trống chiêng, chế tác nhạc cụ và đan lát.

Trong ngôi nhà Gươl của ông Ra Pát A Ray nói riêng và đồng bào Cơ Tu nói chung, ảnh Bác Hồ luôn được đặt ở vị trí trang trọng
Trong ngôi nhà Gươl của ông Ra Pát A Ray nói riêng và đồng bào Cơ Tu nói chung, ảnh Bác Hồ luôn được đặt ở vị trí trang trọng

Ông Ta Rương Mão, công chức Văn hóa – Xã hội xã Thượng Long cho biết: Dù tuổi cao, sức khỏe có phần giảm sút nhưng ông Ra Pát A Ray luôn hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa ở địa phương. Mới đây, ông còn vinh dự đại diện cho huyện Nam Đông tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định năm 2023.

Là người con của đồng bào Cơ Tu, ông Ra Pát A Ray hiểu, yêu và luôn tìm mọi cách để giữ gìn, trao truyền văn hóa của dân tộc mình cho lớp con cháu. Ông chính là “bảo tàng sống” lưu giữ, truyền dạy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu cho thế hệ trẻ hôm nay…

Biểu tượng con hổ trên vách nhà gươl của đồng bào Cơ Tu





Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-lam-song-lai-nha-guol-cua-dong-bao-co-tu-1719219180813.htm

Cùng chủ đề

Nghiên cứu, phục hồi nghi lễ bỏ mả của người Cơ Tu

Vừa qua, Bộ VHTTDL đã có kế hoạch về việc hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng...

Xem những chàng trai, cô gái Cơ Tu ‘có tâm hồn thánh thiện’ tái hiện lễ tạ thần linh

Người dâng lễ vật lên thần linh phải là những chàng trai, cô gái Cơ Tu khỏe mạnh, đẹp người và có tâm hồn thánh thiện, trong sáng được chính già làng chọn ra từ cộng đồng.Sau khi mời thần, dân làng thực hiện nghi thức tạ ơn các vị thần đã ban cho làng bản người Cơ Tu cuộc sống bình...

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao

Một cảm xúc đặc biệt xâm lấn đoàn phóng viên đi thực tế về hai huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam đó là Nam Trà My và Tây Giang do Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức trong những ngày đầu tháng Tám.

Đồng bào Cơ Tu giữ rừng

Luật tục giữ rừngHuyện Tây Giang có hơn 91 nghìn héc ta rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm hơn 70% với nhiều loại gỗ quý hiếm như lim (250 ha), đỗ quyên (430 ha), giổi (300 ha), cùng sự đa dạng về hệ động, thực vật quý hiếm còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Bám sát chỉ đạo từ trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS&MN về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy...

Hành trình nông dân đến doanh nhân của một phụ nữ dân tộc Tày

“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng đưa thương hiệu vịt bầu quê nhà vươn xa đã thôi thúc tôi mỗi ngày…”. Đó là chia sẻ của...

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn

Sau 5 năm triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đời sống đồng bào vùng DTTS và miền núi của Lạng Sơn ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội ở vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể, diện mạo nông thôn vùng DTTS đổi thay rõ rệt.Thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát...

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Sáng 10/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với người dân làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai).Tối 9/11, tại Khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya...

Bài đọc nhiều

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quy chế quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, chế độ làm việc, trách nhiệm của thành viên, cơ quan thường trực... của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát phạm vi cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vừa ký Quyết định số 126/QĐ-BCĐ ngày 5/11/2024 ban hành Quy chế tổ chức và...

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. -Thưa bà, chúng ta đang chứng kiến ​​một kỷ nguyên di chuyển chưa từng có của con người và những thách thức của nó. Bà đánh...

Cùng chuyên mục

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Mới nhất

Ông Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Bám sát chỉ đạo từ trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người...

Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng có thể sẽ không vì vậy mà giảm sút. Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2Phiên đấu giá...

Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đất

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 4 nội dung lớn liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên...

Mới nhất