Trang chủNewsKinh tếNhập khẩu thép tăng kỷ lục, Việt Nam phải làm gì?

Nhập khẩu thép tăng kỷ lục, Việt Nam phải làm gì?


6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép vào Việt Nam cao nhất trong lịch sử, hiện hữu nguy cơ mất thị trường nội địa.

Quan ngại với thép nhập khẩu từ Trung Quốc

Báo cáo mới nhất từ Tổng Cục Hải quan cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 8,2 triệu tấn thép (tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái) với tổng giá trị gần 6 tỷ USD (tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Số nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép là hơn 3,03 tỷ USD, tăng 24,8%.

Còn báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất có thể đạt đến 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn… Và điều đáng lo ngại của ngành thép Việt là đang có nguy cơ bị mất thị trường nội địa do thép nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thép vào Việt Nam. Trong năm 2023, lượng sắt thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc xuất khẩu 45 triệu tấn thép, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Thép Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Riêng 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép hơn 5,4 triệu tấn, tăng 42% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu thép từ Trung Quốc 3,7 triệu tấn, chiếm 68% tổng lượng nhập khẩu.

Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thép, với khoảng 500 nhà máy thép các loại, tổng công suất khoảng 1,17 tỷ tấn thép/năm vào năm 2023. Do nguồn cung thép lớn hơn nhiều so với nhu cầu trong nước, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã bắt đầu bán phá giá thép ở thị trường nước ngoài. Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi làn sóng xuất khẩu thép của Trung Quốc.




Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, xu hướng nhập khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh vừa qua xuất phát từ nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản nguội lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ sắt thép yếu đi. Khi đó Trung Quốc sẽ gia tăng xuất khẩu thép ra nước ngoài. Hiện, Trung Quốc chiếm hơn 1/2 sản thép của thế giới nên chỉ cần thay đổi chiến lược tăng xuất khẩu ra nước ngoài cũng gây nhiều áp lực lên các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Ngay như ở sản phẩm thép không gỉ mà Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá thì Việt Nam đang là 1 trong 10 quốc gia xuất khẩu thép không gỉ lớn nhất của Trung Quốc. Hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 250.000 tấn thép không gỉ, trong đó các doanh nghiệp nội địa bán khoảng hơn 115.000 tấn (khoảng 45%), nhập khẩu 135.000 tấn (khoảng 55%). Trong khi đó, công suất của chỉ riêng 4 nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam hơn 800.000 tấn/năm, gấn hơn 3 lần so với tổng tiêu thụ nội địa.

Thép không gỉ của Trung Quốc đang phải chịu hơn 102 lệnh áp thuế phòng vệ thương mại trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn có thể duy trì được thị phần xuất khẩu thép nói chung và thép không gỉ nói riêng. Nếu Việt Nam dỡ bỏ thuế chống bán phá giá, rất khó có thể ngăn cản được làn sóng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Làm gì để chặn sóng?

Tính đến nay, Việt Nam áp dụng 12/28 vụ phòng vệ thương mại là đối với các sản phẩm thép, chiếm khoảng 46% tổng các vụ phòng vệ thương mại đã từng tiến hành đối với tất cả các loại sản phẩm ở Việt Nam. Các vụ việc chống bán phá giá sản phẩm vừa nêu luôn được Chính phủ và Hiệp hội Thép Việt Nam ủng hộ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị tổn thương bởi các hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Và Trung Quốc luôn là quốc gia bị cáo buộc bán phá giá trong tất cả các vụ kiện chống bán phá giá thép cán nguội, tôn mạ màu, mạ kẽm hay thép không gỉ trước đây.

Ông Phạm Công Thảo, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, WTO có công cụ để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá trên thị trường hay thép nhập khẩu làm ảnh hưởng và tổn hại đến ngành công nghiệp thép trong nước. Công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam còn khá trẻ, do vậy năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Khi thép nhập khẩu tràn vào bán phá giá trên thị trường làm tổn hại đến ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của ngành thép các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn công cụ, giải pháp bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

“Thời gian qua, Chính phủ cũng đã có các chính sách hỗ trợ cho ngành thép. Đặc biệt là các chính sách về phòng vệ thương mại. Chúng ta cũng đã có một số biện pháp phòng vệ thương mại như phôi thép, thép xây dựng, thép không gỉ, tôn mạ màu… gần đây, các doanh nghiệp cũng đặt vấn đề cần áp dụng phòng vệ thương mại với một số sản phẩm mới và tiếp tục duy trì phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm như thép không gỉ”, ông Thảo cho biết.

Chia sẻ tại Talkshow “Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong thế gongj kìm” của Báo Đầu tư, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), ở phần lớn trong các vụ việc phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp đứng đơn kiện yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là biện pháp chống bán phá giá, đã có sự chuẩn bị bài bản, có những công cụ, bằng chứng đáp ứng được các yêu cầu theo pháp luật.

“Theo sự theo dõi của chúng tôi, tất cả các vụ việc phòng vệ thương mại đối với thép thì chưa có vụ nào bị từ chối áp dụng biện pháp thương mại cả. Còn mức độ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đến đâu, mức thuế như thế nào và thời gian bao nhiêu lâu phụ thuộc vào từng loại sản phẩm. Điều này căn cứ vào thực tế là các sản phẩm nhập khẩu bị kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mức độ cạnh tranh không lành mạnh, mức độ bán phá giá, mức độ gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đến đâu sẽ có biện pháp tương ứng”, bà Trang cho biết.

Theo PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Thép là sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Nếu tự chủ được sản xuất trong nước sẽ giúp ổn định thị trường và nền kinh tế. Doanh nghiệp trong nước có lợi thế là ở gần thị trường hơn, nếu bị bán phá giá thì sẽ mất đi lợi thế này. Việc điều tra chống bán phá giá thép sẽ làm cho kinh tế thị trường minh bạch và tích cực hơn.

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, việc bán phá giá thép khiến các doanh nghiệp nội địa sẽ gặp khó khăn lớn, nguồn thu giảm, công ăn việc làm của người dân bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc điều tra chống bán phá giá sẽ bảo vệ sản xuất trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại cũng có thể giúp loại bỏ hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Còn ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì khẳng định, ngành thép là ngành đầu vào cực kỳ quan trọng của kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh. Bản thân sự phát triển của ngành thép cũng là một ngành kinh tế. Tất cả các nước đều có sự nhìn nhận về vai trò của ngành thép là giống nhau. Chính vì sự quan trọng đó, thép cũng là nguyên nhân của các chính sách phòng vệ và bảo hộ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.





Nguồn: https://baodautu.vn/nhap-khau-thep-tang-ky-luc-viet-nam-phai-lam-gi-d220012.html

Cùng chủ đề

Hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn giữ tiền khư khư

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9), không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán nặng nề và buồn tẻ. Với 282 mã giảm và 104 mã tăng trên HoSE, VN-Index giảm 6,23 điểm tương ứng 0,49% còn 1.267,73 điểm. VN30-Index giảm 8,24 điểm tương ứng 0,63%.Trong khi đó, HNX-Index điều chỉnh 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index mất 0,36 điểm tương ứng 0,39%. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với 487 mã...

Thêm hàng trăm triệu cổ phiếu thép đổ bộ sàn chứng khoán

Ngay từ đầu năm 2024, khi mùa ĐHĐCĐ thường niên bắt đầu, hàng loạt doanh nghiệp đã lên kế hoạch phát hành số lượng lớn cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ với khối lượng phát hành tại nhiều doanh nghiệp lên đến hàng trăm triệu cổ phiếu, vốn điều lệ tăng thêm hàng nghìn tỉ đồng.Điển hình như nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và các doanh nghiệp thép cũng không nằm...

Xu hướng tăng trưởng ngành thép chưa chắc chắn

Sản xuất, tiêu thụ thép trong nước đã đón nhiều tín hiệu tích cực hơn, nhưng sự phục hồi này chưa chắc chắn bởi tình trạng cung vượt cầu của một số sản phẩm thép trong nước và sự đổ bộ của thép nhập khẩu. Sản xuất và tiêu thụ thép đang có tín hiệu phục hồi. Tín hiệu sáng dần từ sản xuất, tiêu thụ  Theo...

Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Theo Bộ Công Thương, ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn. Năng lực sản xuất còn hạn chế, Việt Nam tiếp tục là quốc gia nhập siêu về thép. Sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật. ...

Tồn kho của doanh nghiệp ngành thép giảm nhưng vẫn ở mức cao

Theo ghi nhận từ BCTC các doanh nghiệp ngành thép trên sàn chứng khoán, tính đến cuối tháng 6.2024, tổng giá trị tồn kho của các doanh nghiệp thép ước tính vào khoảng 75.000 tỉ đồng, giảm khoảng 7.000 tỉ so với cuối quý trước, nhưng con số này vẫn ở mức cao.Tồn kho ngành thép giảm trong bối cảnh xu hướng giá thép thế giới không thuận lợi, tuy nhiên lượng hàng tồn kho tại các doanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học

TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường họcTổ phản ứng nhanh nhằm xử lý các ổ dịch xuất hiện trong trường học cho đến khi chiến dịch tiêm vắc-xin đạt mức bao phủ trên 95% trẻ từ 1-10 tuổi. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), sau 1 tuần nhập học, trên địa bàn...

Nam Việt sắp trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5%

CTCP Nam Việt (mã ANV - sàn HoSE) lên kế hoạch chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 tháng 10 và thực hiện chi trả vào tháng 12/2024 với tổng số tiền lên tới 66,56 tỷ đồng. Ngày 14/10 tới đây, Nam Việt sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu...

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bãoCác bộ, ngành và địa phương có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Một tuyến đường...

Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng”

Tổng số khu đất đưa ra đấu giá là 14 khu, với tổng diện tích 238.323,36 m2. UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 2023/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024. Mục đích đấu giá các khu đất nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất công theo đúng quy hoạch, kế...

Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũCán bộ nhân viên MobiFone phát huy tinh thần tương thân tương ái, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. Tổng công ty Viễn thông MobiFone vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3). Phát huy...

Bài đọc nhiều

Hồ tiêu ổn định đầu tuần; giá cây sầu riêng giống tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024: Hồ tiêu ổn định đầu tuần Tại các vùng trọng điểm duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua giao dịch quanh mốc 152.000 -156.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 156.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 156.000 đồng/kg chững lại so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư...

Việt Nam mời các đạo diễn Mỹ nổi tiếng dự sự kiện xúc tiến du lịch điện ảnh

Tại họp báo sáng 16/9, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong đánh giá, đây là sự kiện xúc tiến du lịch trọng tâm diễn ra cuối tháng 9/2024 tại San Francisco và Hollywood, California, Hoa Kỳ, với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới”. Sự kiện nhằm mở ra những cơ hội mới để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua điện ảnh; giới...

Bạc thế giới suy giảm nhẹ

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 911.000 đồng/lượng mua vào và 956.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 913.000 đồng/lượng mua vào và 958.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới đang ở mức giá 754.000/ounce mua vào và 759.000/ounce bán ra. Cụ thể thông tin mới nhất về giá bạc hôm nay...

VN-Index “thử thách” trước nhiều sự kiện quan trọng

VN-Index giảm hơn 22 điểm qua 1 tuần giao dịch, loạt nữ lãnh đạo bán mạnh cổ phiếu, thị trường chờ tín hiệu quan trọng, cổ phiếu ACB được kỳ vọng tăng 28%, lịch trả cổ tức. ...

Loại quả chua lè trước cho không ai lấy, nay bán giá 430.000 đồng/kg

Từ cuối tháng 8 đến nay, ngày nào chị Lê Kiều Vân ở Cầu Giấy, (Hà Nội) cũng nhập vài chục cân nhót xanh Đà Lạt về để trả đơn khách đặt. Khách lẻ, chị bán theo set 3 lạng với giá 130.000 đồng/set, tức 1kg nhót xanh có giá lên tới 430.000 đồng.  Với mức giá này, theo chị Vân nhót xanh vượt qua giá của tất cả trái cây nội địa, thành hàng đắt đỏ nhất chợ....

Cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 17/9, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang có văn bản về việc công bố bổ sung địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức tại Hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2924. Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang cho biết, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng...

VN-Index “nhảy múa”, tăng trở lại gần 20 điểm với thanh khoản thấp

VN-Index tăng bật trở lại ngay sau phiên giảm mạnh hôm qua (16/9), trở về vùng 1.260 điểm nhờ vào động thái tích cực từ khối ngoại. Song, thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. ...

Bổ sung nút giao vào Dự án đường cao tốc Biên Hòa

 Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện nay. (Ảnh: PL) ...

Áp dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong chăn nuôi

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh, điển hình là dịch tả lợn Châu Phi, việc quản lý an toàn sinh học đã trở thành yếu tố sống còn. Với những kinh nghiệm quản lý hiệu quả tại Trung Quốc, Muyuan đang hỗ trợ BAF Việt Nam áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu...

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 năm 2024 cả nước nhập khẩu 448.923 tấn phân bón, tương đương 157,53 triệu USD, tăng 5,8% về lượng, tăng 14,9% về trị giá so với tháng trước đó, giảm 4,6% về lượng và giảm 0,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình 350,9 USD/tấn, tăng 8,6% về giá so với tháng 7/2024...

Mới nhất

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 17/9, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang có văn bản về việc công bố bổ sung địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức tại Hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2924. Theo đó, Sở...

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Quyền Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Hun Manet, Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary đã gửi lời cảm thông và chia buồn sâu sắc tới Nhà nước, Nhân dân Việt Nam, đặc biệt tới gia đình những người bị nạn. Campuchia bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ kiên cường vượt...

Tây Ninh bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

  Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trở thành hướng đi chiến lược của tỉnh Tây Ninh nhằm khai thác tiềm năng vùng miền, tạo ra bước phát triển kinh tế. Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát...

Mới nhất