Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngThan trời về thủ tục nhà đất!

Than trời về thủ tục nhà đất!


Ngày 9-8, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và chính quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN về lĩnh vực đất đai và các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở TN-MT.

Bà Nguyễn Thanh Thảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn, cho biết trước năm 2010, DN có 3 khu đất được ký hợp đồng thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2010, DN chuyển thành Công ty TNHH MTV nhưng hợp đồng thuê đất ký vào năm 2009 lại mang tên Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn. Đến năm 2021, khi xử lý các vấn đề giảm tiền thuê đất, gia hạn thời gian thuê đất, cơ quan thuế phát hiện tên trên hợp đồng thuê và con dấu không khớp. Mặc dù DN đã xin chuyển tên nhưng chưa được Sở TN-MT giải quyết, ảnh hưởng đến quyền lợi tổng công ty.

Cũng theo bà Thảo, Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn có một số khu đất đã được phê duyệt thực hiện dự án, công trình đã đưa vào sử dụng. DN làm thủ tục xin cập nhật tài sản vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Sở TN-MT lại bảo chờ ý kiến theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (Nghị định 167).

“Các khu đất đã được phê duyệt phương án tổng thể, đã có quyết định của UBND thành phố cho thuê đất vào năm 2014, đến nay 8 năm chưa được Sở TN-MT ký, một trong những khu đất đó có trụ sở tổng công ty” – bà Thảo nêu.

Than trời về thủ tục nhà đất! - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp nhà nước nêu nhiều vấn đề vướng mắc liên quan tới thủ tục đất đai tại hội nghị sáng 9-8

Ngoài ra, tổng công ty có khu đất tại địa chỉ 203 Bình Quới, vào năm 2020 quận Bình Thạnh có kế hoạch thu một phần diện tích là 400 m2. Sau khi bị thu 400 m2, DN làm thủ tục xin giảm diện tích đất trên diện tích đang thuê, đã gửi hồ sơ nhưng đến nay Sở TN-TM vẫn chưa điều chỉnh giảm, trong khi hằng năm DN vẫn phải nộp thuế theo diện tích cũ. “Hai năm qua, hoạt động văn hóa đã khó lại càng khó khăn thêm vì tiền thuế không giảm, không gia hạn được” – bà Thảo nêu bất cập.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 4 đề nghị xem xét xác định nghĩa vụ tài chính đối với phần đất bổ sung tại dự án khu nhà ở phường 3, quận 4. Cụ thể, dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500, công ty cũng đã nộp 17 tỉ đồng tiền sử dụng đất từ năm 2017 và 22,7 tỉ đồng cho phần diện tích đất tăng thêm gần 2.000 m2. Tuy nhiên, Chi cục Thuế quận 4 cho rằng số tiền trên là tạm tính và đề nghị Sở TN-MT xác định tiền sử dụng đất cho phần đất chênh lệch nhưng từ 2019 đến nay, đã hơn 3 năm, Sở TN-MT vẫn chưa trả lời.

Giải đáp thắc mắc của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 4, Sở TN-MT cho biết đang rà soát hồ sơ liên quan đến việc xác định tiền sử dụng đất đối với khu đất dự án của công ty để hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Tuy nhiên, do việc xác định giá đất cụ thể còn gặp khó khăn, vướng mắc nên việc tham mưu xác định nghĩa vụ tài chính đối với khu đất còn chậm trễ, thời gian kéo dài.

Trong thời gian tới, Sở TN-MT sẽ khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan để thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính tại dự án để công ty hoàn thành nghĩa vụ tài chính, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận cho dự án.

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho rằng tất cả DN nhà nước đang sử dụng nhà và đất đều phải thực hiện theo Nghị định 167 và Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167. Sau đó, mới xử lý theo quy định của Luật Đất đai. Ví dụ vấn đề tên cũ, tên mới, khi đã có quyết định phê duyệt tổng thể, DN phải nộp hồ sơ pháp lý có liên quan để xử lý lại. Cụ thể, DN phải trình lại toàn bộ hồ sơ để cơ quan chức năng có phương án xử lý đúng đối tượng, đúng với cái tên của DN như hiện nay. Về tính tiền thuê đất, tất cả những gì DN đang sử dụng thì ngành thuế vẫn thu theo mục đích và diện tích sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ cho nhà nước.

Với đề nghị của Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn về việc lập lại hợp đồng thuê đất để xử lý cho đúng cái tên, ông Nguyễn Toàn Thắng thừa nhận có lỗi của Sở TN-MT và cả trách nhiệm tổng công ty. Do đó, ông Thắng đề nghị tổng công ty gửi nội dung kiến nghị thật chính xác để sở trả lời cụ thể.

Ông Thắng cho biết thêm sau buổi đối thoại, sở sẽ họp nội bộ để xem việc nào chưa làm tốt, làm chậm để sửa. Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế là quy định pháp luật hiện nay còn chồng chéo, các DN bị điều chỉnh khó khăn thì cơ quan thực thi pháp luật cũng gặp khó. Luật Đất đai ban hành có 25 thông tư, nghị định hướng dẫn, người thực thi phải thuộc hết các nội dung, còn nếu không nắm vững thì nguy cơ làm sai sẽ rất cao.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ cho biết DN đã nộp hơn 3,96 tỉ đồng đề chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện dự án đầu tư xây nhà ở trên diện tích hơn 1.396 m2 tại đường Lê Trọng Mân, thị trấn Cần Thạnh. Sau đó, Ban Đổi mới Quản Lý DN thành phố không cho các DNNN thực hiện dự án xây nhà ở để bán, vậy DN có được nhận lại hơn 3,96 tỉ đồng đã nộp?

Giải đáp vấn đề này, đại diện Sở Tài chính thành phố đề nghị DN phải có văn bản, chứng cứ gửi đến cơ quan đã thu tiền để sở trả lời và giải quyết theo quy định của pháp luật. “Những DN nào thường xuyên đi đòi tiền mà DN đã nộp vào ngân sách, cần phải đeo bám và cần phải được sở, ngành đó trả lời bằng văn bản để DN không bị thâm vốn, không mất quyền lợi” – đại diện Sở Tài chính nói thêm.



Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/than-troi-ve-thu-tuc-nha-dat-20220809212332824.htm

Cùng chủ đề

Cần xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành cổ phần hóa

Theo PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân), cần phải có cơ chế xử lý với tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ này. PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân). Kể từ khi bắt đầu tiến trình CPH, thoái vốn nhà nước vào đầu những năm 2000 đến nay, ông có cho rằng, chưa bao...

Quan điểm mới “cởi trói” cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước

Qua tiếp cận dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các chuyên gia đánh giá cao quan điểm xây dựng luật đã xác lập nguyên tắc: Nhà nước được xác định là một nhà đầu tư vốn đặc biệt tại doanh nghiệp, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. ...

Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại...

Điều kiện người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023, Lâm Đồng sắp điều chỉnh bảng giá đất, Thanh Hóa yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ trên ‘đất vàng”… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Luật đã mở, kiều bào muốn mua nhà đất ở Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Luật Đất đai và Luật Nhà ở mới đây đã mở rộng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cho Việt kiều. Việc này hy vọng sẽ có thêm phân khúc khách mới cho thị trường bất động sản. Tuy có một số thủ tục kiều bào cần lưu ý. Khu cao ốc thương mại đang xây dựng hoàn thiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG Luật Đất đai và Luật Nhà...

Hiểu đúng về việc thu hồi, gia hạn thời gian sử dụng đất

Sợ bị thu hồi đất vì quy định gia hạn sử dụng đấtVừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Tp.HCM đã có văn bản về việc gia hạn thời gian sử dụng đất. Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Lương và thu nhập của người dân hiện khó mua nhà ở xã hội

TPO - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hiện nay, việc xây dựng nhà ở xã hội chưa chú trọng đến việc cân bằng với mức lương và thu nhập của người dân nên phần lớn người dân còn đang khó khăn khi tiếp cận với nhà ở xã hội. Chậm trễ, lúng túng khi thẩm định, phê duyệt Đoàn Giám sát của Quốc hội vừa làm việc với...

Giao đất cho huyện Thường Tín để xây hạ tầng khu đấu giá xã Vạn Điểm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 4731/QĐ-UBND về việc giao 65.795 m2 đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Theo đó, giao 65.795 m2 đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín (đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và...

Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận

Scatec ASA, nhà phát triển năng lượng tái tạo đến từ Nauy vừa cho hay, đã ký thỏa thuận bán Trang trại điện gió Đầm Nại công suất 39 MW cho Sustainable Asia Renewable Assets (SARA). Thông cáo báo chí trên website https://scatec.com/ cho hay, Sustainable Asia Renewable Assets (SARA) là một nền tảng năng lượng tái tạo của Quỹ Chuyển đổi năng lượng...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Cùng chuyên mục

HUD đang kinh doanh ra sao?

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Công ty TNHH (HUD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 với những kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty đạt gần 1.792 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 136,7 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023.Mặc dù vậy, kết quả...

Đấu giá 13 thửa đất tại huyện Phúc Thọ, giá trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 13 thửa đất ở tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc). Phiên đấu giá thu hút tổng số 40 hồ sơ đăng ký tham gia, được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng cho tất cả các thửa...

Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Tỉnh Kiên Giang vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp. Kiên Giang huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Khu công nghiệp Thạnh Lộc Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh...

Tính phương án “hạ ngầm” trên đoạn đường 1.000 tỷ đồng/1,5km

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đang giao đơn vị chức năng xem xét việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật (theo hướng tiêu chuẩn cao hơn hoặc hạ ngầm) khi di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Quảng Nam đang lấy ý kiến về Kế hoạch thực hiện...

Mới nhất

Trấn Thành bị so sánh ngoại hình khi hơn Isaac một tuổi

Thời điểm Isaac nổi tiếng với nhóm nhạc 365 (thành lập năm 2010) thì những Quang Anh Rhyder, Captain, Negav, hay đến cả Dương Domic (sinh năm 2000)... chỉ đang là những cậu bé 9-10 tuổi, còn đang học tiểu học.Số đông dàn thí sinh ở Anh trai say hi đều thua Isaac khá nhiều tuổi, như HIEUTHUHAI...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của...

Những lưu ý quan trọng

Trả lời: Trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là bệnh da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước...

Mới nhất