Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi tôm càng xanh la liệt, cá trắm cỏ to bự ở...

Nuôi tôm càng xanh la liệt, cá trắm cỏ to bự ở ruộng lúa, nuôi lợn, một người Quảng Trị thu 12 tỷ


Đến thăm trang trại tổng hợp của ông Hồ Văn Dương ở tại thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) chúng tôi không khỏi bất ngờ trước cơ ngơi trù phú, được bố trí hợp lí với hồ nuôi cá, trại nuôi lợn nằm giữa những hàng dừa rợp mát. 

Ông Dương tâm sự, xưa nay chẳng ai giàu lên từ cây lúa, củ khoai. Vì vậy, muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương thì phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. 

Nhưng thay đổi cách làm như thế là câu hỏi khó làm ông Dương trăn trở mãi. 

Và rồi với bản tính cần cù, luôn tìm hiểu những cái mới, năm 2003, ông bàn với vợ viết đơn thuê vùng ruộng trũng rộng khoảng 7 ha nằm cách nhà khoảng 1 km để xây dựng mô hình lúa – cá. 

Ông Hồ Văn Dương, nông dân xuất sắc thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) thu hoạch tôm càng xanh trong trang trại tổng hợp của gia đình. Trang trại tổng hợp này vợ chồng ông Dương gây dựng từ việc thuê lại ruộng hoang, ruộng trũng ở địa phương.

“Những ngày đầu lên đây làm trang trại, ai cũng nói vợ chồng tôi có vấn đề bởi đây là mảnh đất hoang hóa, thấp trung, bốn bề cỏ dại, lau lách.

Bỏ ngoài tai, tôi dốc hết vốn liếng, vay mượn thêm người thân thuê máy múc đắp đê bao quanh diện tích được thuê và xây dựng hoàn chỉnh 6 thửa ruộng trồng lúa kết hợp nuôi cá”, ông Dương kể.

Ông Dương cho biết, bao quanh các thửa ruộng là các mương nước rộng từ 6 – 8 m, sâu từ 1 – 1,2 m hình thành từ việc múc đất đắp đê bao được ông thả nuôi các loại cá như cá trắm cỏ, cá mè, cá rô phi. Ở giữa là vùng ruộng bằng phẳng được ông Hồ Văn Dương dùng để trồng lúa.

Trước khi gieo lúa sẽ rút nước thấp hơn mặt ruộng để cá xuống mương. Khi lúa đã xanh tốt thì dâng nước lên cho cá lên giữa ruộng kiếm ăn.

Tuy nhiên, phải tính toán thời gian nuôi hợp lý và dùng lưới để ngăn không cho cá trắm cỏ lên mặt ruộng. Bởi nếu để cá trắm cá lên mặt ruộng thì không còn cây lúa nào sống sót.

Sau khi gặt lúa, ông tiếp tục cho nước vào và chờ một thời gian cho cây lúa tái sinh rồi mới tháo lưới để cá trắm cỏ lên mặt ruộng. Lúc này cá trắm cỏ sẽ ăn toàn bộ cây lúa tái sinh và dọn sạch mặt ruộng. 

Theo ông Dương, mỗi năm ông chỉ trồng một vụ lúa, còn lúa chét (lúa tái sinh) dùng để làm thức ăn cho cá. Đến cuối năm ông kéo lưới chọn những con to đem bán, con nào chưa đủ trọng lượng thì thả lại nuôi tiếp. 

Không những thế, năm 2019, ông còn đưa vào nuôi đối tượng nuôi mới là con tôm càng xanh và xây dựng mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh, cá kết hợp trồng lúa tuần hoàn, khép kín theo hướng canh tác tự nhiên. 

 “Hiện tại, tôm càng xanh được thương lái thu mua tận ruộng với giá 350.000 đồng/kg. Hàng năm tôi thu từ tôm càng xanh khoảng 300 triệu đồng, từ cá khoảng 200 – 250 triệu đồng”, ông Dương cho hay.

Chưa dừng lại ở đó, với bản tính cần cù, ham học hỏi, năm 2010, ông Dương quyết định đầu tư gần 1,7 tỉ đồng xây dựng hệ thống chuồng lạnh chăn nuôi lợn quy mô 1.000 – 1.100 con/lứa theo liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. 

Được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Công ty, chuồng trại chăn nuôi lợn của ông Dương có hệ thống làm mát tự động và đặc biệt là có băng chuyền thức ăn. 

Thay vì phải vác từng bao thức ăn đến từng máng ăn thì ở trại ông Dương, công nhân chỉ cần đổ toàn bộ thức ăn vào bồn chứa, hệ thống băng chuyền sẽ đưa thức ăn đến tận máng ăn của lợn. 

Ông Dương cho biết, mỗi năm ông thả nuôi 2 lứa lợn, trọng lượng xuất chuồng trung bình từ 1,1 – 1,2 tạ/con và được phía Công ty bao tiêu toàn bộ

 

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, ông Dương còn áp dụng công nghệ lọc phân tiên tiến. Theo đó, phân của lợn thải ra được tập trung vào 2 hầm chứa có thể tích 15 m3/hầm, sau đó sử dụng máy hút phân có công suất 20 m3/giờ để lọc phân ra khỏi nước. 

Phần nước thải được đưa vào hầm Biogas làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại trang trại. Phần phân rắn của lợn sau khi lọc được xử lý bằng vôi bột và đưa vào ủ phân vi sinh dùng bón cho lúa, làm thức ăn cho cá. 

“Phân chuồng ủ hoai mục của lợn để bón cho lúa, đồng thời tạo môi trường phù du vi sinh vật làm thức ăn cho cá, tôm. Phân của cá, tôm là nguồn dinh dưỡng cho lúa. Lúa tái sinh làm thức ăn cho cá, tôm. Việc tận dụng nguồn thức ăn của nhau giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất”, ông Dương chia sẻ.

 

Khi được hỏi về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, ông Dương cho biết, ngoài sự cần cù chịu khó thì người nông dân cần phải đổi mới tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đưa những giống cây trồng, con nuôi mới vào sản xuất. 

Yếu tố quan trọng nữa là phải biết áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, trang trại của ông Dương đang duy trì ổn định 6 ruộng nuôi xen canh tôm càng xanh, cá và trồng lúa. 

Hàng năm xuất bán hơn 250 tấn lợn thịt. Từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực không ngừng, ông Dương đã thành công trong chăn nuôi, trồng trọt, làm giàu trên vùng đất trước đây vốn bỏ hoang, với doanh thu hơn 12 tỷ đồng mỗi năm. 

“Khối lượng công việc nhiều nên tôi phải thuê thêm 8 lao động thường xuyên với thu nhập từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ”, ông Dương cho biết thêm.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị)-ông Nguyễn Văn Việt, trang trại của ông Dương là trang trại có quy mô lớn, được đầu tư bài bản và có tính chuyên nghiệp cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đặc biệt, không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Hồ Văn Dương còn tích cực tham gia với Hội Nông dân xã triển khai các buổi hướng dẫn cho các chi hội xây dựng mô hình khép kín trong chăn nuôi và trồng trọt tại địa phương. 

Không những sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình, ông Dương còn hỗ trợ các hội viên nông dân bằng con giống và nguồn vốn cho mượn để cùng nhau phát triển sản xuất. Đồng hành cùng địa phương trong phong trào giúp đỡ hộ nghèo, chương trình làm đường nông thôn tại địa phương và các phong trào của Hội, cũng như với các đoàn thể tại địa phương. 

Gia đình ông Hồ Văn Dương còn hỗ trợ hàng trăm suất quà, mỗi suất từ 200.000 – 500.000 đồng cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên khó khăn. 

Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, ông Dương đã được nhận nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị. Mới đây nhất, ông đã được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023”.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-tom-cang-xanh-la-liet-ca-tram-co-to-bu-o-ruong-lua-nuoi-lon-mot-nguoi-quang-tri-thu-12-ty-20240626195117949.htm

Cùng chủ đề

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng 101 tân sinh viên tỉnh Quảng Trị gặp hoàn cảnh khó khăn

Tổng kinh phí Chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” gần 2 tỷ đồng được Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị” và Công ty Cổ phần Bình Điền-Quảng Trị tài trợ. Mỗi suất học học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt, trong đó có 2 suất...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Hòn đảo đẹp lạ ở Quảng Trị, du khách đến ăn 3 bữa chưa hết 150.000 đồng

Cồn Cỏ không chỉ gây ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, xanh mát mà còn níu chân du khách bởi nhiều món ăn ngon, giá rẻ. Chi phí ăn uống cả 3 bữa có khi chưa hết 150.000 đồng. Nằm cách cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) gần 30km, đảo Cồn Cỏ (hay còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ) là một trong những địa điểm du lịch...

Khám phá vẻ đẹp đảo Cồn Cỏ – Viên ngọc xanh của Quảng Trị

NDO - Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) không chỉ là đảo tiền tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền trung. Đảo Cồn Cỏ nằm cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, gần 30km, còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ. Để tới được Cồn Cỏ, du khách có thể xuất phát từ Cảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ Giám đốc HTX đại điền mong quy hoạch đất đai rõ ràng

Chị Trần Thị Lanh là Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh nông sản Quang Lanh ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, Thái Bình). HTX của chị là 1 trong 63 HTX tiêu biểu do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động và...

7 mỹ nhân nổi bật nhất tại Miss Grand International 2024

Mới đây, một số chuyên trang sắc đẹp quốc tế gây chú ý khi đưa ra bảng dự đoán xếp hạng dự đoán về dàn thí sinh nổi bật nhất tại Miss Grand International 2024. Theo đó, nhiều người đẹp được chuyên trang sắc đẹp quốc tế...

“Vua chuối”, “tỷ phú gà lạnh” đề xuất cơ chế sử dụng một số loại đất

"Vua chuối" miền Tây đề xuất xem xét quy chế thuê đất nông, lâm trườngTrước thềm Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX, chia sẻ với PV Dân Việt, ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (huyện Đức...

Thiên hạ kéo nhau đi đến ở một nơi của Thái Nguyên xem 101 món ăn ngon từ thịt gà đồi

Sôi nổi các hoạt động tại hội thi nấu ăn. Clip: Hà ThanhPhát biểu khai mạc hội thi, ông Nguyễn Xuân Bộ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Khánh khẳng định: Đây là sân chơi để...

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trên 3,7 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp mong muốn được xuất khẩu sang đất nước 1,4 tỷ...

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt NamTheo số liệu của Bộ NNPTNT, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Toàn ngành...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Từ năm 2023 đến tháng 9/2024, MTTQ các cấp ở Yên Sơn đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội gần 3,4 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này và sự hỗ trợ trực tiếp của các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, Huyện đã có 453 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở và 48 hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà ở; hỗ trợ sinh kế cho...

Cà na, bình bát, trái giác rừng, nhãn chài, vô số quả dại ở Tây Ninh, xưa ăn vui, nay nhà giàu thèm

Ðứa nào “mạnh tay, mạnh chân” thì leo lên cây, lựa những nhánh nhiều trái chín đen hái thả xuống.Cây bình bát nặng oằn trái.Khi tôi còn nhỏ, trái cây rất hiếm có. Hồi đó, ở quê tôi, những nhà khá giả, có đất vườn thì...

Khát vọng nâng tầm nông nghiệp Việt

Đại diện cho cộng đồng doanh nhân tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH, đã có bài phát biểu sâu sắc, chia sẻ về khát vọng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai của...

Nhiều tập thể, cá nhân tích cực đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương cùng nhiều lãnh đạo, đại diện các tổ chức đoàn thể. Liên hoan không chỉ là dịp giao lưu văn nghệ mà còn là cơ hội...

Cùng chuyên mục

Nữ Giám đốc HTX đại điền mong quy hoạch đất đai rõ ràng

Chị Trần Thị Lanh là Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh nông sản Quang Lanh ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, Thái Bình). HTX của chị là 1 trong 63 HTX tiêu biểu do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động và...

“Vua chuối”, “tỷ phú gà lạnh” đề xuất cơ chế sử dụng một số loại đất

"Vua chuối" miền Tây đề xuất xem xét quy chế thuê đất nông, lâm trườngTrước thềm Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX, chia sẻ với PV Dân Việt, ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (huyện Đức...

Thiên hạ kéo nhau đi đến ở một nơi của Thái Nguyên xem 101 món ăn ngon từ thịt gà đồi

Sôi nổi các hoạt động tại hội thi nấu ăn. Clip: Hà ThanhPhát biểu khai mạc hội thi, ông Nguyễn Xuân Bộ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Khánh khẳng định: Đây là sân chơi để...

Dự án SAHEP-VNUA mang đến sự đổi thay như thế nào cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Hôm nay, ngày 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.Trao đối với...

Mới nhất

10 câu nói đậm chất Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân vừa được vinh danh trong top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam. Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng...

Nhà trường nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học?

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép....

Lương giáo viên hiện nay rất cao; đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con nhà giáo

TPO - Đề xuất bốc thăm chọn môn thi thứ ba; Đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con nhà giáo; 582 người đạt tiêu chuẩn xét giáo sư, phó giáo sư 2024;... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. Đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con...

Ăn tráng miệng như nhiều loại trái cây, ớt này giúp tăng sinh collagen làm đẹp da, xào hay nhồi thịt đều ngon khó...

Vì sao nên bổ sung ớt ngọt trong bữa ăn?Ớt Sweet Palermo được xếp vào là một trong...

Mới nhất